CTTĐT - Nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái, Văn Chấn là nơi sinh tụ của 23 dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Với tổng diện tích đất tự nhiên lên đến gần 100 nghìn ha, Văn Chấn là cái nôi của nền văn hóa dân gian đặc sắc, là cơ sở của nhiều phong trào đấu tranh cách mạng. 75 năm qua, Đảng bộ huyện Văn Chấn luôn đoàn kết, thống nhất, nỗ lực vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, lãnh đạo nhân dân giành được nhiều thành quả đáng trân trọng trên các mặt phát triển kinh tế - văn hóa xã hội - quốc phòng an ninh.
Các đồng chí lãnh đạo huyện thăm mô hình Mắc ca xen chè tại Gia Hội
Ngược thời gian 75 năm về trước, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng ở Văn Chấn, ngày 16 tháng 1 năm 1947 Tỉnh ủy Yên Bái đã quyết định thành lập Chi bộ cán bộ huyện Văn Chấn, trực thuộc Tỉnh ủy. Đến ngày 30 tháng 9 năm 1947 Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết số 889 chính thức thành lập Đảng bộ huyện Văn Chấn, đồng chí Lê Văn Kim được chỉ định làm Bí thư Huyện ủy. Trong điều kiện vô cùng cấp bách và khó khăn, chính quyền cách mạng còn non trẻ phải đối mặt với cuộc tái chiếm Văn Chấn lần thứ 2 của thực dân Pháp, Đảng bộ huyện đã khẩn trương kiện toàn tổ chức, củng cố, chuẩn bị lực lượng và động viên nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất đóng góp sức người sức của cho tiền tuyến; thực hiện sáng tạo có hiệu quả các chỉ thị của cấp trên, Đảng bộ và nhân dân huyện Văn Chấn đã góp phần cùng với quân và dân cả nước đánh thắng giặc Pháp tại Căng và Đồn Nghĩa Lộ ngày 18 tháng 10 năm 1952, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu.
Sau chiến dịch này Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Văn Chấn được Đảng nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhì, danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ba xã Đại Lịch, Thượng Bằng La và Cát Thịnh được phong tặng danh hiệu anh hùng.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ Đảng bộ chính quyền và nhân dân Văn Chấn đã tích cực khắc phục hậu quả chiến tranh đẩy mạnh xây dựng chính quyền, tăng gia lao động sản xuất lương thực, thực phẩm chi viện cho miền Nam ruột thịt. Với khẩu hiệu “chắc tay cày, vững tay súng” nhân dân các dân tộc của Văn Chấn đã sản xuất và đóng góp được hơn 200.000 tấn lương thực và hàng vạn tấn thực phẩm chi viện cho chiến trường. Đồng thời đã động viên trên 5.000 thanh niên là lên đường nhập ngũ, 4.000 dân công đi phục vụ chiến đấu trong đó có 571 người đã anh dũng hi sinh nhiều người vẫn còn để lại một phần xương máu ở chiến trường. Hòa bình lập lại, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Văn Chấn tiếp tục đoàn kết thống nhất chỉ đạo nhân dân các dân tộc trong việc nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thử thách và giành được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội.
Đồng chí Hoàng Công Dung - Nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn giai đoạn 1981 - 1986, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi chia sẻ: "Tôi nhận thấy 75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Văn Chấn đã giành được những bước phát triển khá toàn diện trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và Quốc phòng an ninh. Có thể nói là 75 năm qua ở Văn Chấn đã diễn ra nhiều cuộc vận động cách mạng, mà các cuộc cách mạng đó đều mang lại hiệu quả hết sức thiết thực cho nhân dân. Điển hình như, những năm 1958 - 1959 chúng ta vận động nhân dân làm ăn tập thể, sau đó là cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới tạo ra những nông trường lớn, góp phần đáng kể thay đổi tư duy nhận thức cũng như đời sống của nhân dân. Sau này các thế hệ cán bộ lãnh đạo hậu duệ cũng tiếp nối truyền thống, lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu phát triển kinh tế quan trọng như việc phát triển vùng cam, vùng chè hay vùng lúa hàng hóa. Trong công nghiệp cũng phát huy được lợi thế về vùng nguyên liệu phát triển các ngành công nghiệp thế mạnh tạo việc làm, nâng cao thu nhập của nhân dân".
Sau ngày đất nước thống nhất và đặc biệt là sau thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Đảng bộ đã động động viên nhân dân khai thác tốt các tiềm năng thế mạnh của địa phương, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và phát triển sản xuất. Trong 15 năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Văn Chấn luôn đạt trên 13%, kinh tế tăng trưởng theo hướng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp.
Bộ mặt nông thôn Văn Chấn ngày càng khởi sắc
Đến năm 2021, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 36 triệu đồng/người/năm. Trong sản xuất nông, lâm nghiệp huyện chủ trương phát triển các vùng chuyên canh sản xuất gắn với thế mạnh của từng vùng; động viên nhân dân làm theo lời Bác Hồ dạy nhân dân Yên Bái “đoàn kết, giúp đỡ nhau, thực hành tiết kiệm, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào canh tác và xóa bỏ các tập quán lạc hậu”.
Huyện đã triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả các Đề án hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp. Qua đó đã góp phần hình thành lên các vùng chuyên canh quế, cây ăn quả có múi, chuyên canh chè và vùng sản xuất lúa hàng hóa. Sau sáp nhập 6 xã và 1 thị trấn vào thị xã Nghĩa Lộ, đến nay huyện có 24 xã thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên trên 100.000 ha. Toàn huyện hiện có trên 8.600 ha quế, trên 2000 ha cam, quýt, 4.600 ha chè và trên 2700 ha lúa nước. Tổng sản lượng lương thực có hạt đến năm 2021 đạt gần 45.000 tấn, sản lượng qủa tươi đạt trên 13.000 tấn, sản lượng chè búp tươi đạt trên 46.000 tấn, tổng đàn gia súc đạt trên 120.000 con. Đặc biệt huyện đã chú trọng tăng cường liên kết 4 nhà giúp nông dân xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm nông sản đặc trưng. Đến nay huyện đã xây dựng 7 chuỗi liên kết giá trị, xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm chè Shan tuyết Suối Giàng và sản phẩm cam quả Văn Chấn.
Song song với triển nông lâm nghiệp Đảng bộ đã chỉ đạo khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp đúng hướng. Nhiều dự án lớn được đầu tư hoàn thành đi vào sản xuất hiệu quả như nhà máy thủy điện Văn Chấn công suất 57 MW, nhà máy tuyển quặng sắt làng Mỵ, nhà máy sản xuất tinh dầu quế Sơn Lương cùng gần 60 công ty, cơ sở chế biến chè, hàng năm đóng góp trên 80 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. Với các giải pháp thu hút đầu tư, quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2015, đạt trên 600 tỷ đồng, năm 2021, đạt trên 1400 tỷ đồng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Thương mại, dịch vụ được các thành phần kinh tế đầu tư phát triển đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Huyện đã tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, mời gọi đầu tư, hợp tác, liên kết để tăng cường tiềm năng du lịch.
Các điểm du lịch sinh thái Suối Giàng, suối nước nóng, bản Hốc, Sơn Thịnh, du lịch cộng đồng, nghĩ dưỡng tại Tú Lệ... được hình thành bước đầu đã thu hút được du khách gần xa. Đặc biệt bước vào nhiệm kỳ mới 2020 - 2025, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai ứng dụng mạnh mẽ việc chuyển đổi số vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tập trung cải cách nền hành chính, công vụ, đẩy mạnh quảng bá du lịch, đưa các sản phẩm nông nghiệp chủ lực lên sàn giao dịch thương mại, điện tử. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực giáo dục, y tế, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân.
Những năm qua Đảng bộ huyện đã huy động và sử dụng tốt các nguồn lực đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở. Với sự đầu tư của Nhà nước cùng nguồn lực xã hội hóa, bộ mặt nông thôn từ vùng thấp đến vùng cao đã không ngừng được cải thiện. Đến nay, 70% các tuyến đường giao thông từ trung tâm các xã đến các thôn bản đã được cứng hóa, góp phần giúp 9 xã cán đích nông thôn mới và 3 xã khác cơ bản hoàn thành, 9 xã khác đã hoàn thành 10 tiêu chí trở lên. Các lĩnh vực y tế giáo dục tiếp tục được quan tâm đầu tư đúng mức. Hiện toàn huyện có 21 đơn vị trường đạt chuẩn Quốc gia về giáo dục, 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục ở 3 cấp học, trên 95% dân số được hưởng bảo hiểm y tế. Các chính sách về an sinh xã hội được thực hiện kịp thời và đúng đối tượng; Văn hóa xã hội được quan tâm, quốc phòng - an ninh luôn được củng cố, tăng cường, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Ông Hà Văn Tích - Đảng viên lão thành ở xã Đại Lịch chia sẻ: "Trước năm 1986 chủ trương của Đảng bộ xã là làm sao để dân có cơm lo, áo ấm. Qua quá trình chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh thâm canh tăng vụ với sự quan tâm đầu tư của Đảng nhà nước đến nay đời sống nhân dân đã được nâng lên rất nhiều. Hạ tầng giao thông, điện, trường học, trạm xá rất khang trang thuận lợi hơn gấp nhiều lần. Có thể nói bây giờ là ăn ngon, mặc đẹp, sống hạnh phúc chứ không còn lo "cơm, áo, gạo, tiền" như trước nữa."
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh trao bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM cho cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Tú Lệ
Đi đôi với phát triển kinh tế, xã hội, Đảng bộ huyện Văn Chấn đã chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và củng cố hệ thống chính trị theo hướng vững mạnh toàn diện. Ban Thường vụ Huyện ủy đã cụ thể hóa các Nghị quyết Trung ương 4 và Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII), gắn với những nội dung của việc “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” vào các mục tiêu, nhiệm vụ hằng năm. Công tác xây dựng Đảng được Huyện ủy chú trọng ở tất cả các mặt Chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Trong quá trình thực hiện, Đảng bộ đặc biệt đến quan tâm đến việc nêu gương của người cán bộ, đảng viên. Thực hiện đảng viên đi trước, làng nước đi sau. Các đồng chí trong cấp ủy huyện luôn thực hiện phong cách “khoa học, gần dân và trọng dân”. Trong các hoạt động của Cấp ủy huyện, định kỳ đều có các chương trình kiểm tra nắm bắt tình hình ở cơ sở để tháo gỡ giải quyết kịp tời những vấn đề phát sinh. Các đồng chí lãnh đạo huyện định kỳ đã đến kiểm tra, giám sát cơ sở và dự sinh hoạt với các chi bộ thôn bản để nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở. Bên cạnh đó công tác kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng cũng được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc góp phần củng cố xây dựng các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh. Các cấp ủy đảng, ngoài việc thường xuyên bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, đã tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Công tác tự phê bình và phê bình được tổ chức thực hiện nghiêm túc, góp phần tích cực, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Từ chi bộ đảng ban đầu chỉ có 3 đảng viên, đến nay Đảng bộ huyện Văn Chấn đã có trên 7.400 đảng viên sinh hoạt ở 52 Chi bộ, Đảng bộ trực thuộc. Bình quân mỗi năm Đảng bộ kết nạp mới trên 300 đảng viên trở lên và có trên 77% số tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh, không có tổ chức cơ sở đảng yếu kém.
Phát huy thành tựu đã đạt được, Đảng bộ huyện Văn Chấn tiếp tục quán triệt triển khai vận dụng sáng tạo các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ta, quyết tâm giữ vững và xây dựng Đảng bộ huyện vững mạnh về chính trị, tư tưởng tổ chức và đạo đức. Tập trung nắm chắc tình hình, khắc phục khó khăn, bổ sung kịp thời các chủ trương giải pháp không ngừng đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tăng cường đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát đôn đốc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức Đảng của các cơ quan đơn vị, cán bộ Đảng viên gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ trình độ năng lực phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Tiếp tục tăng cường đẩy mạnh thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Chỉ thị 05 của Bộ chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tập trung xây dựng Đảng bộ huyện trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức theo tinh thần nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII và phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ, sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân, xây dựng Văn Chấn theo hướng "xanh, hài hòa và bản sắc".
Trải qua 75 năm xây dựng và trưởng thành, trong mỗi thời kỳ Đảng bộ Văn Chấn đã tỏ rõ bản lĩnh vững vàng, sáng tạo, kịp thời tổng kết thực tiễn để ra quyết sách đường lối đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Các thế hệ lãnh đạo huyện Văn Chấn đã luôn nắm vững và vận dụng sáng tạo các chủ trương của Đảng, nghị quyết của cấp vào vào thực tiễn. Họ gương mẫu đi đầu đóng góp, làm dày thêm truyền thống của quê hương Văn Chấn anh hùng. Bước vào thời kỳ hội nhập Quốc tế, tổng kết quá trình đổi mới hình thành nhận thức mới từ thực tiễn Đảng bộ huyện Văn Chấn đang nỗ lực tranh thủ thời cơ huy động mọi nguồn lực chủ động vượt qua khó khăn thử thách phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đặt ra đưa Văn Chấn vững bước đi lên trên con đường đổi mới.
1975 lượt xem
CTV: Trần Van - Quang Sơn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái, Văn Chấn là nơi sinh tụ của 23 dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Với tổng diện tích đất tự nhiên lên đến gần 100 nghìn ha, Văn Chấn là cái nôi của nền văn hóa dân gian đặc sắc, là cơ sở của nhiều phong trào đấu tranh cách mạng. 75 năm qua, Đảng bộ huyện Văn Chấn luôn đoàn kết, thống nhất, nỗ lực vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, lãnh đạo nhân dân giành được nhiều thành quả đáng trân trọng trên các mặt phát triển kinh tế - văn hóa xã hội - quốc phòng an ninh.Ngược thời gian 75 năm về trước, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng ở Văn Chấn, ngày 16 tháng 1 năm 1947 Tỉnh ủy Yên Bái đã quyết định thành lập Chi bộ cán bộ huyện Văn Chấn, trực thuộc Tỉnh ủy. Đến ngày 30 tháng 9 năm 1947 Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết số 889 chính thức thành lập Đảng bộ huyện Văn Chấn, đồng chí Lê Văn Kim được chỉ định làm Bí thư Huyện ủy. Trong điều kiện vô cùng cấp bách và khó khăn, chính quyền cách mạng còn non trẻ phải đối mặt với cuộc tái chiếm Văn Chấn lần thứ 2 của thực dân Pháp, Đảng bộ huyện đã khẩn trương kiện toàn tổ chức, củng cố, chuẩn bị lực lượng và động viên nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất đóng góp sức người sức của cho tiền tuyến; thực hiện sáng tạo có hiệu quả các chỉ thị của cấp trên, Đảng bộ và nhân dân huyện Văn Chấn đã góp phần cùng với quân và dân cả nước đánh thắng giặc Pháp tại Căng và Đồn Nghĩa Lộ ngày 18 tháng 10 năm 1952, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu.
Sau chiến dịch này Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Văn Chấn được Đảng nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhì, danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ba xã Đại Lịch, Thượng Bằng La và Cát Thịnh được phong tặng danh hiệu anh hùng.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ Đảng bộ chính quyền và nhân dân Văn Chấn đã tích cực khắc phục hậu quả chiến tranh đẩy mạnh xây dựng chính quyền, tăng gia lao động sản xuất lương thực, thực phẩm chi viện cho miền Nam ruột thịt. Với khẩu hiệu “chắc tay cày, vững tay súng” nhân dân các dân tộc của Văn Chấn đã sản xuất và đóng góp được hơn 200.000 tấn lương thực và hàng vạn tấn thực phẩm chi viện cho chiến trường. Đồng thời đã động viên trên 5.000 thanh niên là lên đường nhập ngũ, 4.000 dân công đi phục vụ chiến đấu trong đó có 571 người đã anh dũng hi sinh nhiều người vẫn còn để lại một phần xương máu ở chiến trường. Hòa bình lập lại, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Văn Chấn tiếp tục đoàn kết thống nhất chỉ đạo nhân dân các dân tộc trong việc nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thử thách và giành được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội.
Đồng chí Hoàng Công Dung - Nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn giai đoạn 1981 - 1986, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi chia sẻ: "Tôi nhận thấy 75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Văn Chấn đã giành được những bước phát triển khá toàn diện trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và Quốc phòng an ninh. Có thể nói là 75 năm qua ở Văn Chấn đã diễn ra nhiều cuộc vận động cách mạng, mà các cuộc cách mạng đó đều mang lại hiệu quả hết sức thiết thực cho nhân dân. Điển hình như, những năm 1958 - 1959 chúng ta vận động nhân dân làm ăn tập thể, sau đó là cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới tạo ra những nông trường lớn, góp phần đáng kể thay đổi tư duy nhận thức cũng như đời sống của nhân dân. Sau này các thế hệ cán bộ lãnh đạo hậu duệ cũng tiếp nối truyền thống, lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu phát triển kinh tế quan trọng như việc phát triển vùng cam, vùng chè hay vùng lúa hàng hóa. Trong công nghiệp cũng phát huy được lợi thế về vùng nguyên liệu phát triển các ngành công nghiệp thế mạnh tạo việc làm, nâng cao thu nhập của nhân dân".
Sau ngày đất nước thống nhất và đặc biệt là sau thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Đảng bộ đã động động viên nhân dân khai thác tốt các tiềm năng thế mạnh của địa phương, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và phát triển sản xuất. Trong 15 năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Văn Chấn luôn đạt trên 13%, kinh tế tăng trưởng theo hướng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp.
Bộ mặt nông thôn Văn Chấn ngày càng khởi sắc
Đến năm 2021, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 36 triệu đồng/người/năm. Trong sản xuất nông, lâm nghiệp huyện chủ trương phát triển các vùng chuyên canh sản xuất gắn với thế mạnh của từng vùng; động viên nhân dân làm theo lời Bác Hồ dạy nhân dân Yên Bái “đoàn kết, giúp đỡ nhau, thực hành tiết kiệm, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào canh tác và xóa bỏ các tập quán lạc hậu”.
Huyện đã triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả các Đề án hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp. Qua đó đã góp phần hình thành lên các vùng chuyên canh quế, cây ăn quả có múi, chuyên canh chè và vùng sản xuất lúa hàng hóa. Sau sáp nhập 6 xã và 1 thị trấn vào thị xã Nghĩa Lộ, đến nay huyện có 24 xã thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên trên 100.000 ha. Toàn huyện hiện có trên 8.600 ha quế, trên 2000 ha cam, quýt, 4.600 ha chè và trên 2700 ha lúa nước. Tổng sản lượng lương thực có hạt đến năm 2021 đạt gần 45.000 tấn, sản lượng qủa tươi đạt trên 13.000 tấn, sản lượng chè búp tươi đạt trên 46.000 tấn, tổng đàn gia súc đạt trên 120.000 con. Đặc biệt huyện đã chú trọng tăng cường liên kết 4 nhà giúp nông dân xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm nông sản đặc trưng. Đến nay huyện đã xây dựng 7 chuỗi liên kết giá trị, xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm chè Shan tuyết Suối Giàng và sản phẩm cam quả Văn Chấn.
