CTTĐT - Tỉnh ủy Yên Bái vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) trong giai đoạn mới.
Lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh thăm vùng chè nguyên liệu của HTX Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận, Văn Chấn
Mục tiêu của Chương trình hành động nhằm phát triển KTTT năng động, hiệu quả, bền vững, cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân với nhiều mô hình hợp tác, liên kết trên cơ sở tôn trọng bản chất, giá trị và nguyên tắc của KTTT, thu hút ngày càng nhiều nông dân, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức tham gia; góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của các thành viên, hộ gia đình, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững.
Phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh có khoảng 8.400 tổ hợp tác với trên 50.400 thành viên; 1.200 hợp tác xã (HTX) với trên 60.000 thành viên; 02 liên hiệp HTX với trên 10 HTX thành viên; bảo đảm trên 65% tổ chức KTTT của tỉnh đạt loại tốt, khá, trong đó có ít nhất 50% tham gia liên kết theo chuỗi giá trị. Có trên 50 HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; phát triển các chuỗi giá trị nông sản hàng hóa gắn với liên kết sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; đẩy mạnh tham gia vào các chuỗi cung ứng đưa sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.
Đến năm 2045, phấn đấu thu hút tối thiểu 20% dân số của tỉnh tham gia các tổ chức KTTT; mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức KTTT, chất lượng hoạt động ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới; bảo đảm trên 90% tổ chức KTTT hoạt động hiệu quả, trong đó có ít nhất 75% tham gia các chuỗi liên kết. Các tổ chức KTTT đều áp dụng công nghệ, nhất là chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Để đạt được mục tiêu trên, Chương trình hành động đề ra các giải pháp sẽ thực hiện gồm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh đối với phát triển KTTT; nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của KTTT trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát KTTT; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức KTTT; đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với KTTT.
2474 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tỉnh ủy Yên Bái vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) trong giai đoạn mới. Mục tiêu của Chương trình hành động nhằm phát triển KTTT năng động, hiệu quả, bền vững, cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân với nhiều mô hình hợp tác, liên kết trên cơ sở tôn trọng bản chất, giá trị và nguyên tắc của KTTT, thu hút ngày càng nhiều nông dân, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức tham gia; góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của các thành viên, hộ gia đình, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững.
Phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh có khoảng 8.400 tổ hợp tác với trên 50.400 thành viên; 1.200 hợp tác xã (HTX) với trên 60.000 thành viên; 02 liên hiệp HTX với trên 10 HTX thành viên; bảo đảm trên 65% tổ chức KTTT của tỉnh đạt loại tốt, khá, trong đó có ít nhất 50% tham gia liên kết theo chuỗi giá trị. Có trên 50 HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; phát triển các chuỗi giá trị nông sản hàng hóa gắn với liên kết sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; đẩy mạnh tham gia vào các chuỗi cung ứng đưa sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.
Đến năm 2045, phấn đấu thu hút tối thiểu 20% dân số của tỉnh tham gia các tổ chức KTTT; mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức KTTT, chất lượng hoạt động ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới; bảo đảm trên 90% tổ chức KTTT hoạt động hiệu quả, trong đó có ít nhất 75% tham gia các chuỗi liên kết. Các tổ chức KTTT đều áp dụng công nghệ, nhất là chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Để đạt được mục tiêu trên, Chương trình hành động đề ra các giải pháp sẽ thực hiện gồm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh đối với phát triển KTTT; nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của KTTT trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát KTTT; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức KTTT; đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với KTTT.