Đền Đông Cuông là một trong hai đền lớn ở thượng lưu sông Hồng, đã tồn tại từ lâu đời, tọa lạc tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Năm 1995, UBND tỉnh Yên Bái ra quyết định cho phép nhân dân xã Đông Cuông dựng lại ngôi đền Đông Cuông ngay trên nền của ngôi đền cũ. Năm 2000, đền được UBND tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh. Ngày 22/1/2009, đền được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia tại Quyết định số 296/QĐ-BVHTTDL.
Ngày 3/02/2009, Đền Đông Cuông đã đón nhận bằng công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia
I. Tên Di tích: Đền Đông Cuông
- Tên gọi khác: Đền Thần Vệ quốc; Đông Quang.
II. Loại hình Di tích:
Đền Đông Cuông, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
III. Quyết định công bố Di tích:
Quyết định số 296/QĐ-BVHTTDL ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận đền Đông Cuông, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Bằng xếp hạng Đền Đông Cuông là Di tích Quốc gia
IV. Địa điểm và đường đi đến Di tích:
- Địa điểm phân bố: Thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Đường đi đến Di tích: Cách trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái về phía Tây Bắc 52 km, cách huyện lỵ Văn Yên 18 km về phía Tây Bắc và cách ga Trái Hút 4 km về phía Tây Nam. Đường đi đến Di tích đều rải nhựa, bê tông. Phương tiện du khách đi bằng ô tô, xe máy đến di tích khá thuận lợi.
V. Sơ lược lịch sử và thuộc tính của Di tích:
Đền Đông Cuông là cụm Di tích gồm 4 điểm: Ngoài Đền chính còn có Miếu Cô, Miếu Cậu và Miếu Đức Ông (Miếu Đức Ông tọa bên hữu ngạn sông Hồng đối diện với ngôi Đền Chính về hướng Nam cách 150m đường chim bay thuộc cụm di tích Đền Đông Cuông).
Đền có từ lâu đời, qua sử sách thư tịch được biết Đền có muộn nhất vào đời Lê, được phát triển từ một Miếu cổ (thuộc trung tâm trại Quy Hóa thời Trần); Các thư tịch cổ như Kiến văn tiểu lục, Đại Nam thống nhất chí đều có ghi chép về ngôi Đền Đông Cuông này. Đền và khu vực đền có liên quan đến Đền Ngọc Tháp và Đền Hùng (Phú Thọ).
Đền Đông Cuông sơ khởi là Miếu thờ Đông Quang công chúa do các dòng họ Hà, Hoàng là người Tày Khao sáng lập và thay nhau đảm lãnh công vụ chính quyền, đồng thời là nơi làm việc của Thổ Tù, chức dịch, phiên quan và đảm chức năng “Đinh Trạm” chuyển tống đạt công văn hai chiều giữa triều đình trung ương và cơ sở. Thời Trần tổng dinh Quy Hóa - Hà Bổng và ông Từ (Ngọc Tháp - Quang Sơn) lên trấn giữ biên ải. Hiện nay, trước là Đình, nay là Đền dòng họ Hà quán xuyến bởi tổ phụ của dòng họ Hà là Hà Văn đã từng lãnh đạo địa phương đánh giặc Nguyên - Mông thời Trần. Sử chép tháng 2 năm Đinh Hợi (1287) vua Nguyên - Mông lấy 7 vạn quân, 500 chiến thuyền, 6.000 quân Vân Nam và 1 vạn 5.000 quân ở 4 châu ngoài bể và sai thái tử Thoát Hoan làm đại nguyên soái; A Bát Xích làm Tả Thừa; A Lỗ Xích làm bình trương chính sự; Ô Mã Nhi làm chính sự đem tất cả hơn 30 vạn quân sang tiến đánh nước Nam.
Trước tình thế đó, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông đã sắc phong Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm quốc công tiết chế chỉ huy toàn bộ quân dân Đại Việt kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông. Đạo quân Nguyên - Mông do Nạt Tốc Lạt Đinh chỉ huy chạy ngược theo sông Lô về Vân Nam, khi chạy qua địa phận Phù Ninh (nay là huyện Phong Châu tỉnh Phú Thọ) chúng bị quân dân địa phương do anh em Hà Đặc, Hà Chương đã rút quân lên đánh tận căn cứ núi Chỉ (thuộc tỉnh Phú Thọ), từ trên núi đưa dân binh xông vào đồn quân tiên phong của giặc, tập kích bất ngờ bằng nhiều mưu lược quân sự. Hà Đặc sai người dùng tre đan thành những hình người to lớn cho mặc áo quần như người thật rồi cứ tối thì dẫn ra dẫn vào. Ông lại sai người dùi thủng thân các cây to rồi cắm vào đấy những mũi tên thật lớn, quân giặc trông thấy tưởng rằng đang gặp những người khổng lồ có sức mạnh phi thường bắn thủng cả những cây cổ thụ, hoảng loạn mà không dám đánh.
Quân của Hà Đặc, Hà Chương đuổi giặc tới tận A Lạp thì bị đạo quân đi sau của giặc chặn đánh, Hà Đặc anh dũng hy sinh, Hà Chương bị bắt. Nhân đêm tối lúc sơ hở Hà Chương đã lấy cờ xí và y phục quân giặc trốn về, đem dâng lên triều đình xin dùng cờ và y phục giả làm quân giặc tới doanh trại của chúng, giặc bị tập kích bất ngờ không kịp đề phòng bị quân của Hà Chương đánh từ trong ra. Quân Nguyên - Mông tan vỡ thiệt hại nặng, số sống sót rút chạy về Vân Nam.
Chiến thắng quân Nguyên - Mông lần thứ 2 là một chiến thắng hiển hách, địa danh tiêu biểu Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Cự Đà sẽ mãi còn ghi trong sử sách. Những đóng góp của nhân dân các dân tộc miền núi phía Bắc dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh lỗi lạc: Hà Đặc, Hà Chương thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc.
Theo gia phả của dòng họ Hà “vốn gốc người Tày Khao thuộc dòng Hà Đặc, Hà Chương thời Trần. Nay tụ cư tại An Bồi - Kiến Xương, Thái Bình: Hà Khâm và Hà Chương là hai anh em, khi đánh giặc Hà Chương hăng hái truy kích địch tới vùng Yên Bái đã hy sinh tại đó. Ông được phong hầu là “Bình Nguyên thượng tướng trung dũng hầu”". Tại làng An Bồi còn có một nhà thờ tổ có hai câu đối:
“Thác Nhược tận trung lưu vạn đại
Hải môn chí dũng kỷ thiên thu”.
Tại Ghềnh Ngai, xã Tân Hợp đối diện với Đền còn ban câu đối đá mục còn lưu lại 3 chữ di âm lưu. Các cụ cao niên tại xã Châu Quế Hạ truyền miệng lại: Hà Chương trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông đã đuổi quân Nguyên từ Phú Thọ theo đường sông Hồng lên Yên Bái, tới Châu Quế Thổ (tức Châu Quế Hạ ngày nay), Hà Chương chiêu mộ thêm thổ binh địa phương tiếp tục truy kích địch, đóng bè mây mang ra cắm chốt tại cửa ngòi Thác Nhược. Sau một tuần quân địch lọt vào trận địa mai phục, quân ta từ mọi hướng xông ra phá tan quân địch, trong lúc quyết chiến Hà Chương bị thương nặng và hy sinh, đã được đưa sang sông chôn cất tại cửa thác Nhược Sơn. Hậu duệ của ông đã rước hồn về thờ tại Đền Đông Cuông, các đời vua Lê, Nguyễn nối tiếp gia phong Đền Đông Cuông nơi thờ tự các thủ lĩnh là Đền Thần Vệ Quốc tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, Yên Bái. Qua 5 lần khai quật, giải mã phát hiện nơi đây là một trung tâm phật giáo thời nhà Trần sau khi thắng trận khải hoàn được xây dựng, phải chăng đây là kế sách của nhà Trần nhằm bảo vệ miền biên viễn của Tổ quốc.
(Theo mục cổ tích Trấn Hưng Hóa) sau bị tử trận và được dân làng lập miếu thờ bên ghềnh ngai (thuộc thôn Ghềnh Ngai bên bờ trái thuộc xã Tân Hợp, huyện Văn Yên), vợ ông là Lê Thị và con trai ông là Hoàng Báo khi mất cũng được dân làng thờ bên Ghềnh Ngai và ít lâu sau, ban thờ mẹ và con được di chuyển sang đình cả Đông Cuông (nơi Đền Đông Cuông ngày nay).
Kể từ khi di dời, đình được mở rộng và cải đổi trở thành Đền cụ Lê Quý Đôn thời Hậu Lê đã có ký lục. Sách Đại nam nhất thống chí có định danh là “Đền Thần Vệ Quốc” gọi theo sắc phong. Sự biến cuộc khởi nghĩa Giáp Dần (1913-1914), năm 1914 nghĩa quân Mán quần trắng, Mán đại bản và người Tày, người Nùng tỉnh Yên Bái tổ chức tập hợp lực lượng và nổi dậy năm Giáp Dần tấn công các đồn của Pháp trên địa bàn tỉnh Yên Bái và Lao Cai. Cùng thời gian này, công nhân hỏa xa và thương gia Việt Kiều tại tỉnh Vân Nam - Trung Quốc hưởng ứng lời kêu gọi của Phan Bội Châu và những người Việt Nam quang phục hội, lập hội ái hữu và hội yêu nước ở hải ngoại, bí mật ủng hộ phong trào đấu tranh chống Pháp ở trong nước. Một số đồn binh của Pháp dọc biên giới Việt Trung, địa phận Lao Cai bị nghĩa quân tấn công.