Song song với triển nông lâm nghiệp Đảng bộ đã chỉ đạo khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp đúng hướng. Nhiều dự án lớn được đầu tư hoàn thành đi vào sản xuất hiệu quả như nhà máy thủy điện Văn Chấn công suất 57 MW, nhà máy tuyển quặng sắt làng Mỵ, nhà máy sản xuất tinh dầu quế Sơn Lương cùng gần 60 công ty, cơ sở chế biến chè, hàng năm đóng góp trên 80 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. Với các giải pháp thu hút đầu tư, quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2015, đạt trên 600 tỷ đồng, năm 2021, đạt trên 1400 tỷ đồng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Thương mại, dịch vụ được các thành phần kinh tế đầu tư phát triển đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Huyện đã tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, mời gọi đầu tư, hợp tác, liên kết để tăng cường tiềm năng du lịch.
Các điểm du lịch sinh thái Suối Giàng, suối nước nóng, bản Hốc, Sơn Thịnh, du lịch cộng đồng, nghĩ dưỡng tại Tú Lệ... được hình thành bước đầu đã thu hút được du khách gần xa. Đặc biệt bước vào nhiệm kỳ mới 2020 - 2025, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai ứng dụng mạnh mẽ việc chuyển đổi số vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tập trung cải cách nền hành chính, công vụ, đẩy mạnh quảng bá du lịch, đưa các sản phẩm nông nghiệp chủ lực lên sàn giao dịch thương mại, điện tử. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực giáo dục, y tế, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân.
Những năm qua Đảng bộ huyện đã huy động và sử dụng tốt các nguồn lực đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở. Với sự đầu tư của Nhà nước cùng nguồn lực xã hội hóa, bộ mặt nông thôn từ vùng thấp đến vùng cao đã không ngừng được cải thiện. Đến nay, 70% các tuyến đường giao thông từ trung tâm các xã đến các thôn bản đã được cứng hóa, góp phần giúp 9 xã cán đích nông thôn mới và 3 xã khác cơ bản hoàn thành, 9 xã khác đã hoàn thành 10 tiêu chí trở lên. Các lĩnh vực y tế giáo dục tiếp tục được quan tâm đầu tư đúng mức. Hiện toàn huyện có 21 đơn vị trường đạt chuẩn Quốc gia về giáo dục, 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục ở 3 cấp học, trên 95% dân số được hưởng bảo hiểm y tế. Các chính sách về an sinh xã hội được thực hiện kịp thời và đúng đối tượng; Văn hóa xã hội được quan tâm, quốc phòng - an ninh luôn được củng cố, tăng cường, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Ông Hà Văn Tích - Đảng viên lão thành ở xã Đại Lịch chia sẻ: "Trước năm 1986 chủ trương của Đảng bộ xã là làm sao để dân có cơm lo, áo ấm. Qua quá trình chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh thâm canh tăng vụ với sự quan tâm đầu tư của Đảng nhà nước đến nay đời sống nhân dân đã được nâng lên rất nhiều. Hạ tầng giao thông, điện, trường học, trạm xá rất khang trang thuận lợi hơn gấp nhiều lần. Có thể nói bây giờ là ăn ngon, mặc đẹp, sống hạnh phúc chứ không còn lo "cơm, áo, gạo, tiền" như trước nữa."
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh trao bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM cho cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Tú Lệ
Đi đôi với phát triển kinh tế, xã hội, Đảng bộ huyện Văn Chấn đã chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và củng cố hệ thống chính trị theo hướng vững mạnh toàn diện. Ban Thường vụ Huyện ủy đã cụ thể hóa các Nghị quyết Trung ương 4 và Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII), gắn với những nội dung của việc “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” vào các mục tiêu, nhiệm vụ hằng năm. Công tác xây dựng Đảng được Huyện ủy chú trọng ở tất cả các mặt Chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Trong quá trình thực hiện, Đảng bộ đặc biệt đến quan tâm đến việc nêu gương của người cán bộ, đảng viên. Thực hiện đảng viên đi trước, làng nước đi sau. Các đồng chí trong cấp ủy huyện luôn thực hiện phong cách “khoa học, gần dân và trọng dân”. Trong các hoạt động của Cấp ủy huyện, định kỳ đều có các chương trình kiểm tra nắm bắt tình hình ở cơ sở để tháo gỡ giải quyết kịp tời những vấn đề phát sinh. Các đồng chí lãnh đạo huyện định kỳ đã đến kiểm tra, giám sát cơ sở và dự sinh hoạt với các chi bộ thôn bản để nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở. Bên cạnh đó công tác kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng cũng được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc góp phần củng cố xây dựng các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh. Các cấp ủy đảng, ngoài việc thường xuyên bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, đã tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Công tác tự phê bình và phê bình được tổ chức thực hiện nghiêm túc, góp phần tích cực, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Từ chi bộ đảng ban đầu chỉ có 3 đảng viên, đến nay Đảng bộ huyện Văn Chấn đã có trên 7.400 đảng viên sinh hoạt ở 52 Chi bộ, Đảng bộ trực thuộc. Bình quân mỗi năm Đảng bộ kết nạp mới trên 300 đảng viên trở lên và có trên 77% số tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh, không có tổ chức cơ sở đảng yếu kém.
Phát huy thành tựu đã đạt được, Đảng bộ huyện Văn Chấn tiếp tục quán triệt triển khai vận dụng sáng tạo các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ta, quyết tâm giữ vững và xây dựng Đảng bộ huyện vững mạnh về chính trị, tư tưởng tổ chức và đạo đức. Tập trung nắm chắc tình hình, khắc phục khó khăn, bổ sung kịp thời các chủ trương giải pháp không ngừng đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tăng cường đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát đôn đốc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức Đảng của các cơ quan đơn vị, cán bộ Đảng viên gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ trình độ năng lực phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Tiếp tục tăng cường đẩy mạnh thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Chỉ thị 05 của Bộ chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tập trung xây dựng Đảng bộ huyện trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức theo tinh thần nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII và phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ, sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân, xây dựng Văn Chấn theo hướng "xanh, hài hòa và bản sắc".
Trải qua 75 năm xây dựng và trưởng thành, trong mỗi thời kỳ Đảng bộ Văn Chấn đã tỏ rõ bản lĩnh vững vàng, sáng tạo, kịp thời tổng kết thực tiễn để ra quyết sách đường lối đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Các thế hệ lãnh đạo huyện Văn Chấn đã luôn nắm vững và vận dụng sáng tạo các chủ trương của Đảng, nghị quyết của cấp vào vào thực tiễn. Họ gương mẫu đi đầu đóng góp, làm dày thêm truyền thống của quê hương Văn Chấn anh hùng. Bước vào thời kỳ hội nhập Quốc tế, tổng kết quá trình đổi mới hình thành nhận thức mới từ thực tiễn Đảng bộ huyện Văn Chấn đang nỗ lực tranh thủ thời cơ huy động mọi nguồn lực chủ động vượt qua khó khăn thử thách phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đặt ra đưa Văn Chấn vững bước đi lên trên con đường đổi mới.
Các bài khác
- Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh tổ chức Hội nghị báo cáo viên tháng 9/2022 (30/09/2022)
- Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy tiếp xúc cử tri huyện Trạm Tấu (30/09/2022)
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà tiếp xúc cử tri huyện Văn Yên (30/09/2022)
- Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho các Trưởng Ban, Phó Trưởng các Ban của HĐND cấp xã thuộc thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên và huyện Yên Bình năm 2022 (28/09/2022)
- Yên Bái dự Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023 (28/09/2022)
- Đoàn giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách (27/09/2022)
- Viết tiếp câu chuyện vùng cao (26/09/2022)
- Điểm hoạt động, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh tuần qua (19/9 - 25/9) (26/09/2022)
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (mở rộng) (25/09/2022)
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Khu Di tích lịch sử, văn hoá Quốc gia Căng và Đồn, thị xã Nghĩa Lộ (25/09/2022)
Xem thêm »