CTTĐT - Chiều 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến “Phát triển thị trường khoa học và công nghệ: Đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập”. Đồng chủ trì Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Dự Hội nghị còn có lãnh đạo các bộ, ngành trung ương; lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Các đại biểu dự tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.
Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành có liên quan dự Hội nghị.
Theo Bộ KH&CN, trong thời gian qua, thị trường KH&CN đã được hình thành, từng bước hoàn thiện và đạt một số kết quả nhất định. Hiện nay, cả nước có trên 800 tổ chức trung gian thị trường KH&CN các loại đã được hình thành, trong đó hơn 20 sàn giao dịch công nghệ tại các địa phương, 1 sàn giao dịch vùng duyên hải Bắc Bộ, 1 cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin KH&CN và 1 nền tảng dữ liệu và dịch vụ sở hữu công nghiêp (IPPlatform.gov.vn) đang hoạt động có hiệu quả. Công tác xúc tiến thị trường KH&CN tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh. Giá trị giao dịch hàng hoá KH&CN tăng với tốc độ bình quân đạt 20,9%/năm... Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị trung bình giai đoạn 2016-2020 đạt 12,47%.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị.
Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội và so với trình độ phát triển của một số thị trường khác, thị trường KHCN còn trầm lắng, vận hành còn nhiều rào cản, vướng mắc. Do vậy, phát triển thị trường KH&CN, một cách mạnh mẽ là một trong các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trong bối cảnh cuộc Cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư. Đây cũng là yêu cầu đã được nêu trong các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung phân tích, đánh giá sự vận hành của thị trường khoa học, công nghệ ở Việt Nam; làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của các chủ thể chính của thị trường khoa học, công nghệ; đánh giá sự tương tác, hợp tác, phối hợp giữa các chủ thể này với nhau...
Đặc biệt, các đại biểu tìm câu giải đáp trước thực trạng nhiều kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ của các viện, trường khá dồi dào, nhưng hàng hoá khoa học, công nghệ vẫn rất hạn chế; nhu cầu tiếp thu, hấp thụ, làm chủ công nghệ mới luôn hiện hữu, song không phải doanh nghiệp nào cũng tích cực, hào hứng đầu tư mua sắm hàng hóa khoa học, công nghệ.
Đại diện các bộ, ngành, tổ chức, các nhà khoa học thảo luận về tổ chức trung gian, môi giới, kết nối, thúc đẩy giao dịch, lưu thông hàng hóa khoa học, công nghệ; phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học, công nghệ hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế; về thể chế, cơ chế, chính sách phát triển thị trường khoa học, công nghệ; giải pháp để tăng cường vai trò của Nhà nước trong định hướng, điều tiết và hỗ trợ hiệu quả cho thị trường khoa học, công nghệ phát triển trong thời gian tới...
2840 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến “Phát triển thị trường khoa học và công nghệ: Đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập”. Đồng chủ trì Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Dự Hội nghị còn có lãnh đạo các bộ, ngành trung ương; lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành có liên quan dự Hội nghị.
Theo Bộ KH&CN, trong thời gian qua, thị trường KH&CN đã được hình thành, từng bước hoàn thiện và đạt một số kết quả nhất định. Hiện nay, cả nước có trên 800 tổ chức trung gian thị trường KH&CN các loại đã được hình thành, trong đó hơn 20 sàn giao dịch công nghệ tại các địa phương, 1 sàn giao dịch vùng duyên hải Bắc Bộ, 1 cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin KH&CN và 1 nền tảng dữ liệu và dịch vụ sở hữu công nghiêp (IPPlatform.gov.vn) đang hoạt động có hiệu quả. Công tác xúc tiến thị trường KH&CN tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh. Giá trị giao dịch hàng hoá KH&CN tăng với tốc độ bình quân đạt 20,9%/năm... Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị trung bình giai đoạn 2016-2020 đạt 12,47%.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị.
Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội và so với trình độ phát triển của một số thị trường khác, thị trường KHCN còn trầm lắng, vận hành còn nhiều rào cản, vướng mắc. Do vậy, phát triển thị trường KH&CN, một cách mạnh mẽ là một trong các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trong bối cảnh cuộc Cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư. Đây cũng là yêu cầu đã được nêu trong các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung phân tích, đánh giá sự vận hành của thị trường khoa học, công nghệ ở Việt Nam; làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của các chủ thể chính của thị trường khoa học, công nghệ; đánh giá sự tương tác, hợp tác, phối hợp giữa các chủ thể này với nhau...
Đặc biệt, các đại biểu tìm câu giải đáp trước thực trạng nhiều kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ của các viện, trường khá dồi dào, nhưng hàng hoá khoa học, công nghệ vẫn rất hạn chế; nhu cầu tiếp thu, hấp thụ, làm chủ công nghệ mới luôn hiện hữu, song không phải doanh nghiệp nào cũng tích cực, hào hứng đầu tư mua sắm hàng hóa khoa học, công nghệ.
Đại diện các bộ, ngành, tổ chức, các nhà khoa học thảo luận về tổ chức trung gian, môi giới, kết nối, thúc đẩy giao dịch, lưu thông hàng hóa khoa học, công nghệ; phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học, công nghệ hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế; về thể chế, cơ chế, chính sách phát triển thị trường khoa học, công nghệ; giải pháp để tăng cường vai trò của Nhà nước trong định hướng, điều tiết và hỗ trợ hiệu quả cho thị trường khoa học, công nghệ phát triển trong thời gian tới...