Cuộc nổi dậy thất bại. Do thiếu tổ chức đúng đắn. Chính quyền thống trị Pháp thiết lập, tòa án quân sự đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh… xét xử những chiến sỹ yêu nước, hầu hết bị kết tội tử hình, chung thân hoặc khổ sai lưu đày, một số bị hành quyết lén lút. Nghĩa quân bị sát hại 67 chiến sỹ (Yên Bái 39; Phú Thọ 28).
Trong số 39 người bị bắn ở thị xã Yên Bái hiện biết có 5 người được thờ ở Đền Đông Cuông (đều là dân tộc Tày).
1. Hoàng Văn Cầm - Lý trưởng;
2. Hoàng Văn Thuận (em ruột ông Cầm) - Chánh tổng Đông Cuông;
3. Lương Đình Thân - Phó tổng Đông Cuông;
4. Hà Văn Nới - Thầy mo Đông Cuông;
5. Hà Đình Quang - Cai Bao (vì con tên là Bao);
(Theo Tài liệu do Bảo tàng tỉnh Yên Bái sưu tầm năm 1994)
Một lần nữa nhân dân toàn Tổng Đông Cuông góp sức, của, đón thợ Hà Đông, Nam Định lên đúc tượng đồng và phong vua mẫu, vua con (đúc tượng Hà Chương thờ tại nơi Mộ Ông ở Thác Nhược xã Châu Quế Hạ được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia năm 2006). Tục gọi là Đền Thác Nhược. Như vậy thời Lê hình thành đền Mẫu Đông Cuông “Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn”.
Năm 1924, bà Lái Lộc một nhà buôn lâm sản bỏ tiền riêng xây gạch cho đền Mẫu và sửa miếu Đức Ông bằng gỗ lim.
Năm 1978-1979 nổ ra chiến tranh biên giới phía bắc, Đền dỡ đi để xóa mục tiêu, đồ thờ được thủ từ Hà Văn Giấy cất giữ cẩn thận.
Năm 1982 tình hình tạm yên. Hội người cao tuổi ở thôn Bến Đền đã dựng lại trên nền đền cũ bằng vật liệu tranh tre, nứa lá.
Năm 1995, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ra quyết định cho phép nhân dân xã Đông Cuông, huyện Văn Yên “xây dựng lại ngôi Đền Đông Cuông đúng trên nền ngôi Đền cũ và cũng đã được sự đồng ý của Cục Bảo tồn - Bảo tàng (nay là Cục Di sản Văn hóa) để nhân dân các dân tộc Tây Bắc tôn kính, thờ cúng các vị nhân thần có công trấn ải giữ nước phía Bắc, là điểm giáo dục lịch sử rất có giá trị ở nơi miếu biên niên”.
Năm 2000, Sở Văn hóa Thông tin, Bảo tàng tỉnh Yên Bái (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái) lập hồ sơ trình tỉnh xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh có diện tích trên 17.600 m2.
Đền Đông Cuông khó định danh nhân vật thờ chính cũng chỉ vì tồn tại khá lâu đời (bên cây Đa ngót 800 năm tuổi) và ít điểm thờ tự cho nên nhiều thế kỷ đi đôi với phối thờ nhiều nhân vật nhân thần và nhiên thần có công dựng, giữ nước ở phía Bắc.
Có thể nói đền Đông Cuông hiện còn nguyên giá trị chinh biến của nó. “Đền Thần Vệ Quốc” xin lấy chữ “Thần” để giải thích Thần ở đây là thần dân, xin lấy bản Tuyên ngôn Độc lập của Lý Thường Kiệt. Khi có chinh biến thì giặc ngoại xâm… “chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Ấy là đoàn kết các dân tộc, là sức mạnh mà cổ nhân đã chọn đặt tên cho ngôi đền “Đền Thần Vệ Quốc” là vậy.
VI. Khảo tả Di tích:
Đền Đông Cuông được xây dựng trên một thế đất rộng. Tọa sát bên đôi bờ sông hồng, xung quanh là đồng ruộng và núi rừng bao bọc, không giống những ngôi đền khác trường tồn giữa chốn phồn hoa, cửa nhà san sát mà Đền Đông Cuông “Đông Quang” đã được người xưa chọn phương cắm hướng ngay cấp sa bồi của thế đất vùng “Thượng lưu châu thổ sông Hồng”. Thế đất binh sự - phên dậu nhưng không xa lìa thế nhân, chốn này tĩnh tại nhưng không hề âm u hiu quạnh. Vì vậy ngôi đền ấy mãi mãi sáng trong như đúng tên gọi “Đông Quang” cổ nhân đã đặt. Vậy nên từ xa đã khiến du khách nhận ngay được bóng dáng cây Đa khoảng 800 tuổi cạnh ngôi đền tuy cổ mà không cũ, tuy hiện đại mà mang tính dân tộc cao.
Về kết cấu kiến trúc: Theo dân tộc Tày Khao gọi là đình Đông Cuông với chức năng thờ Mẫu và vị Đại Vương, người Tày cho là Thành hoàng làng là chính, không kiêm nhiệm nhiều chức năng khác và không tập trung thể hiện mỹ thuật. Trang hoàng lộng lẫy, mà chỉ là những vân mây, sóng nước, điểm xuyến đôi hình hoa lá hoa dây. Đền Đuông Cuông có kết cấu hình chữ đinh gồm hai tòa đại bái và hậu cung cấm.
a) Tòa đại bái:
Trước sự ngưỡng mộ của chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân xa gần. Tòa đại bái mới được xây dựng trên nền móng cũ (1995-2002) gồm 3 gian 2 trái làm kiểu quá giang gối đầu, tường cao 5m, nền lát gạch hoa, mái giằng hoành gỗ, cột xi măng giả gỗ cốt thép, toàn mái lợp ngói vẩy Hương Canh… vôi ve nhã nhặn, có diện tích sử dụng 270,5m2, Tam quan cửa thoáng - 10 cửa sổ 02 cửa hậu.
b) Tòa hậu cung cấm:
Gồm một gian trên thượng cung, sàn cách mặt nền 1,80m là nơi đặt hai pho tượng, tượng Mẫu và tượng cao quan Đại Vương người Tày Khao ở đây gọi là Quang Hoàng Báo được nối liền với gian giữa của tòa đại bái có tổng diện tích 42m2 dựng kiểu mái xiên đổ xi măng lợp ngói mũi hài Hương Canh - chịu lực ở tường.
Qua bố trí kết cấu khung và ở tòa cung cấm là dạng đình ở trên mang dáng dấp kiến trúc của thời Nguyễn với lối sử dụng cổ truyền có hiệu quả. Đây là nét điển hình nghệ thuật kiến trúc cổ dân gian mà tới hôm nay dù xây dựng có công nghệ kỹ thuật hiện đại song vẫn ứng dụng kiểu hệ thống cổ truyền này, chỉ có điều biến dạng vị trí đi với một tên gọi khác “con sơn” mà ta thường bắt gặp.
VII. Các hiện vật trong Di tích
1. Tòa hậu cung cấm:
Do sự biến thiên của lịch sử, ngôi đền cổ xưa không còn nguyên vẹn về nhân vật thờ cúng như hình thức.
Tòa hậu cung còn bảo lưu hai pho tượng đồng cỡ lớn, một pho tượng mẫu, một pho là quan Hoàng Báo. Tuy mỗi pho tượng có một sự tích kích cỡ khác nhau. Song đều được tạo dáng hài hòa (đường sơn viết thiếp bên ngoài ăn nhập với nội dung bên trong của từng pho tượng bài trí theo thể thức nam tả - nữ hữu).
Nói đến Mẫu chúng ra tự hiểu giản đơn là người mẹ, song là người mẹ của vũ trụ, của toàn thể nhân loại, là tối thượng thần chi phối đến tư duy của toàn thể nhân loại. Trong đó có người Việt nói chung và người Tày Khao nói riêng, Mẫu là một lực lượng siêu đẳng là hiện thân của một sự kính trọng, là nguồn của cải vô biên, là linh hồn của vũ trụ, từ mẹ mà muôn vật nảy sinh - muôn loài tồn tại.
a) Tượng Mẫu
Mình cao 0,75 m đầu đội mũ nhài dát vàng mặt nguyệt, môi son, dải mũ chùm tận chấm vai, tai to chảy, mình khoác áo vàng hoặc xanh hoặc đỏ (theo tứ mùa) cổ cao 3 ngấn, đeo vòng hạt, tay đặt nhẹ lên đùi (một tay úp một tay ngửa quay vào hướng bụng, miếng thoáng mỉm cười phúc hậu).
Ngai đặt tượng Mẫu: Tượng Mẫu được đặt trên một ngai rộng 0.88 m, dài 1m gồm 3 tầng.
* Phần bệ ngai:
Ở chính chạm nổi hổ phù, miệng càm chữ Thọ, có hai mắt sáng, sừng và tai dô ra, được trang trí rồng lượn vân mây xoắn, chạm bong thủng hình rồng, có vây uốn lượn, chân cuộn đao thẳng vút lên, đầu có bờm tóc hắt ngược về phía sau:
* Phần thân ngai:
Chính giữa chạm nổi hình rồng, lưng cõng chữ Thọ, đầu ngoảnh về phía sau, bốn chân ở thế phi nhanh, phía trên có trạm nổi hình hổ phù, miệng há rộng, đuôi ngheo, sừng nai, tai thú, trán kiểu lạc đà, chầu hai bên hổ phù là rồng đang vờn trong những áng mây.
* Phần tay ngai:
Tứ thân ngai vươn ra tới đầu rồng dài 0.60m, đầu rồng vươn ra xa, miệng há rộng ngậm viên ngọc quý, đôi mắt lồi đen trắng dữ tợn, hai bên thành ngai có 6 con tiện thắt tròn trạm nổi hình rồng bay lên, toàn thân sơn son thiếp vàng.
Đây là lô ngai khá đẹp, trạm trổ tinh vi, trau chuốt tạo vẻ chắc chắn nhưng duyên dáng, thanh thoát.
b) Tượng quan Hoàng Báo
Pho tượng cao 0,75 m (bài trí nam tả, nữ hữu trong cung cấm) toàn ngai trạm trổ tương tự ngai tọa của Mẫu có phần nhỏ hơn một chút về số đo, hai bên được bố trí hai thanh kiếm vỏ trạm nổi rồng. Tượng mình khoác áo vàng (khi mở hội) ngày thường mặc áo chàm xanh, trang trí trên lụa hình chữ Thọ vân mây trên dải lụa, tư thế ngồi thiền, đầu tọa khăn xếp, lúc thì đội mũ cánh chuồn (khi mở hội), hai tai to chảy, hai tay đặt nhẹ lên đùi, một tay úp, một tay ngửa chỉ về hướng bụng, miệng hơi mỉm cười nhân từ phúc hậu. Tượng được tạo dáng nhân từ đôn hậu, song cũng toát lên dáng hình cương trực hiển ứng linh thiêng của vị quan Hoàng báo nơi đất phên dậu mà người đời vẫn truyền tụng rằng:
Đằng trước có án lư hương
Đằng sau lại có hai rồng vắt ngang
Hai thanh đoản kiếm rõ ràng
Đất vàng văn võ song toàn chẳng sai
2. Tòa Đại Bái:
* Không gian tòa Tiền đường được bố trí 4 ban phủ tòa thờ:
- Tòa ngũ vị Tiên Ông
- Ban Trần triều
- Phủ Sơn trang
- Tòa công đồng chúa
* Bộ bát bửu (8 vật quý gồm):
- Quả cầu to
- Cái bút
- Cái quạt hình quả vả
- Ống sáo
- Giỏ hoa
- Thanh kiếm
- Cái phất trần
- Bàn cờ
Những thứ quý trên đây gắn với quan niệm nho học: Lãng hoa biểu hiện hạnh phúc; ống sáo, quạt quả vả biểu hiện phong lưu; hòm sắc bút lông biểu hiện học thức, phất trần dũng khí - đạo đức, mỗi thứ bát bửu được tạo mảng, trạm bong, nổi, thủng, đẹp. Về điêu khắc tốt bền về chất liệu đặt trên một cán dài, sơn son thiếp vàng, cắm vào hai cái giá đặt hai bên, trước ban thờ ngũ vị Tiên Ông.
a) Ban thờ ngũ vị tiên ông
Lịch sử cho hay: Tại tổng Đông Cuông có 114 nghĩa quân tham gia vào cuộc khởi nghĩa năm Giáp Dần (1913-1914) trong đó có 5 vị thủ lĩnh người Tày Khao đã lập được chiến công trong hai năm, chống thực dân Pháp xâm lược. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại (do tự phát - non trẻ) và ít nhiều mang màu sắc mê tín vài thủ lĩnh đa số là thầy mo. Song một mặt giải tỏa được chính sách chia rẽ hiềm khích lẫn nhau trong cộng đồng người dân tộc và tạo nên sự đoàn kết chống kẻ thù chung, một lòng yêu quê hương nương rẫy ruộng vườn. Nhân dân người Tày Khao nơi đây trân trọng sự hy sinh ấy, 5 vị có nhiều công trạng đã tôn thành Ngũ Vị Tiên Ông và tạc tượng tôn thờ, đặt trong đền và coi đền là đình của họ (đình Đông Cuông). Giáo sư Trần Lâm Biền và Trần Quốc Vượng cũng gọi như vậy, và đặt cùng đền với quan Thống Chế Đại vương. Đến Đông Cuông cũng gọi là đình của người Tày Khao và thờ cả Ngũ Vị Tiên Ông của người Tày.
Tượng 5 vị Tiên Ông cao 0,62 m đều nhau, đầu đội mũ cánh chuồn, sơn son dát vàng, tai to, mặt đỏ, râu dài, diện mạo oai linh, dáng hình võ tướng, hai tay năm vị ở tư thế khác nhau, tượng ngồi, áo tạc liền tượng, chân đi giày cong, tượng được tạo dáng như khi xưa, đương suy nghĩ thảo bàn cách lược binh sự, cũng như chọn đường đẻ điều khiển nghĩa quân phá thế giặc cường.
* Tóm lại:
Tượng ngũ vị Tiên Ông được thể hiện khá trọn vẹn chân dung các vị thủ lĩnh dũng cảm, đó chính là hình ảnh thu nhỏ về cuộc khởi nghĩa Dao - Tày trong hai năm trước khi Đảng ra đời, đó chính là cơ sở tinh thần đoàn kết tham gia cách mạng, giải phóng quê hương sau này mà sử sách còn lưu truyền là thế.
b) Ban Trần triều (thờ vọng)
Với sự ngưỡng mộ, để tỏ lòng biết ơn vị tướng Trần Hưng Đạo có công trạng và tài thao lược trận mạc đã nhập tượng về thờ tại đền, tượng Trần Hưng Đạo khá to uy nghi, khuôn mặt phúc hậu song cũng toát lên vị tướng tài ba thao lược. Tượng cao 0,90 m, đầu đội mũ cánh chuồn, sơn đỏ thiếp vàng, khoác áo vàng chân đi hài cong tả hữu hai bên là hai công chúa ngồi chầu (là hai người con gái của Hưng Đạo Vương và cũng được tạc tượng khá đẹp).
c) Phủ sơn trang
Với 12 pho tượng được tạc khác nhau chau chuốt, tỉ mỉ xuất hiện gần đây, khi chợ búa buôn bán phát triển, với quan niệm rừng vàng, buôn bán kiếm ra tiền nên Mẫu Thượng được tách ra thành một ban thờ trang trọng. Trong đó pho tượng nhị vị Thánh Mẫu sơn trang được đặt ở bệ cao nhất (0,90m) miệng cười phúc hậu và 11 pho tượng đứng chầu xung quanh theo kiểu tam cấp.
d) Tòa công đồng chúa
Theo quan niệm của người Tày Khao ở đây, khi tòa sơn trang phát triển tách Mẫu - Tiên cô đệ nhất còn gọi là đệ nhị Vương Cô. Pho tượng đứng khá đẹp trạm trổ tinh vi, mềm mại. Tượng cao 0,60m đầu đội mũ nhài, dát vàng, cổ đeo tràng hạt.
e) Đại Tự (4 bức)
Bốn bức Đại Tự dài 1m30, rộng 0,50m, ở 4 cạnh được kẻ thành và trạm nổi thiếp vàng hình rồng, nền gốm hoa cúc, trạm nổi nhành mai quả lựu trên nền sơn đen thiếp vàng khắc ghi các chữ:
1- Một bức ghi: Thiên phối Đức Mẫu
2- Một bức ghi: Văn ảnh Đức Thánh
3- Một bức ghi: Thiên Thừa Thuận Nái
4- Một bức ghi: Hương Thiên Xuất Hệ
Được bố trí trang hoàng tại không gian tiền đường.
VIII. Hiện vật đồng (di vật)
1. Khánh đồng
Chiều ngang rộng nhất 0,60 m, hai đầu vút cong, chỗ móc treo có điểm hoa thị, toàn thân hình trăng khuyết, ở dưới nổi núm lồi để đánh ngân khánh đồng, có các đao lửa tỏa quanh nũm lồi. Ở cạnh núm khánh có khắc ghi chữ Hán, tên hiệu của vị thần được thờ, vành khuyết là đường gờ tạo hình song chỉ khúc mềm mại. Đây là chiếc khánh nặng 7,5 kg, dát mỏng kỹ thuật độc đáo được thiện trị thứ tư (tức thời vua Nguyễn hiển Tổ ban tặng năm 1844).
2. Di vật Chuông đồng:
Chuông đồng có độ vang lớn, ngân dài với độ cao 0.90 m đáy, đỉnh chóp hai rồng chầu mặt nguyệt đồng thời làm nơi móc treo, và được trang trí 4 núm lồi ở thân để đánh, họa tiết hoa văn trang trí hoa dây, nặng 80 kg niên hiệu Duy Tân 1909. Ngoài ra còn 6 chiếc, chiếc nặng nhất là 200 kg.
a) Hòm sắc:
Hòm sắc bằng gỗ sơn son dài 0,69m, rộng 15 cm. Trong hòm sắc có ống sắc dài 0.60 m, trên thân chạm nổi (Long, Ly, Quy, Phượng), trong ống sắc ấy có 4 đạo sắc của triều đại Nguyễn gia phong.
+ 4 đạo sắc phong gồm:
- Một sắc Tự Đức (rộng 0.57 m, dài 1.45 m) năm 1880.
- Một sắc Đồng Khánh phong (rộng 0.56 m, dài 1.45 m) năm 1886.
- Một sắc Duy Tân phong (rộng 0.58 m, dài 1.45 m) năm 1909.
- Một sắc Khải Định phong (rộng 0.58 m, dài 1.50m) năm 1924.
4 số đạo sắc trên đây chỉ là số lẻ. Trước đây có khá nhiều, do mải miết chiến tranh binh hỏa triền miên, thiên nhiên hủy hoại, phân tán và bị mất. Đều có nội dung Gia Phong Thượng đẳng thần của các triều đại cho Đền Đông Cuông. Tại Đền Đông Cuông, ngoài những hiện vật được thống kê ở trên còn có khá nhiều khay đài thờ, hiện vật giấy, gốm sứ, đao kiếm, hạc đồng…
Đền tuy tọa ở nơi heo hút, nhưng ấm hơi người. Các triều đại đều phong tặng sắc quý cho Đông Cuông những ơn sâu, nghĩa cả, ý đẹp điều lành để cứu độ toàn dân, nên đã xuất hiện khá sớm Đền Thần Vệ Quốc và cần nguồn của cải vô biên nên đã thêm cả Mẫu. Một ngôi đền thiêng để thiên cổ trường tồn ngàn năm bất hủ, mang lại tiếng thơm ấy là sức đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh phi thường được nên thành Thần Vệ Quốc là vậy. Đền tọa ở nơi địa thế đẹp, khí tốt tụ về bãi bồi vạn niên của xứ Hưng Hóa khi xưa, cũng bắt đầu từ ngôi đền thiêng ấy mà tả hữu hai bên mạch đất đều có thần ngự, thường xuyên có khí tốt đón gió lành thổi đến, vì thế Đền Thần Vệ Quốc nơi đây không đâu sánh được.
IX. Phong tục lễ hội
Hàng năm, ngoài tuần rằm mùng một, tứ thời bát tiết Đền Đông Cuông có 2 Lễ chính, ngày Mão tháng Giêng, ngày Mão tháng Chín mổ trâu đen.
Ba năm một lần lễ hội lớn.
+ Thỉnh mời dương trần và linh hồn âm gian các xã tả, hữu ngạn sông Hồng trong phạm vi đường kính 70 km. Dòng họ Hà và thân chủ các liệt sỹ (khởi nghĩa Giáp Dần, chống Pháp) thờ trong Đền.
“Ban tế” người Kinh đến hướng dẫn nghi thức tế. Tín nữ ở dưới xuôi (đặc biệt là thành phố Yên Bái và Phú Thọ) lên hỗ trợ trang trí kiệu và các lễ quy.
Cũng bằng tiếng Tày pha lẫn tiếng Kinh, thầy mo đến khấn thỉnh chư tôn “láng giềng”
“Bắc chí khe cài
Hạ lưu đã ngang
Đông chí pù rằm
Tây giáp nặm cái”
Tại Lễ lớn thỉnh mời chư thần xa từ Bảo Hà tới Phú Thọ, Đông từ sông Chảy Lục Yên, Tây từ Thượng Bằng La Đồng Khê, Phù Nham, Phong Dụ… thỉnh tôn thần 12 ngọn núi, 12 ngọn sông, “18 nước chư hầu” và vua tổ Hùng Vương. Tế Nam theo thể chế cung đình.
Nhờ người ngoài xã biết tế làm chủ tế và đông xướng tây xướng, bản thân tham gia theo sự hướng dẫn bạn tế là người Tày Khao song nhiều khi xem lẫn tục người Kinh am hiểu thế tự.
Khai mạc lễ tế sớm trước tiết rước kiệu: 6-8 giờ sáng.
Lễ phẩm chính: Trâu trắng mổ nguyên con (có bài tế tiếng Tày Khao kèm theo).
Không có tế nữ.
Diễn biến rước kiệu: Được triển khai ngay sau giờ tế cho đến giờ Ngọ.
Rước kiệu ở miếu hạ khe Tràm, Cầu Có và miếu giáp thượng đồi Pu Loòng xóm bên. Rước kiệu mẫu (mẹ) từ đền qua sông sang Miếu Đức Ông (Ghềnh Ngai - thuộc xã Tân Hợp, Văn Yên) thăm Đức Ông. Kiệu “Báo” (con) đi tiếp sau kiệu mẹ, hai kiệu báo sái thanh khiết, trang trí đẹp, lúc kiệu đi đông đảo tín nữ Kinh - Tày, Dao bao quanh kiệu khấn chúc hai mẹ con Mẫu “thăm Đức Ông” mừng vui trọn vẹn trống dong cờ mở bát âm tấu nhạc. Bốn thiếu nhi Tày thắt lưng đỏ cầm cờ múa đi trước, thiếu nhi ngoài cuộc được già làng động viên reo hò khích lệ. Một thuyền đinh lớn hoặc một bè lớn túc trực dưới sông đón kiệu. Đến mép nước, kiệu vua con ở lại bên bờ, chỉ kiệu mẫu xuống thuyền cùng 11 người sang Ghềnh Ngai. Toán người gồm thủ đạo mo Đền, chùm hội tín nữ, người cầm lọng che kiệu… tới mản đá Ghềnh và vách đá để kiệu ở dưới thuyền, thổ đạo o, và các thành viên lên mảnh đá Ghềnh thắp hương khấn tiếng Tày xen lẫn tiếng Kinh. Đại để (nhân ngày… bản dân đệ tử trăm họ chúng con rước mẫu sang với Đức Ông… vậy mong Ngài… sau đó xin âm dương bằng hai đồng tiền kẽm để nài Đức Ông chấp nhận rồi xuống thuyền trở về). Lễ diễn ra hơn nửa giờ, tới bờ kiệu mẫu khiêng khỏi thuyền cùng kiệu con rước vào đền, bốn trẻ trai chay người Tày vẫn đi trước múa cờ mừng, những đám trẻ ngoài không được hò reo nữa.
Đồng bào Tày Đông Cuông và các vùng lân cận quan niệm đây là lễ cưới lại “của Mẫu với Đức Ông” mà hậu duệ họ Hà phải tổ chức (Lễ nghi rước kiệu sang Ghềnh Ngai năm 1941. Tích “Lễ cưới lại” được cụ Sầm Văn Tiện - nguyên chủ tịch UBND xã rồi sau đó là Bí thư xã tường thuật và cho biết đã lưu truyền từ rất lâu đời. Cũng tích này được mo đình làng Bục, nay là xã An Thịnh và nhiều bà con ở xã Ngòi A thừa nhận. Các điệu múa dân tộc được diễn ra lúc kiệu được cử hành rước từ đền ra bờ sông (để sang Ghềnh Ngai) múa đàn tính và nhạc chuông chùm đệm cơ bản là do bà con người Tày đảm nhiệm.
Hát chèo (chèo mới gắn với hội nơi đây) diễn tích Lưu Bình Dương Lễ, chúc mừng, chúc đàn anh chức dịch và toàn dân thu hoạch lúa tốt gia súc đầy chuồng bình an mạnh khỏe, phường chèo dưới xuôi đảm lĩnh nhận tiết mục này. Hội diễn ra sôi động cả vùng văn nghệ dân gian dân tộc thiểu số, đa số hòa quyện vào nhau phong phú đầm ấm, đoàn kết tưởng nhớ người có công “Đền Thần Vệ Quốc” trong tập (thượng hạ, mục cổ tích trấn Hưng Hóa; bản dịch của nhà xuất bản viện Sử học) cũng hòa chung với nội dung của lễ hội này.
Trong ngày hội mở đối với Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai có câu ca:
Thứ nhất là Hội Đền Hùng
Thứ nhì là Hội Đông Cuông
Như trên trình bày nhân dân trong vùng gần xa dự hội đủ màu sắc dân tộc Kinh, Tày, Dao, Nùng… muôn màu sắc phục chật cứng như nêm, tiếng chuông, tiếng khánh, tiếng trống lẫn tiếng hát then, hát cọi, khèn bè, tiếng reo hò, kéo co, ném còn thắng cuộc, cờ bay trước gió, khiến cho cả vùng trở lên tưng bừng náo nhiệt, cuối hội nam nữ các bản làng xã tổ chức hát giã hội chia tay hẹn hò hội xuân tới gặp lại.
Những năm gần đây, đền Đông Cuông là điểm nhấn tâm linh tín ngưỡng của đông đảo nhân dân và du khách thập phương trong hành trình du lịch văn hoá tâm linh, nhớ về nguồn cội. Mỗi năm có tới hàng trăm ngàn lượt du khách từ khắp các tỉnh thành trong nước hành hương tìm về đền Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn dâng hương kính Mẫu, vãn cảnh đền và cầu nguyện cho Quốc thái dân an, cầu lộc, cầu tài, cầu bình an trong cuộc sống.
Trong Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ nói chung và thờ Mẫu Thượng Ngàn tại đền Mẫu Đông Cuông nói riêng có một nghi lễ hết sức đặc biệt, đó là nghi lễ chầu văn - hầu đồng, một nghi thức tín ngưỡng thực hành tiêu biểu nhất của đạo Mẫu. Hàng năm, cứ Xuân Thu nhị kỳ, vào đầu năm bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng 3 Âm lịch và cuối năm vào từ tháng 8 đến hết tháng 12 Âm, các thanh đồng trên mọi miền đất nước thường về đền Đông Cuông để lễ Mẫu và "bắc ghế hầu Thánh".
Hầu đồng thực chất là một hình thức diễn xướng dân gian mang đậm màu sắc văn hóa tâm linh, dựa trên việc kết hợp hát chầu văn, một loại hình âm nhạc mang tính tâm linh với lời ca trau chuốt, giai điệu rộn ràng cuốn hút cùng với những điệu múa uyển chuyển và các nghi lễ trang nghiêm... Đây là một hình thức diễn xướng lại các sự tích của các vị thần, để ca ngợi công lao, bày tỏ tấm lòng thành kính đối với các vị thần chính vì vậy nó mang sắc thái tôn nghiêm là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc, dụng cụ, trang phục, nghệ thuật diễn xướng và tấm lòng tôn kính với thần linh. Trong khi hầu đồng, người được nhập đồng múa các điệu theo tính cách của từng giá đồng, còn ở dưới Cung văn tấu lên theo làn điệu chầu văn, lời ca mô tả nhân vật của giá đồng, tả quang cảnh nhân vật xuất hiện, kể sự tích và công đức của các Thánh. Sự cầu kỳ trong khâu chuẩn bị từ điện thờ, người phục vụ đến dàn nhạc, trang phục, lễ vật đã góp phần tạo nên cho nghi thức hầu đồng tại đền Đông Cuông mang sắc màu huyền bí rất riêng, thiêng liêng mà cũng không kém phần độc đáo. Từ đó chuyển tải được sức mạnh và ý nghĩa của Nghi lễ hầu đồng chính là đáp ứng nhu cầu và khát vọng của đời sống thường nhật của con người, cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe.
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ nói chung và thờ Mẫu Thượng Ngàn nói riêng trong sinh hoạt tín ngưỡng dân gian đã xuất hiện từ lâu đời ở Văn Yên, tồn tại và có sức sống lâu bền trong nhân dân. Nhất là khi “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(Bài viết có sử dụng tài liệu của Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái)
124578 lượt xem
Ban Biên tập
Đền Đông Cuông là một trong hai đền lớn ở thượng lưu sông Hồng, đã tồn tại từ lâu đời, tọa lạc tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Năm 1995, UBND tỉnh Yên Bái ra quyết định cho phép nhân dân xã Đông Cuông dựng lại ngôi đền Đông Cuông ngay trên nền của ngôi đền cũ. Năm 2000, đền được UBND tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh. Ngày 22/1/2009, đền được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia tại Quyết định số 296/QĐ-BVHTTDL.I. Tên Di tích: Đền Đông Cuông
- Tên gọi khác: Đền Thần Vệ quốc; Đông Quang.
II. Loại hình Di tích:
Đền Đông Cuông, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
III. Quyết định công bố Di tích:
Quyết định số 296/QĐ-BVHTTDL ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận đền Đông Cuông, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Bằng xếp hạng Đền Đông Cuông là Di tích Quốc gia
IV. Địa điểm và đường đi đến Di tích:
- Địa điểm phân bố: Thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Đường đi đến Di tích: Cách trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái về phía Tây Bắc 52 km, cách huyện lỵ Văn Yên 18 km về phía Tây Bắc và cách ga Trái Hút 4 km về phía Tây Nam. Đường đi đến Di tích đều rải nhựa, bê tông. Phương tiện du khách đi bằng ô tô, xe máy đến di tích khá thuận lợi.
V. Sơ lược lịch sử và thuộc tính của Di tích:
Đền Đông Cuông là cụm Di tích gồm 4 điểm: Ngoài Đền chính còn có Miếu Cô, Miếu Cậu và Miếu Đức Ông (Miếu Đức Ông tọa bên hữu ngạn sông Hồng đối diện với ngôi Đền Chính về hướng Nam cách 150m đường chim bay thuộc cụm di tích Đền Đông Cuông).
Đền có từ lâu đời, qua sử sách thư tịch được biết Đền có muộn nhất vào đời Lê, được phát triển từ một Miếu cổ (thuộc trung tâm trại Quy Hóa thời Trần); Các thư tịch cổ như Kiến văn tiểu lục, Đại Nam thống nhất chí đều có ghi chép về ngôi Đền Đông Cuông này. Đền và khu vực đền có liên quan đến Đền Ngọc Tháp và Đền Hùng (Phú Thọ).
Đền Đông Cuông sơ khởi là Miếu thờ Đông Quang công chúa do các dòng họ Hà, Hoàng là người Tày Khao sáng lập và thay nhau đảm lãnh công vụ chính quyền, đồng thời là nơi làm việc của Thổ Tù, chức dịch, phiên quan và đảm chức năng “Đinh Trạm” chuyển tống đạt công văn hai chiều giữa triều đình trung ương và cơ sở. Thời Trần tổng dinh Quy Hóa - Hà Bổng và ông Từ (Ngọc Tháp - Quang Sơn) lên trấn giữ biên ải. Hiện nay, trước là Đình, nay là Đền dòng họ Hà quán xuyến bởi tổ phụ của dòng họ Hà là Hà Văn đã từng lãnh đạo địa phương đánh giặc Nguyên - Mông thời Trần. Sử chép tháng 2 năm Đinh Hợi (1287) vua Nguyên - Mông lấy 7 vạn quân, 500 chiến thuyền, 6.000 quân Vân Nam và 1 vạn 5.000 quân ở 4 châu ngoài bể và sai thái tử Thoát Hoan làm đại nguyên soái; A Bát Xích làm Tả Thừa; A Lỗ Xích làm bình trương chính sự; Ô Mã Nhi làm chính sự đem tất cả hơn 30 vạn quân sang tiến đánh nước Nam.
Trước tình thế đó, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông đã sắc phong Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm quốc công tiết chế chỉ huy toàn bộ quân dân Đại Việt kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông. Đạo quân Nguyên - Mông do Nạt Tốc Lạt Đinh chỉ huy chạy ngược theo sông Lô về Vân Nam, khi chạy qua địa phận Phù Ninh (nay là huyện Phong Châu tỉnh Phú Thọ) chúng bị quân dân địa phương do anh em Hà Đặc, Hà Chương đã rút quân lên đánh tận căn cứ núi Chỉ (thuộc tỉnh Phú Thọ), từ trên núi đưa dân binh xông vào đồn quân tiên phong của giặc, tập kích bất ngờ bằng nhiều mưu lược quân sự. Hà Đặc sai người dùng tre đan thành những hình người to lớn cho mặc áo quần như người thật rồi cứ tối thì dẫn ra dẫn vào. Ông lại sai người dùi thủng thân các cây to rồi cắm vào đấy những mũi tên thật lớn, quân giặc trông thấy tưởng rằng đang gặp những người khổng lồ có sức mạnh phi thường bắn thủng cả những cây cổ thụ, hoảng loạn mà không dám đánh.
Quân của Hà Đặc, Hà Chương đuổi giặc tới tận A Lạp thì bị đạo quân đi sau của giặc chặn đánh, Hà Đặc anh dũng hy sinh, Hà Chương bị bắt. Nhân đêm tối lúc sơ hở Hà Chương đã lấy cờ xí và y phục quân giặc trốn về, đem dâng lên triều đình xin dùng cờ và y phục giả làm quân giặc tới doanh trại của chúng, giặc bị tập kích bất ngờ không kịp đề phòng bị quân của Hà Chương đánh từ trong ra. Quân Nguyên - Mông tan vỡ thiệt hại nặng, số sống sót rút chạy về Vân Nam.
Chiến thắng quân Nguyên - Mông lần thứ 2 là một chiến thắng hiển hách, địa danh tiêu biểu Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Cự Đà sẽ mãi còn ghi trong sử sách. Những đóng góp của nhân dân các dân tộc miền núi phía Bắc dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh lỗi lạc: Hà Đặc, Hà Chương thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc.
Theo gia phả của dòng họ Hà “vốn gốc người Tày Khao thuộc dòng Hà Đặc, Hà Chương thời Trần. Nay tụ cư tại An Bồi - Kiến Xương, Thái Bình: Hà Khâm và Hà Chương là hai anh em, khi đánh giặc Hà Chương hăng hái truy kích địch tới vùng Yên Bái đã hy sinh tại đó. Ông được phong hầu là “Bình Nguyên thượng tướng trung dũng hầu”". Tại làng An Bồi còn có một nhà thờ tổ có hai câu đối:
“Thác Nhược tận trung lưu vạn đại
Hải môn chí dũng kỷ thiên thu”.
Tại Ghềnh Ngai, xã Tân Hợp đối diện với Đền còn ban câu đối đá mục còn lưu lại 3 chữ di âm lưu. Các cụ cao niên tại xã Châu Quế Hạ truyền miệng lại: Hà Chương trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông đã đuổi quân Nguyên từ Phú Thọ theo đường sông Hồng lên Yên Bái, tới Châu Quế Thổ (tức Châu Quế Hạ ngày nay), Hà Chương chiêu mộ thêm thổ binh địa phương tiếp tục truy kích địch, đóng bè mây mang ra cắm chốt tại cửa ngòi Thác Nhược. Sau một tuần quân địch lọt vào trận địa mai phục, quân ta từ mọi hướng xông ra phá tan quân địch, trong lúc quyết chiến Hà Chương bị thương nặng và hy sinh, đã được đưa sang sông chôn cất tại cửa thác Nhược Sơn. Hậu duệ của ông đã rước hồn về thờ tại Đền Đông Cuông, các đời vua Lê, Nguyễn nối tiếp gia phong Đền Đông Cuông nơi thờ tự các thủ lĩnh là Đền Thần Vệ Quốc tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, Yên Bái. Qua 5 lần khai quật, giải mã phát hiện nơi đây là một trung tâm phật giáo thời nhà Trần sau khi thắng trận khải hoàn được xây dựng, phải chăng đây là kế sách của nhà Trần nhằm bảo vệ miền biên viễn của Tổ quốc.
(Theo mục cổ tích Trấn Hưng Hóa) sau bị tử trận và được dân làng lập miếu thờ bên ghềnh ngai (thuộc thôn Ghềnh Ngai bên bờ trái thuộc xã Tân Hợp, huyện Văn Yên), vợ ông là Lê Thị và con trai ông là Hoàng Báo khi mất cũng được dân làng thờ bên Ghềnh Ngai và ít lâu sau, ban thờ mẹ và con được di chuyển sang đình cả Đông Cuông (nơi Đền Đông Cuông ngày nay).
Kể từ khi di dời, đình được mở rộng và cải đổi trở thành Đền cụ Lê Quý Đôn thời Hậu Lê đã có ký lục. Sách Đại nam nhất thống chí có định danh là “Đền Thần Vệ Quốc” gọi theo sắc phong. Sự biến cuộc khởi nghĩa Giáp Dần (1913-1914), năm 1914 nghĩa quân Mán quần trắng, Mán đại bản và người Tày, người Nùng tỉnh Yên Bái tổ chức tập hợp lực lượng và nổi dậy năm Giáp Dần tấn công các đồn của Pháp trên địa bàn tỉnh Yên Bái và Lao Cai. Cùng thời gian này, công nhân hỏa xa và thương gia Việt Kiều tại tỉnh Vân Nam - Trung Quốc hưởng ứng lời kêu gọi của Phan Bội Châu và những người Việt Nam quang phục hội, lập hội ái hữu và hội yêu nước ở hải ngoại, bí mật ủng hộ phong trào đấu tranh chống Pháp ở trong nước. Một số đồn binh của Pháp dọc biên giới Việt Trung, địa phận Lao Cai bị nghĩa quân tấn công.
Cuộc nổi dậy thất bại. Do thiếu tổ chức đúng đắn. Chính quyền thống trị Pháp thiết lập, tòa án quân sự đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh… xét xử những chiến sỹ yêu nước, hầu hết bị kết tội tử hình, chung thân hoặc khổ sai lưu đày, một số bị hành quyết lén lút. Nghĩa quân bị sát hại 67 chiến sỹ (Yên Bái 39; Phú Thọ 28).
