CTTĐT - Sáng 23/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Diễn đàn kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2022 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng chủ trì Diễn đàn với Thủ tướng Chính phủ có đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, HTX.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tai Diễn đàn.
Dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Diễn đàn có chủ đề Chuyển đổi số - động lực phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) trong kỷ nguyên mới gắn với thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Các đại biểu dự tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Hiện nay, cả nước có trên 28.200 HTX thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp, công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp; thương mại - dịch vụ, vận tải, xây dựng,… Cả nước cũng đã có 130.760 tổ hợp tác và 120 liên hiệp HTX trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Trong những năm qua, nhiều HTX đã chủ động tiếp cận nhu cầu thị trường, đổi mới cơ sở vật chất nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng sản xuất. Theo kết quả khảo sát: 83,5% HTX đánh giá việc chuyển đổi số là cần thiết; 18,9% HTX đã có kế hoạch với lộ trình thực hiện cụ thể; 68% HTX có sử dụng ít nhất một trong các phương thức giới thiệu và bán sản phẩm trực tuyến qua các website, sàn thương mại điện tử, quảng cáo sản phẩm trên các trang mạng xã hội, trang quảng cáo và bán hàng theo hình thức trực tuyến. Bên cạnh đó, nhiều HTX đã mạnh dạn đầu tư, kết nối sản xuất, tiêu thụ với các HTX cùng loại hình hoặc khác loại hình theo chiều hướng tăng ứng dụng chuyển đổi số, thích ứng đặc biệt trong và sau dịch bệnh COVID-19; nhiều HTX sử dụng các phần mềm ứng dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó, tạo ra những thay đổi trong phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc của thành viên, người lao động trong HTX; góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HTX và mang những giá trị, trải nghiệm mới cho khách hàng.
Đối với tỉnh Yên Bái, với phương châm “Thành công của doanh nghiệp, HTX là thành công của tỉnh”, tỉnh đã luôn quan tâm, ban hành và thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, HTX. Đồng thời, đổi mới toàn diện về tổ chức và hoạt động của các HTX, tổ hợp tác; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường, tăng cường liên kết, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm; tổ chức thực hiện tốt việc liên kết giữa doanh nghiệp và HTX nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đến nay, toàn tỉnh có trên 630 HTX thu hút gần 31.000 thành viên tham gia, tạo việc làm cho khoảng 20.000 lao động và hàng năm đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 38 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái chưa có nhiều HTX ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh; số ít các HTX đã đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại để sản xuất, chế biến các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã làm rõ những khó khăn, thách thức trong công cuộc chuyển đổi số kinh tế hợp tác; việc hoàn thiện thể chế chính sách phát triển kinh tế hợp tác trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và giải pháp để thực hiện chuyển đổi số kinh tế tập thể theo từng lĩnh vực…
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong chuyển đổi số kinh tế tập thể như: tiến trình chuyển đổi số còn chậm, nhiều HTX vẫn chưa xây dựng được chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số cụ thể; năng lực tài chính đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi số của HTX còn hạn chế; công tác số hóa các dữ liệu chính của HTX phần lớn mới chỉ mang tính chất số hóa thông tin; cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể về chuyển đổi số còn ít,… Thủ tướng đề nghị, thời gian tới cần thay đổi nhận thức tư duy trong quản lý kinh tế tập thể; xây dựng cở dữ liệu chuyên ngành HTX và xây dựng các nền tảng hỗ trợ trao đổi hàng hóa của HTX; xây dựng và hoàn thiện thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý cho các HTX hoạt động; các bộ ngành địa phương rà soát các văn bản để kịp thời đề xuất hoàn thiện thể chế; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ HTX; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm và xây dựng chương trình phát triển HTX tổng thể trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, cần xây dựng các mô hình HTX hoạt động hiệu quả, phù hợp, thúc đẩy chuyển đổi số. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số kinh tế hợp tác, HTX.
2808 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 23/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Diễn đàn kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2022 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng chủ trì Diễn đàn với Thủ tướng Chính phủ có đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, HTX.Dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Diễn đàn có chủ đề Chuyển đổi số - động lực phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) trong kỷ nguyên mới gắn với thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Các đại biểu dự tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Hiện nay, cả nước có trên 28.200 HTX thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp, công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp; thương mại - dịch vụ, vận tải, xây dựng,… Cả nước cũng đã có 130.760 tổ hợp tác và 120 liên hiệp HTX trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Trong những năm qua, nhiều HTX đã chủ động tiếp cận nhu cầu thị trường, đổi mới cơ sở vật chất nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng sản xuất. Theo kết quả khảo sát: 83,5% HTX đánh giá việc chuyển đổi số là cần thiết; 18,9% HTX đã có kế hoạch với lộ trình thực hiện cụ thể; 68% HTX có sử dụng ít nhất một trong các phương thức giới thiệu và bán sản phẩm trực tuyến qua các website, sàn thương mại điện tử, quảng cáo sản phẩm trên các trang mạng xã hội, trang quảng cáo và bán hàng theo hình thức trực tuyến. Bên cạnh đó, nhiều HTX đã mạnh dạn đầu tư, kết nối sản xuất, tiêu thụ với các HTX cùng loại hình hoặc khác loại hình theo chiều hướng tăng ứng dụng chuyển đổi số, thích ứng đặc biệt trong và sau dịch bệnh COVID-19; nhiều HTX sử dụng các phần mềm ứng dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó, tạo ra những thay đổi trong phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc của thành viên, người lao động trong HTX; góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HTX và mang những giá trị, trải nghiệm mới cho khách hàng.
Đối với tỉnh Yên Bái, với phương châm “Thành công của doanh nghiệp, HTX là thành công của tỉnh”, tỉnh đã luôn quan tâm, ban hành và thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, HTX. Đồng thời, đổi mới toàn diện về tổ chức và hoạt động của các HTX, tổ hợp tác; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường, tăng cường liên kết, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm; tổ chức thực hiện tốt việc liên kết giữa doanh nghiệp và HTX nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đến nay, toàn tỉnh có trên 630 HTX thu hút gần 31.000 thành viên tham gia, tạo việc làm cho khoảng 20.000 lao động và hàng năm đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 38 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái chưa có nhiều HTX ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh; số ít các HTX đã đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại để sản xuất, chế biến các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã làm rõ những khó khăn, thách thức trong công cuộc chuyển đổi số kinh tế hợp tác; việc hoàn thiện thể chế chính sách phát triển kinh tế hợp tác trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và giải pháp để thực hiện chuyển đổi số kinh tế tập thể theo từng lĩnh vực…
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong chuyển đổi số kinh tế tập thể như: tiến trình chuyển đổi số còn chậm, nhiều HTX vẫn chưa xây dựng được chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số cụ thể; năng lực tài chính đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi số của HTX còn hạn chế; công tác số hóa các dữ liệu chính của HTX phần lớn mới chỉ mang tính chất số hóa thông tin; cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể về chuyển đổi số còn ít,… Thủ tướng đề nghị, thời gian tới cần thay đổi nhận thức tư duy trong quản lý kinh tế tập thể; xây dựng cở dữ liệu chuyên ngành HTX và xây dựng các nền tảng hỗ trợ trao đổi hàng hóa của HTX; xây dựng và hoàn thiện thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý cho các HTX hoạt động; các bộ ngành địa phương rà soát các văn bản để kịp thời đề xuất hoàn thiện thể chế; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ HTX; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm và xây dựng chương trình phát triển HTX tổng thể trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, cần xây dựng các mô hình HTX hoạt động hiệu quả, phù hợp, thúc đẩy chuyển đổi số. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số kinh tế hợp tác, HTX.