CTTĐT - Sáng 17/9, tại điểm cầu Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với chủ đề "Vượt qua thử thách, nắm bắt cơ hội, hợp tác phát triển". Hội nghị kết nối đến các điểm cầu địa phương trên cả nước và 80 điểm cầu của doanh nghiệp nước ngoài ở trong và ngoài nước.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, đơn vị liên quan và đại diện doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Việt Nam nhất quán và khẳng định quan điểm coi khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động.
Thời gian qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh và có hiệu quả, trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người lao động; nâng cao trình độ, năng lực sản xuất; ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thủ tướng bày tỏ sự trân trọng, cảm ơn sự đồng hành và đóng góp của các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, chia sẻ với những nhà đầu tư gặp khó khăn do tình hình trong nước và thế giới. Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, chân thành lắng nghe, chia sẻ và nỗ lực giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài. "Thành công của các nhà đầu tư cũng là thành công của Việt Nam, góp phần đề cao chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế, chung tay, chúng sức đồng lòng, vì một Trái đất yên bình và xanh, vì một thế giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, không để ai lại phía sau", Thủ tướng phát biểu.
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Theo khảo sát nhanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thực hiện trong tháng 9/2022, cho thấy những thông tin tích cực về hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể, trên 90% doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính ở mức trung bình và cao. Phần lớn các doanh nghiệp đều bày tỏ sự lạc quan, tin tưởng đối với Việt Nam và cam kết tiếp tục mở rộng đầu tư, kinh doanh lâu dài; trong đó khoảng 66% doanh nghiệp dự kiến mở rộng đầu tư trong năm 2023. 76% doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh của Chính phủ (như về miễn, giảm thuế, phí, bình ổn giá, giấy phép lao động, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách hỗ trợ người lao động, hỗ trợ tiêm vaccine COVID-19…) ở mức trung bình và cao. Trong đó, các chính sách được đánh giá hiệu quả nhất là: miễn, giảm thuế VAT; chính sách về bình ổn giá xăng dầu; cải thiện thủ tục cấp giấy phép lao động và thông quan; chính sách xuất nhập khẩu và hỗ trợ người lao động…
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 52 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 1,8% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh với tổng vốn điều lệ khoảng 4.400 tỷ đồng; có 40 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư/Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đang triển khai hoạt động với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 482,96 triệu USD, tương đương trên 10.866 tỷ đồng đến từ 10 quốc gia. Để thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư “Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội, hợp tác phát triển”, tỉnh đã đề ra các giải pháp cụ thể như: tăng cường, nâng cao chất lượng các hoạt động xúc tiến đầu tư, hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư, tạo môi trường đầu tư cởi mở, minh bạch, thông thoáng để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư và thực hiện đầu tư; thực hiện quyết liệt cải cách hành chính, tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng. Cùng với đó, đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ doanh nghiệp; tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn.
Tại Hội nghị, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đã đưa ra các đánh giá về xu hướng dòng vốn đầu tư trên thế giới và đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; các doanh nghiệp thảo luận về nhận diện thách thức, tận dụng cơ hội để đầu tư, mở rộng đầu tư trong một số lĩnh vực tại Việt Nam. Các địa phương tham luận về thực thi chính sách và chuẩn bị điều kiện để đón dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam…
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương và cảm ơn sự chung tay, đồng hành, đóng góp, chia sẻ và nỗ lực của các nhà đầu tư nước ngoài trong công tác phòng chống dịch, duy trì và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, góp phần cùng Chính phủ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Thủ tướng phát biểu tại hội nghị
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương quán triệt nghiêm túc, triển khai hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tập trung tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng, với phương châm "Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, động lực".
Việc thu hút đầu tư nước ngoài cân đối, hợp lý, linh hoạt trên cơ sở đặc trưng của các địa phương, vùng miền, đảm bảo phù hợp với định hướng, quy hoạch và yêu cầu phát triển theo tinh thần các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát toàn diện các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; có kế hoạch kịp thời, hiệu quả, giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, khắc phục những hạn chế, bất cập trong xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách về hợp tác đầu tư nước ngoài. Cùng với đó, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tốt hơn; đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư và sản xuất kinh doanh.
Ưu tiên phát triển một số lĩnh vực cụ thể thuộc công nghiệp hỗ trợ như chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đa dang hóa chuỗi cung ứng, đổi mới công nghệ... Xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để kết nối, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài.
Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các trung tâm logistics có quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại, ứng dụng kỹ thuật số nhằm đáp ứng nhu cầu cao của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; tập trung nâng cao năng suất lao động, trình độ công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…
Đối với các hiệp hội doanh nghiệp và các nhà đầu tư, Thủ tướng đề nghị tiếp tục giữ vững niềm tin, nêu cao tinh thần hợp tác cùng có lợi, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam; phục hồi sản xuất kinh doanh, tiến tới mở rộng đầu tư. Nghiêm túc tuân thủ luật pháp, điều kiện về phát triển bền vững và các quy định về an ninh - quốc phòng. Đề cao trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường; chú trọng tạo việc làm, sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người lao động; làm tốt công tác an sinh xã hội.
3025 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 17/9, tại điểm cầu Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với chủ đề "Vượt qua thử thách, nắm bắt cơ hội, hợp tác phát triển". Hội nghị kết nối đến các điểm cầu địa phương trên cả nước và 80 điểm cầu của doanh nghiệp nước ngoài ở trong và ngoài nước.Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, đơn vị liên quan và đại diện doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Việt Nam nhất quán và khẳng định quan điểm coi khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động.
Thời gian qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh và có hiệu quả, trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người lao động; nâng cao trình độ, năng lực sản xuất; ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thủ tướng bày tỏ sự trân trọng, cảm ơn sự đồng hành và đóng góp của các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, chia sẻ với những nhà đầu tư gặp khó khăn do tình hình trong nước và thế giới. Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, chân thành lắng nghe, chia sẻ và nỗ lực giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài. "Thành công của các nhà đầu tư cũng là thành công của Việt Nam, góp phần đề cao chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế, chung tay, chúng sức đồng lòng, vì một Trái đất yên bình và xanh, vì một thế giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, không để ai lại phía sau", Thủ tướng phát biểu.
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Theo khảo sát nhanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thực hiện trong tháng 9/2022, cho thấy những thông tin tích cực về hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể, trên 90% doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính ở mức trung bình và cao. Phần lớn các doanh nghiệp đều bày tỏ sự lạc quan, tin tưởng đối với Việt Nam và cam kết tiếp tục mở rộng đầu tư, kinh doanh lâu dài; trong đó khoảng 66% doanh nghiệp dự kiến mở rộng đầu tư trong năm 2023. 76% doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh của Chính phủ (như về miễn, giảm thuế, phí, bình ổn giá, giấy phép lao động, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách hỗ trợ người lao động, hỗ trợ tiêm vaccine COVID-19…) ở mức trung bình và cao. Trong đó, các chính sách được đánh giá hiệu quả nhất là: miễn, giảm thuế VAT; chính sách về bình ổn giá xăng dầu; cải thiện thủ tục cấp giấy phép lao động và thông quan; chính sách xuất nhập khẩu và hỗ trợ người lao động…
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 52 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 1,8% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh với tổng vốn điều lệ khoảng 4.400 tỷ đồng; có 40 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư/Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đang triển khai hoạt động với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 482,96 triệu USD, tương đương trên 10.866 tỷ đồng đến từ 10 quốc gia. Để thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư “Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội, hợp tác phát triển”, tỉnh đã đề ra các giải pháp cụ thể như: tăng cường, nâng cao chất lượng các hoạt động xúc tiến đầu tư, hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư, tạo môi trường đầu tư cởi mở, minh bạch, thông thoáng để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư và thực hiện đầu tư; thực hiện quyết liệt cải cách hành chính, tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng. Cùng với đó, đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ doanh nghiệp; tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn.
Tại Hội nghị, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đã đưa ra các đánh giá về xu hướng dòng vốn đầu tư trên thế giới và đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; các doanh nghiệp thảo luận về nhận diện thách thức, tận dụng cơ hội để đầu tư, mở rộng đầu tư trong một số lĩnh vực tại Việt Nam. Các địa phương tham luận về thực thi chính sách và chuẩn bị điều kiện để đón dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam…
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương và cảm ơn sự chung tay, đồng hành, đóng góp, chia sẻ và nỗ lực của các nhà đầu tư nước ngoài trong công tác phòng chống dịch, duy trì và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, góp phần cùng Chính phủ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Thủ tướng phát biểu tại hội nghị
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương quán triệt nghiêm túc, triển khai hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tập trung tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng, với phương châm "Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, động lực".
Việc thu hút đầu tư nước ngoài cân đối, hợp lý, linh hoạt trên cơ sở đặc trưng của các địa phương, vùng miền, đảm bảo phù hợp với định hướng, quy hoạch và yêu cầu phát triển theo tinh thần các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát toàn diện các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; có kế hoạch kịp thời, hiệu quả, giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, khắc phục những hạn chế, bất cập trong xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách về hợp tác đầu tư nước ngoài. Cùng với đó, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tốt hơn; đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư và sản xuất kinh doanh.
Ưu tiên phát triển một số lĩnh vực cụ thể thuộc công nghiệp hỗ trợ như chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đa dang hóa chuỗi cung ứng, đổi mới công nghệ... Xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để kết nối, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài.
Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các trung tâm logistics có quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại, ứng dụng kỹ thuật số nhằm đáp ứng nhu cầu cao của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; tập trung nâng cao năng suất lao động, trình độ công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…
Đối với các hiệp hội doanh nghiệp và các nhà đầu tư, Thủ tướng đề nghị tiếp tục giữ vững niềm tin, nêu cao tinh thần hợp tác cùng có lợi, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam; phục hồi sản xuất kinh doanh, tiến tới mở rộng đầu tư. Nghiêm túc tuân thủ luật pháp, điều kiện về phát triển bền vững và các quy định về an ninh - quốc phòng. Đề cao trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường; chú trọng tạo việc làm, sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người lao động; làm tốt công tác an sinh xã hội.