Trong số 39 người bị bắn ở thị xã Yên Bái hiện biết có 5 người được thờ ở Đền Đông Cuông (đều là dân tộc Tày).
1. Hoàng Văn Cầm - Lý trưởng;
2. Hoàng Văn Thuận (em ruột ông Cầm) - Chánh tổng Đông Cuông;
3. Lương Đình Thân - Phó tổng Đông Cuông;
4. Hà Văn Nới - Thầy mo Đông Cuông;
5. Hà Đình Quang - Cai Bao (vì con tên là Bao);
(Theo Tài liệu do Bảo tàng tỉnh Yên Bái sưu tầm năm 1994)
Một lần nữa nhân dân toàn Tổng Đông Cuông góp sức, của, đón thợ Hà Đông, Nam Định lên đúc tượng đồng và phong vua mẫu, vua con (đúc tượng Hà Chương thờ tại nơi Mộ Ông ở Thác Nhược xã Châu Quế Hạ được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia năm 2006). Tục gọi là Đền Thác Nhược. Như vậy thời Lê hình thành đền Mẫu Đông Cuông “Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn”.
Năm 1924, bà Lái Lộc một nhà buôn lâm sản bỏ tiền riêng xây gạch cho đền Mẫu và sửa miếu Đức Ông bằng gỗ lim.
Năm 1978-1979 nổ ra chiến tranh biên giới phía bắc, Đền dỡ đi để xóa mục tiêu, đồ thờ được thủ từ Hà Văn Giấy cất giữ cẩn thận.
Năm 1982 tình hình tạm yên. Hội người cao tuổi ở thôn Bến Đền đã dựng lại trên nền đền cũ bằng vật liệu tranh tre, nứa lá.
Năm 1995, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ra quyết định cho phép nhân dân xã Đông Cuông, huyện Văn Yên “xây dựng lại ngôi Đền Đông Cuông đúng trên nền ngôi Đền cũ và cũng đã được sự đồng ý của Cục Bảo tồn - Bảo tàng (nay là Cục Di sản Văn hóa) để nhân dân các dân tộc Tây Bắc tôn kính, thờ cúng các vị nhân thần có công trấn ải giữ nước phía Bắc, là điểm giáo dục lịch sử rất có giá trị ở nơi miếu biên niên”.
Năm 2000, Sở Văn hóa Thông tin, Bảo tàng tỉnh Yên Bái (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái) lập hồ sơ trình tỉnh xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh có diện tích trên 17.600 m2.
Đền Đông Cuông khó định danh nhân vật thờ chính cũng chỉ vì tồn tại khá lâu đời (bên cây Đa ngót 800 năm tuổi) và ít điểm thờ tự cho nên nhiều thế kỷ đi đôi với phối thờ nhiều nhân vật nhân thần và nhiên thần có công dựng, giữ nước ở phía Bắc.
Có thể nói đền Đông Cuông hiện còn nguyên giá trị chinh biến của nó. “Đền Thần Vệ Quốc” xin lấy chữ “Thần” để giải thích Thần ở đây là thần dân, xin lấy bản Tuyên ngôn Độc lập của Lý Thường Kiệt. Khi có chinh biến thì giặc ngoại xâm… “chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Ấy là đoàn kết các dân tộc, là sức mạnh mà cổ nhân đã chọn đặt tên cho ngôi đền “Đền Thần Vệ Quốc” là vậy.
VI. Khảo tả Di tích:
Đền Đông Cuông được xây dựng trên một thế đất rộng. Tọa sát bên đôi bờ sông hồng, xung quanh là đồng ruộng và núi rừng bao bọc, không giống những ngôi đền khác trường tồn giữa chốn phồn hoa, cửa nhà san sát mà Đền Đông Cuông “Đông Quang” đã được người xưa chọn phương cắm hướng ngay cấp sa bồi của thế đất vùng “Thượng lưu châu thổ sông Hồng”. Thế đất binh sự - phên dậu nhưng không xa lìa thế nhân, chốn này tĩnh tại nhưng không hề âm u hiu quạnh. Vì vậy ngôi đền ấy mãi mãi sáng trong như đúng tên gọi “Đông Quang” cổ nhân đã đặt. Vậy nên từ xa đã khiến du khách nhận ngay được bóng dáng cây Đa khoảng 800 tuổi cạnh ngôi đền tuy cổ mà không cũ, tuy hiện đại mà mang tính dân tộc cao.
Về kết cấu kiến trúc: Theo dân tộc Tày Khao gọi là đình Đông Cuông với chức năng thờ Mẫu và vị Đại Vương, người Tày cho là Thành hoàng làng là chính, không kiêm nhiệm nhiều chức năng khác và không tập trung thể hiện mỹ thuật. Trang hoàng lộng lẫy, mà chỉ là những vân mây, sóng nước, điểm xuyến đôi hình hoa lá hoa dây. Đền Đuông Cuông có kết cấu hình chữ đinh gồm hai tòa đại bái và hậu cung cấm.
a) Tòa đại bái:
Trước sự ngưỡng mộ của chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân xa gần. Tòa đại bái mới được xây dựng trên nền móng cũ (1995-2002) gồm 3 gian 2 trái làm kiểu quá giang gối đầu, tường cao 5m, nền lát gạch hoa, mái giằng hoành gỗ, cột xi măng giả gỗ cốt thép, toàn mái lợp ngói vẩy Hương Canh… vôi ve nhã nhặn, có diện tích sử dụng 270,5m2, Tam quan cửa thoáng - 10 cửa sổ 02 cửa hậu.
b) Tòa hậu cung cấm:
Gồm một gian trên thượng cung, sàn cách mặt nền 1,80m là nơi đặt hai pho tượng, tượng Mẫu và tượng cao quan Đại Vương người Tày Khao ở đây gọi là Quang Hoàng Báo được nối liền với gian giữa của tòa đại bái có tổng diện tích 42m2 dựng kiểu mái xiên đổ xi măng lợp ngói mũi hài Hương Canh - chịu lực ở tường.
Qua bố trí kết cấu khung và ở tòa cung cấm là dạng đình ở trên mang dáng dấp kiến trúc của thời Nguyễn với lối sử dụng cổ truyền có hiệu quả. Đây là nét điển hình nghệ thuật kiến trúc cổ dân gian mà tới hôm nay dù xây dựng có công nghệ kỹ thuật hiện đại song vẫn ứng dụng kiểu hệ thống cổ truyền này, chỉ có điều biến dạng vị trí đi với một tên gọi khác “con sơn” mà ta thường bắt gặp.
VII. Các hiện vật trong Di tích
1. Tòa hậu cung cấm:
Do sự biến thiên của lịch sử, ngôi đền cổ xưa không còn nguyên vẹn về nhân vật thờ cúng như hình thức.
Tòa hậu cung còn bảo lưu hai pho tượng đồng cỡ lớn, một pho tượng mẫu, một pho là quan Hoàng Báo. Tuy mỗi pho tượng có một sự tích kích cỡ khác nhau. Song đều được tạo dáng hài hòa (đường sơn viết thiếp bên ngoài ăn nhập với nội dung bên trong của từng pho tượng bài trí theo thể thức nam tả - nữ hữu).
Nói đến Mẫu chúng ra tự hiểu giản đơn là người mẹ, song là người mẹ của vũ trụ, của toàn thể nhân loại, là tối thượng thần chi phối đến tư duy của toàn thể nhân loại. Trong đó có người Việt nói chung và người Tày Khao nói riêng, Mẫu là một lực lượng siêu đẳng là hiện thân của một sự kính trọng, là nguồn của cải vô biên, là linh hồn của vũ trụ, từ mẹ mà muôn vật nảy sinh - muôn loài tồn tại.
a) Tượng Mẫu
Mình cao 0,75 m đầu đội mũ nhài dát vàng mặt nguyệt, môi son, dải mũ chùm tận chấm vai, tai to chảy, mình khoác áo vàng hoặc xanh hoặc đỏ (theo tứ mùa) cổ cao 3 ngấn, đeo vòng hạt, tay đặt nhẹ lên đùi (một tay úp một tay ngửa quay vào hướng bụng, miếng thoáng mỉm cười phúc hậu).
Ngai đặt tượng Mẫu: Tượng Mẫu được đặt trên một ngai rộng 0.88 m, dài 1m gồm 3 tầng.
* Phần bệ ngai:
Ở chính chạm nổi hổ phù, miệng càm chữ Thọ, có hai mắt sáng, sừng và tai dô ra, được trang trí rồng lượn vân mây xoắn, chạm bong thủng hình rồng, có vây uốn lượn, chân cuộn đao thẳng vút lên, đầu có bờm tóc hắt ngược về phía sau:
* Phần thân ngai:
Chính giữa chạm nổi hình rồng, lưng cõng chữ Thọ, đầu ngoảnh về phía sau, bốn chân ở thế phi nhanh, phía trên có trạm nổi hình hổ phù, miệng há rộng, đuôi ngheo, sừng nai, tai thú, trán kiểu lạc đà, chầu hai bên hổ phù là rồng đang vờn trong những áng mây.
* Phần tay ngai:
Tứ thân ngai vươn ra tới đầu rồng dài 0.60m, đầu rồng vươn ra xa, miệng há rộng ngậm viên ngọc quý, đôi mắt lồi đen trắng dữ tợn, hai bên thành ngai có 6 con tiện thắt tròn trạm nổi hình rồng bay lên, toàn thân sơn son thiếp vàng.
Đây là lô ngai khá đẹp, trạm trổ tinh vi, trau chuốt tạo vẻ chắc chắn nhưng duyên dáng, thanh thoát.
b) Tượng quan Hoàng Báo
Pho tượng cao 0,75 m (bài trí nam tả, nữ hữu trong cung cấm) toàn ngai trạm trổ tương tự ngai tọa của Mẫu có phần nhỏ hơn một chút về số đo, hai bên được bố trí hai thanh kiếm vỏ trạm nổi rồng. Tượng mình khoác áo vàng (khi mở hội) ngày thường mặc áo chàm xanh, trang trí trên lụa hình chữ Thọ vân mây trên dải lụa, tư thế ngồi thiền, đầu tọa khăn xếp, lúc thì đội mũ cánh chuồn (khi mở hội), hai tai to chảy, hai tay đặt nhẹ lên đùi, một tay úp, một tay ngửa chỉ về hướng bụng, miệng hơi mỉm cười nhân từ phúc hậu. Tượng được tạo dáng nhân từ đôn hậu, song cũng toát lên dáng hình cương trực hiển ứng linh thiêng của vị quan Hoàng báo nơi đất phên dậu mà người đời vẫn truyền tụng rằng:
Đằng trước có án lư hương
Đằng sau lại có hai rồng vắt ngang
Hai thanh đoản kiếm rõ ràng
Đất vàng văn võ song toàn chẳng sai
2. Tòa Đại Bái:
* Không gian tòa Tiền đường được bố trí 4 ban phủ tòa thờ:
- Tòa ngũ vị Tiên Ông
- Ban Trần triều
- Phủ Sơn trang
- Tòa công đồng chúa
* Bộ bát bửu (8 vật quý gồm):
- Quả cầu to
- Cái bút
- Cái quạt hình quả vả
- Ống sáo
- Giỏ hoa
- Thanh kiếm
- Cái phất trần
- Bàn cờ
Những thứ quý trên đây gắn với quan niệm nho học: Lãng hoa biểu hiện hạnh phúc; ống sáo, quạt quả vả biểu hiện phong lưu; hòm sắc bút lông biểu hiện học thức, phất trần dũng khí - đạo đức, mỗi thứ bát bửu được tạo mảng, trạm bong, nổi, thủng, đẹp. Về điêu khắc tốt bền về chất liệu đặt trên một cán dài, sơn son thiếp vàng, cắm vào hai cái giá đặt hai bên, trước ban thờ ngũ vị Tiên Ông.
a) Ban thờ ngũ vị tiên ông
Lịch sử cho hay: Tại tổng Đông Cuông có 114 nghĩa quân tham gia vào cuộc khởi nghĩa năm Giáp Dần (1913-1914) trong đó có 5 vị thủ lĩnh người Tày Khao đã lập được chiến công trong hai năm, chống thực dân Pháp xâm lược. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại (do tự phát - non trẻ) và ít nhiều mang màu sắc mê tín vài thủ lĩnh đa số là thầy mo. Song một mặt giải tỏa được chính sách chia rẽ hiềm khích lẫn nhau trong cộng đồng người dân tộc và tạo nên sự đoàn kết chống kẻ thù chung, một lòng yêu quê hương nương rẫy ruộng vườn. Nhân dân người Tày Khao nơi đây trân trọng sự hy sinh ấy, 5 vị có nhiều công trạng đã tôn thành Ngũ Vị Tiên Ông và tạc tượng tôn thờ, đặt trong đền và coi đền là đình của họ (đình Đông Cuông). Giáo sư Trần Lâm Biền và Trần Quốc Vượng cũng gọi như vậy, và đặt cùng đền với quan Thống Chế Đại vương. Đến Đông Cuông cũng gọi là đình của người Tày Khao và thờ cả Ngũ Vị Tiên Ông của người Tày.
Tượng 5 vị Tiên Ông cao 0,62 m đều nhau, đầu đội mũ cánh chuồn, sơn son dát vàng, tai to, mặt đỏ, râu dài, diện mạo oai linh, dáng hình võ tướng, hai tay năm vị ở tư thế khác nhau, tượng ngồi, áo tạc liền tượng, chân đi giày cong, tượng được tạo dáng như khi xưa, đương suy nghĩ thảo bàn cách lược binh sự, cũng như chọn đường đẻ điều khiển nghĩa quân phá thế giặc cường.
* Tóm lại:
Tượng ngũ vị Tiên Ông được thể hiện khá trọn vẹn chân dung các vị thủ lĩnh dũng cảm, đó chính là hình ảnh thu nhỏ về cuộc khởi nghĩa Dao - Tày trong hai năm trước khi Đảng ra đời, đó chính là cơ sở tinh thần đoàn kết tham gia cách mạng, giải phóng quê hương sau này mà sử sách còn lưu truyền là thế.
b) Ban Trần triều (thờ vọng)
Với sự ngưỡng mộ, để tỏ lòng biết ơn vị tướng Trần Hưng Đạo có công trạng và tài thao lược trận mạc đã nhập tượng về thờ tại đền, tượng Trần Hưng Đạo khá to uy nghi, khuôn mặt phúc hậu song cũng toát lên vị tướng tài ba thao lược. Tượng cao 0,90 m, đầu đội mũ cánh chuồn, sơn đỏ thiếp vàng, khoác áo vàng chân đi hài cong tả hữu hai bên là hai công chúa ngồi chầu (là hai người con gái của Hưng Đạo Vương và cũng được tạc tượng khá đẹp).
c) Phủ sơn trang
Với 12 pho tượng được tạc khác nhau chau chuốt, tỉ mỉ xuất hiện gần đây, khi chợ búa buôn bán phát triển, với quan niệm rừng vàng, buôn bán kiếm ra tiền nên Mẫu Thượng được tách ra thành một ban thờ trang trọng. Trong đó pho tượng nhị vị Thánh Mẫu sơn trang được đặt ở bệ cao nhất (0,90m) miệng cười phúc hậu và 11 pho tượng đứng chầu xung quanh theo kiểu tam cấp.
d) Tòa công đồng chúa
Theo quan niệm của người Tày Khao ở đây, khi tòa sơn trang phát triển tách Mẫu - Tiên cô đệ nhất còn gọi là đệ nhị Vương Cô. Pho tượng đứng khá đẹp trạm trổ tinh vi, mềm mại. Tượng cao 0,60m đầu đội mũ nhài, dát vàng, cổ đeo tràng hạt.
e) Đại Tự (4 bức)
Bốn bức Đại Tự dài 1m30, rộng 0,50m, ở 4 cạnh được kẻ thành và trạm nổi thiếp vàng hình rồng, nền gốm hoa cúc, trạm nổi nhành mai quả lựu trên nền sơn đen thiếp vàng khắc ghi các chữ:
1- Một bức ghi: Thiên phối Đức Mẫu
2- Một bức ghi: Văn ảnh Đức Thánh
3- Một bức ghi: Thiên Thừa Thuận Nái
4- Một bức ghi: Hương Thiên Xuất Hệ
Được bố trí trang hoàng tại không gian tiền đường.
VIII. Hiện vật đồng (di vật)
1. Khánh đồng
Chiều ngang rộng nhất 0,60 m, hai đầu vút cong, chỗ móc treo có điểm hoa thị, toàn thân hình trăng khuyết, ở dưới nổi núm lồi để đánh ngân khánh đồng, có các đao lửa tỏa quanh nũm lồi. Ở cạnh núm khánh có khắc ghi chữ Hán, tên hiệu của vị thần được thờ, vành khuyết là đường gờ tạo hình song chỉ khúc mềm mại. Đây là chiếc khánh nặng 7,5 kg, dát mỏng kỹ thuật độc đáo được thiện trị thứ tư (tức thời vua Nguyễn hiển Tổ ban tặng năm 1844).
2. Di vật Chuông đồng:
Chuông đồng có độ vang lớn, ngân dài với độ cao 0.90 m đáy, đỉnh chóp hai rồng chầu mặt nguyệt đồng thời làm nơi móc treo, và được trang trí 4 núm lồi ở thân để đánh, họa tiết hoa văn trang trí hoa dây, nặng 80 kg niên hiệu Duy Tân 1909. Ngoài ra còn 6 chiếc, chiếc nặng nhất là 200 kg.
a) Hòm sắc:
Hòm sắc bằng gỗ sơn son dài 0,69m, rộng 15 cm. Trong hòm sắc có ống sắc dài 0.60 m, trên thân chạm nổi (Long, Ly, Quy, Phượng), trong ống sắc ấy có 4 đạo sắc của triều đại Nguyễn gia phong.
+ 4 đạo sắc phong gồm:
- Một sắc Tự Đức (rộng 0.57 m, dài 1.45 m) năm 1880.
- Một sắc Đồng Khánh phong (rộng 0.56 m, dài 1.45 m) năm 1886.
- Một sắc Duy Tân phong (rộng 0.58 m, dài 1.45 m) năm 1909.
- Một sắc Khải Định phong (rộng 0.58 m, dài 1.50m) năm 1924.
4 số đạo sắc trên đây chỉ là số lẻ. Trước đây có khá nhiều, do mải miết chiến tranh binh hỏa triền miên, thiên nhiên hủy hoại, phân tán và bị mất. Đều có nội dung Gia Phong Thượng đẳng thần của các triều đại cho Đền Đông Cuông. Tại Đền Đông Cuông, ngoài những hiện vật được thống kê ở trên còn có khá nhiều khay đài thờ, hiện vật giấy, gốm sứ, đao kiếm, hạc đồng…
Đền tuy tọa ở nơi heo hút, nhưng ấm hơi người. Các triều đại đều phong tặng sắc quý cho Đông Cuông những ơn sâu, nghĩa cả, ý đẹp điều lành để cứu độ toàn dân, nên đã xuất hiện khá sớm Đền Thần Vệ Quốc và cần nguồn của cải vô biên nên đã thêm cả Mẫu. Một ngôi đền thiêng để thiên cổ trường tồn ngàn năm bất hủ, mang lại tiếng thơm ấy là sức đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh phi thường được nên thành Thần Vệ Quốc là vậy. Đền tọa ở nơi địa thế đẹp, khí tốt tụ về bãi bồi vạn niên của xứ Hưng Hóa khi xưa, cũng bắt đầu từ ngôi đền thiêng ấy mà tả hữu hai bên mạch đất đều có thần ngự, thường xuyên có khí tốt đón gió lành thổi đến, vì thế Đền Thần Vệ Quốc nơi đây không đâu sánh được.
IX. Phong tục lễ hội
Hàng năm, ngoài tuần rằm mùng một, tứ thời bát tiết Đền Đông Cuông có 2 Lễ chính, ngày Mão tháng Giêng, ngày Mão tháng Chín mổ trâu đen.
Ba năm một lần lễ hội lớn.
+ Thỉnh mời dương trần và linh hồn âm gian các xã tả, hữu ngạn sông Hồng trong phạm vi đường kính 70 km. Dòng họ Hà và thân chủ các liệt sỹ (khởi nghĩa Giáp Dần, chống Pháp) thờ trong Đền.
“Ban tế” người Kinh đến hướng dẫn nghi thức tế. Tín nữ ở dưới xuôi (đặc biệt là thành phố Yên Bái và Phú Thọ) lên hỗ trợ trang trí kiệu và các lễ quy.
Cũng bằng tiếng Tày pha lẫn tiếng Kinh, thầy mo đến khấn thỉnh chư tôn “láng giềng”
“Bắc chí khe cài
Hạ lưu đã ngang
Đông chí pù rằm
Tây giáp nặm cái”
Tại Lễ lớn thỉnh mời chư thần xa từ Bảo Hà tới Phú Thọ, Đông từ sông Chảy Lục Yên, Tây từ Thượng Bằng La Đồng Khê, Phù Nham, Phong Dụ… thỉnh tôn thần 12 ngọn núi, 12 ngọn sông, “18 nước chư hầu” và vua tổ Hùng Vương. Tế Nam theo thể chế cung đình.
Nhờ người ngoài xã biết tế làm chủ tế và đông xướng tây xướng, bản thân tham gia theo sự hướng dẫn bạn tế là người Tày Khao song nhiều khi xem lẫn tục người Kinh am hiểu thế tự.
Khai mạc lễ tế sớm trước tiết rước kiệu: 6-8 giờ sáng.
Lễ phẩm chính: Trâu trắng mổ nguyên con (có bài tế tiếng Tày Khao kèm theo).
Không có tế nữ.
Diễn biến rước kiệu: Được triển khai ngay sau giờ tế cho đến giờ Ngọ.
Rước kiệu ở miếu hạ khe Tràm, Cầu Có và miếu giáp thượng đồi Pu Loòng xóm bên. Rước kiệu mẫu (mẹ) từ đền qua sông sang Miếu Đức Ông (Ghềnh Ngai - thuộc xã Tân Hợp, Văn Yên) thăm Đức Ông. Kiệu “Báo” (con) đi tiếp sau kiệu mẹ, hai kiệu báo sái thanh khiết, trang trí đẹp, lúc kiệu đi đông đảo tín nữ Kinh - Tày, Dao bao quanh kiệu khấn chúc hai mẹ con Mẫu “thăm Đức Ông” mừng vui trọn vẹn trống dong cờ mở bát âm tấu nhạc. Bốn thiếu nhi Tày thắt lưng đỏ cầm cờ múa đi trước, thiếu nhi ngoài cuộc được già làng động viên reo hò khích lệ. Một thuyền đinh lớn hoặc một bè lớn túc trực dưới sông đón kiệu. Đến mép nước, kiệu vua con ở lại bên bờ, chỉ kiệu mẫu xuống thuyền cùng 11 người sang Ghềnh Ngai. Toán người gồm thủ đạo mo Đền, chùm hội tín nữ, người cầm lọng che kiệu… tới mản đá Ghềnh và vách đá để kiệu ở dưới thuyền, thổ đạo o, và các thành viên lên mảnh đá Ghềnh thắp hương khấn tiếng Tày xen lẫn tiếng Kinh. Đại để (nhân ngày… bản dân đệ tử trăm họ chúng con rước mẫu sang với Đức Ông… vậy mong Ngài… sau đó xin âm dương bằng hai đồng tiền kẽm để nài Đức Ông chấp nhận rồi xuống thuyền trở về). Lễ diễn ra hơn nửa giờ, tới bờ kiệu mẫu khiêng khỏi thuyền cùng kiệu con rước vào đền, bốn trẻ trai chay người Tày vẫn đi trước múa cờ mừng, những đám trẻ ngoài không được hò reo nữa.
Đồng bào Tày Đông Cuông và các vùng lân cận quan niệm đây là lễ cưới lại “của Mẫu với Đức Ông” mà hậu duệ họ Hà phải tổ chức (Lễ nghi rước kiệu sang Ghềnh Ngai năm 1941. Tích “Lễ cưới lại” được cụ Sầm Văn Tiện - nguyên chủ tịch UBND xã rồi sau đó là Bí thư xã tường thuật và cho biết đã lưu truyền từ rất lâu đời. Cũng tích này được mo đình làng Bục, nay là xã An Thịnh và nhiều bà con ở xã Ngòi A thừa nhận. Các điệu múa dân tộc được diễn ra lúc kiệu được cử hành rước từ đền ra bờ sông (để sang Ghềnh Ngai) múa đàn tính và nhạc chuông chùm đệm cơ bản là do bà con người Tày đảm nhiệm.
Hát chèo (chèo mới gắn với hội nơi đây) diễn tích Lưu Bình Dương Lễ, chúc mừng, chúc đàn anh chức dịch và toàn dân thu hoạch lúa tốt gia súc đầy chuồng bình an mạnh khỏe, phường chèo dưới xuôi đảm lĩnh nhận tiết mục này. Hội diễn ra sôi động cả vùng văn nghệ dân gian dân tộc thiểu số, đa số hòa quyện vào nhau phong phú đầm ấm, đoàn kết tưởng nhớ người có công “Đền Thần Vệ Quốc” trong tập (thượng hạ, mục cổ tích trấn Hưng Hóa; bản dịch của nhà xuất bản viện Sử học) cũng hòa chung với nội dung của lễ hội này.
Trong ngày hội mở đối với Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai có câu ca:
Thứ nhất là Hội Đền Hùng
Thứ nhì là Hội Đông Cuông
Như trên trình bày nhân dân trong vùng gần xa dự hội đủ màu sắc dân tộc Kinh, Tày, Dao, Nùng… muôn màu sắc phục chật cứng như nêm, tiếng chuông, tiếng khánh, tiếng trống lẫn tiếng hát then, hát cọi, khèn bè, tiếng reo hò, kéo co, ném còn thắng cuộc, cờ bay trước gió, khiến cho cả vùng trở lên tưng bừng náo nhiệt, cuối hội nam nữ các bản làng xã tổ chức hát giã hội chia tay hẹn hò hội xuân tới gặp lại.
Những năm gần đây, đền Đông Cuông là điểm nhấn tâm linh tín ngưỡng của đông đảo nhân dân và du khách thập phương trong hành trình du lịch văn hoá tâm linh, nhớ về nguồn cội. Mỗi năm có tới hàng trăm ngàn lượt du khách từ khắp các tỉnh thành trong nước hành hương tìm về đền Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn dâng hương kính Mẫu, vãn cảnh đền và cầu nguyện cho Quốc thái dân an, cầu lộc, cầu tài, cầu bình an trong cuộc sống.
Trong Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ nói chung và thờ Mẫu Thượng Ngàn tại đền Mẫu Đông Cuông nói riêng có một nghi lễ hết sức đặc biệt, đó là nghi lễ chầu văn - hầu đồng, một nghi thức tín ngưỡng thực hành tiêu biểu nhất của đạo Mẫu. Hàng năm, cứ Xuân Thu nhị kỳ, vào đầu năm bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng 3 Âm lịch và cuối năm vào từ tháng 8 đến hết tháng 12 Âm, các thanh đồng trên mọi miền đất nước thường về đền Đông Cuông để lễ Mẫu và "bắc ghế hầu Thánh".
Hầu đồng thực chất là một hình thức diễn xướng dân gian mang đậm màu sắc văn hóa tâm linh, dựa trên việc kết hợp hát chầu văn, một loại hình âm nhạc mang tính tâm linh với lời ca trau chuốt, giai điệu rộn ràng cuốn hút cùng với những điệu múa uyển chuyển và các nghi lễ trang nghiêm... Đây là một hình thức diễn xướng lại các sự tích của các vị thần, để ca ngợi công lao, bày tỏ tấm lòng thành kính đối với các vị thần chính vì vậy nó mang sắc thái tôn nghiêm là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc, dụng cụ, trang phục, nghệ thuật diễn xướng và tấm lòng tôn kính với thần linh. Trong khi hầu đồng, người được nhập đồng múa các điệu theo tính cách của từng giá đồng, còn ở dưới Cung văn tấu lên theo làn điệu chầu văn, lời ca mô tả nhân vật của giá đồng, tả quang cảnh nhân vật xuất hiện, kể sự tích và công đức của các Thánh. Sự cầu kỳ trong khâu chuẩn bị từ điện thờ, người phục vụ đến dàn nhạc, trang phục, lễ vật đã góp phần tạo nên cho nghi thức hầu đồng tại đền Đông Cuông mang sắc màu huyền bí rất riêng, thiêng liêng mà cũng không kém phần độc đáo. Từ đó chuyển tải được sức mạnh và ý nghĩa của Nghi lễ hầu đồng chính là đáp ứng nhu cầu và khát vọng của đời sống thường nhật của con người, cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe.
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ nói chung và thờ Mẫu Thượng Ngàn nói riêng trong sinh hoạt tín ngưỡng dân gian đã xuất hiện từ lâu đời ở Văn Yên, tồn tại và có sức sống lâu bền trong nhân dân. Nhất là khi “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(Bài viết có sử dụng tài liệu của Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái)