CTTĐT - Trong suốt chặng đường 20 năm triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Yên Bái thông qua hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội đã mang lại hiệu quả thiết thực. Kết quả hoạt động tín dụng chính sách góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Nhiều mô hình kinh tế triển khai hiệu quả nhờ vốn tín dụng chính sách.
Những năm qua, nguồn vốn cho vay trên địa bàn tỉnh Yên Bái không ngừng tăng trưởng đã ngày càng đáp ứng được tốt hơn nhu cầu vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, nhất là từ khi có Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, việc thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đến 31/8/2022, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt trên 4.023 tỷ đồng, tăng trên 3.878 tỷ đồng so với thời điểm năm 2003.
Qua 20 năm hoạt động và xây dựng mạng lưới, đến nay toàn tỉnh Yên Bái có 2.309 tổ TK&VV ở khắp các thôn, bản, khu dân cư trong tỉnh, quản lý 4.001,3 tỷ đồng dư nợ của 80.824 hộ vay.
|
Với phương thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Yên Bái đã phối hợp với các tổ chức Hội, Đoàn thể làm uỷ thác (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) và UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng được trên 2.300 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ở khắp các thôn, bản, tổ dân phố trong tỉnh để chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến người vay, đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách. Đến nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã triển khai 17 chương trình tín dụng chính sách, dư nợ gần 4.018 tỷ đồng.
Với nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi, trong 20 năm qua đã có 443.463 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi. Các khách hàng vay vốn đã đầu tư chăm sóc, cải tạo, trồng mới gần 231 nghìn ha rừng keo, quế, bồ đề..., trên 12 nghìn ha chè, trên 4.400 ha cây ăn quả; mua gần 166.600 con trâu, bò; trên 113.500 con lợn; hàng triệu con giống gia súc, gia cầm khác; mở rộng hàng chục ngàn mét vuông nhà xưởng sản xuất, đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ; làm mới và cải tạo trên 74.200 công trình nước sạch, 72.700 công trình vệ sinh; gần 41 nghìn em học sinh sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập, hỗ trợ 9.165 hộ nghèo làm nhà ở, tạo thêm 26.955 việc làm mới cho người lao động, hỗ trợ trên 1.630 người lao động đi làm việc ở nước ngoài .v.v.
Đưa vốn tín dụng chính sách đến với người dân
Ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái cho biết: "Việc triển khai hoạt động tín dụng chính sách xã hội không những tạo điều kiện về vốn mà còn giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách thay đổi nhận thức, tư duy về kinh tế, từ việc trước đây quen với được nhà nước trợ cấp, cho không, đến nay các hộ dân đã chủ động tham gia vào tổ TK&VV mạnh dạn vay vốn để làm ăn phát triển kinh tế gia đình, tính toán hiệu quả vốn vay, thực hành tiết kiệm để trả nợ gốc và lãi ..."
Gia đình anh Hoàng Trung Dũng ở xã Y Can, huyện Trấn Yên là minh chứng rõ nhất cho việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách. Sau bao nhiêu năm loay hoay với đủ nghề kiếm sống nhưng thu nhập vẫn không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình, anh Dũng quyết tâm làm kinh tế trên chính mảnh đất quê hương mình. Nhận thấy lợi thế đất vườn rộng, anh Dũng đã mạnh dạn tham gia lớp đào tạo nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, sau đó vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đầu tư 30 triệu đồng để mua gà giống về nuôi. Mỗi lứa, gia đình anh nuôi 400 con, mỗi năm bán 2 lứa gà, trừ chi phí gia đình thu lãi trên 50 triệu đồng. Anh Dũng cho biết: "Gia đình tôi đã thoát nghèo từ năm 2021, đó là động lực để thời gian tới, tôi sẽ cố gắng hơn, nếu được Ngân hàng chính sách hỗ trợ tiếp tôi sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình chăn nuôi để có nguồn thu nhập cao hơn, vươn lên làm giàu."
Còn ở vùng cao Mù Cang Chải, đồng bào nơi đây đã dần thay đổi tư duy phát triển kinh tế, không còn trông chờ vào nhà nước mà đã chủ động, mạnh dạn vay vốn để đầu tư chăn nuôi, sản xuất như gia đình ông Hảng Sáy Rùa ở bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải.
Trước đây do hoàn cảnh gia đình nghèo nên ông Hảng Sáy Rùa muốn thực hiện mô hình kinh tế nào cũng khó. Năm 2018, từ nguồn vốn 50 triệu đồng vay của NHCSXH huyện, cộng với quyết chí làm ăn nên cuộc sống gia đình anh đã ổn định, không những thoát nghèo mà còn trở thành hộ khá với thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm nhờ thành công với mô hình chăn nuôi. Đến nay, gia đình ông có 4 con trâu và thường xuyên có từ 10 đến 12 con lợn thịt và nuôi lợn nái để lấy giống tái đàn. Ông Rùa cho biết: "Chỉ cần có quyết tâm thôi thì cái gì mình cũng làm được. Nếu thiếu vốn thì Ngân hàng chính sách xã hội sẽ hỗ trợ miễn sao mình trả nợ đúng hạn, giữ uy tín."
Cán bộ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Mù Cang Chải triển khai chính sách vay vốn ưu đãi tại hộ dân
Có thể khẳng định Nghị định 78 đã thực sự đi vào đời sống của người dân, nhất là người nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giúp tỉnh đạt được những thành tựu quan trọng trong công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương; bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm từ 3- 4%/năm; riêng trong giai đoạn 2016-2020 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 32,21% năm 2016 xuống còn 7,04% năm 2020. Đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn nông thôn mới; có 88/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 3 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.
Ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc NHCSXH Chi nhánh Yên Bái cho biết: "Tiếp nối hành trình 20 năm đồng hành cùng hộ nghèo và các đối tượng chính sách, thời gian tới, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các chương trình, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển tải vốn tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội, qua đó giúp thêm nhiều hộ nghèo được vay vốn ưu đãi để phát triển các mô hình kinh tế, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng."
2260 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong suốt chặng đường 20 năm triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Yên Bái thông qua hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội đã mang lại hiệu quả thiết thực. Kết quả hoạt động tín dụng chính sách góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Những năm qua, nguồn vốn cho vay trên địa bàn tỉnh Yên Bái không ngừng tăng trưởng đã ngày càng đáp ứng được tốt hơn nhu cầu vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, nhất là từ khi có Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, việc thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đến 31/8/2022, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt trên 4.023 tỷ đồng, tăng trên 3.878 tỷ đồng so với thời điểm năm 2003.
Qua 20 năm hoạt động và xây dựng mạng lưới, đến nay toàn tỉnh Yên Bái có 2.309 tổ TK&VV ở khắp các thôn, bản, khu dân cư trong tỉnh, quản lý 4.001,3 tỷ đồng dư nợ của 80.824 hộ vay.
Với phương thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Yên Bái đã phối hợp với các tổ chức Hội, Đoàn thể làm uỷ thác (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) và UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng được trên 2.300 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ở khắp các thôn, bản, tổ dân phố trong tỉnh để chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến người vay, đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách. Đến nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã triển khai 17 chương trình tín dụng chính sách, dư nợ gần 4.018 tỷ đồng.
Với nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi, trong 20 năm qua đã có 443.463 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi. Các khách hàng vay vốn đã đầu tư chăm sóc, cải tạo, trồng mới gần 231 nghìn ha rừng keo, quế, bồ đề..., trên 12 nghìn ha chè, trên 4.400 ha cây ăn quả; mua gần 166.600 con trâu, bò; trên 113.500 con lợn; hàng triệu con giống gia súc, gia cầm khác; mở rộng hàng chục ngàn mét vuông nhà xưởng sản xuất, đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ; làm mới và cải tạo trên 74.200 công trình nước sạch, 72.700 công trình vệ sinh; gần 41 nghìn em học sinh sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập, hỗ trợ 9.165 hộ nghèo làm nhà ở, tạo thêm 26.955 việc làm mới cho người lao động, hỗ trợ trên 1.630 người lao động đi làm việc ở nước ngoài .v.v.
Đưa vốn tín dụng chính sách đến với người dân
Ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái cho biết: "Việc triển khai hoạt động tín dụng chính sách xã hội không những tạo điều kiện về vốn mà còn giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách thay đổi nhận thức, tư duy về kinh tế, từ việc trước đây quen với được nhà nước trợ cấp, cho không, đến nay các hộ dân đã chủ động tham gia vào tổ TK&VV mạnh dạn vay vốn để làm ăn phát triển kinh tế gia đình, tính toán hiệu quả vốn vay, thực hành tiết kiệm để trả nợ gốc và lãi ..."
Gia đình anh Hoàng Trung Dũng ở xã Y Can, huyện Trấn Yên là minh chứng rõ nhất cho việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách. Sau bao nhiêu năm loay hoay với đủ nghề kiếm sống nhưng thu nhập vẫn không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình, anh Dũng quyết tâm làm kinh tế trên chính mảnh đất quê hương mình. Nhận thấy lợi thế đất vườn rộng, anh Dũng đã mạnh dạn tham gia lớp đào tạo nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, sau đó vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đầu tư 30 triệu đồng để mua gà giống về nuôi. Mỗi lứa, gia đình anh nuôi 400 con, mỗi năm bán 2 lứa gà, trừ chi phí gia đình thu lãi trên 50 triệu đồng. Anh Dũng cho biết: "Gia đình tôi đã thoát nghèo từ năm 2021, đó là động lực để thời gian tới, tôi sẽ cố gắng hơn, nếu được Ngân hàng chính sách hỗ trợ tiếp tôi sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình chăn nuôi để có nguồn thu nhập cao hơn, vươn lên làm giàu."
Còn ở vùng cao Mù Cang Chải, đồng bào nơi đây đã dần thay đổi tư duy phát triển kinh tế, không còn trông chờ vào nhà nước mà đã chủ động, mạnh dạn vay vốn để đầu tư chăn nuôi, sản xuất như gia đình ông Hảng Sáy Rùa ở bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải.
Trước đây do hoàn cảnh gia đình nghèo nên ông Hảng Sáy Rùa muốn thực hiện mô hình kinh tế nào cũng khó. Năm 2018, từ nguồn vốn 50 triệu đồng vay của NHCSXH huyện, cộng với quyết chí làm ăn nên cuộc sống gia đình anh đã ổn định, không những thoát nghèo mà còn trở thành hộ khá với thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm nhờ thành công với mô hình chăn nuôi. Đến nay, gia đình ông có 4 con trâu và thường xuyên có từ 10 đến 12 con lợn thịt và nuôi lợn nái để lấy giống tái đàn. Ông Rùa cho biết: "Chỉ cần có quyết tâm thôi thì cái gì mình cũng làm được. Nếu thiếu vốn thì Ngân hàng chính sách xã hội sẽ hỗ trợ miễn sao mình trả nợ đúng hạn, giữ uy tín."
Cán bộ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Mù Cang Chải triển khai chính sách vay vốn ưu đãi tại hộ dân
Có thể khẳng định Nghị định 78 đã thực sự đi vào đời sống của người dân, nhất là người nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giúp tỉnh đạt được những thành tựu quan trọng trong công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương; bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm từ 3- 4%/năm; riêng trong giai đoạn 2016-2020 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 32,21% năm 2016 xuống còn 7,04% năm 2020. Đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn nông thôn mới; có 88/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 3 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.
Ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc NHCSXH Chi nhánh Yên Bái cho biết: "Tiếp nối hành trình 20 năm đồng hành cùng hộ nghèo và các đối tượng chính sách, thời gian tới, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các chương trình, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển tải vốn tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội, qua đó giúp thêm nhiều hộ nghèo được vay vốn ưu đãi để phát triển các mô hình kinh tế, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng."