CTTĐT - Sáng 15/10, UBND huyện Văn Yên tổ chức Hội thảo khoa học nâng cao giá trị và thương hiệu Quế Văn Yên.
Các đại biểu dự Hội thảo
Tại tỉnh Yên Bái, tổng diện tích Quế hiện có khoảng trên 81.000 ha, trong đó, sản lượng khai thác vỏ Quế trên 18.000 tấn; gỗ Quế trên 200.000 m3, cành lá Quế trên 85.500 tấn.
Riêng tại Huyện Văn Yên, diện tích trồng Quế khoảng 52.000 ha đã được trồng từ lâu đời, gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Dao, trên địa bàn xã Viễn Sơn. Huyện Văn Yên hiện còn đền thờ ông tổ cây quế. Những năm bao cấp, sản phẩm Quế Văn Yên đã được nhà nước thu mua xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu.
Từ những năm 2000 đến nay, cây Quế đã có bước phát triển mạnh trên địa bàn huyện. Quế đã thực sự trở thành cây làm giàu cho người dân Văn Yên. Đến nay, cây Quế đã có mặt ở 25 xã, thị trấn với tổng diện tích trên 52.000 ha, chiếm khoảng 40% diện tích đất tự nhiên và 50% diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện. Hàng năm quế Văn Yên cung cấp cho thị trường trên 6.000 tấn Quế vỏ khô, trên 60.000 tấn cành lá, 300 tấn tinh dầu, trên 50.000 m3 gỗ Quế, trên 150 triệu cây Quế giống và nhiều sản phẩm khác từ quế như trà quế, đồ thủ công mỹ nghệ về quế mang lại nguồn thu gần 1.000 tỷ đồng cho nhân dân trồng Quế. Cây Quế đã tạo thu nhập ổn định cho trên 19.000 hộ trực tiếp trồng Quế và hàng ngàn doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình chế biến, buôn bán các sản phẩm về Quế.
Cây Quế Văn Yên đã được Cục Sở hữu trí tuệ xác lập chỉ đẫn địa lý năm 2010, được cấp nhãn hiệu chứng nhận năm 2020; Chỉ dẫn Quế Văn Yên cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan công nhận năm 2014. Hiện nay Quế Văn yên đã có trên 6.000 ha được cấp chứng chỉ hữu cơ theo tiêu chuẩn EU và Mỹ; có 16 sản phẩm Quế được công nhận sản phẩm OCOP; Quế Văn Yên đã có mặt trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên trong thời gian qua, việc phát triển cây Quế trên địa bàn huyện còn nhiều vấn đề, nguy cơ lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của cây Quế tại huyện Văn Yên nói riêng và ngành Quế nói chung.
Tại Hội thảo, các nhà quản lý các cấp, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài nước đã đóng góp ý kiến, nêu rõ thực trạng phát triển ngành Quế trong và ngoài nước và đưa ra một số giải pháp phát triển cây Quế trong thời gian tới như: Việc quy hoạch và phát triển Quế bền vững trong thời gian tới; việc chuẩn hóa quy trình sản xuất và thâm canh Quế, vấn đề phòng chống sâu, bệnh hại trên cây Quế; việc xây dựng, phát huy chỉ dẫn địa lý, thương hiệu, nhãn hiệu Quế trên địa bàn; việc xây dựng sản phẩm OCOP về Quế và thực hiện các dự án liên kết sản xuất Quế hữu cơ theo chuỗi giá trị; Giải pháp thu hút đầu tư chế biến sâu các sản phẩm Quế trên địa bàn và giải pháp tiêu thụ để nâng cao giá trị các sản phẩm Quế Văn Yên...
Tại Hội thảo, UBND huyện Văn Yên đã ký kết thỏa thuận hợp tác khung về phát triển Quế bền vững với các bên liên quan.
Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng; thảo luận, đề xuất các giải pháp để nâng cao giá trị, xây dựng thương hiệu bền vững cho các sản phẩm Quế Văn Yên. Qua đó, tạo môi trường để các doanh nghiệp Quế giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trồng, chế biến, kinh doanh các sản phẩm Quế; hình thành mối quan hệ liên kết, hợp tác phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm Quế Văn Yên.
2848 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 15/10, UBND huyện Văn Yên tổ chức Hội thảo khoa học nâng cao giá trị và thương hiệu Quế Văn Yên.Tại tỉnh Yên Bái, tổng diện tích Quế hiện có khoảng trên 81.000 ha, trong đó, sản lượng khai thác vỏ Quế trên 18.000 tấn; gỗ Quế trên 200.000 m3, cành lá Quế trên 85.500 tấn.
Riêng tại Huyện Văn Yên, diện tích trồng Quế khoảng 52.000 ha đã được trồng từ lâu đời, gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Dao, trên địa bàn xã Viễn Sơn. Huyện Văn Yên hiện còn đền thờ ông tổ cây quế. Những năm bao cấp, sản phẩm Quế Văn Yên đã được nhà nước thu mua xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu.
Từ những năm 2000 đến nay, cây Quế đã có bước phát triển mạnh trên địa bàn huyện. Quế đã thực sự trở thành cây làm giàu cho người dân Văn Yên. Đến nay, cây Quế đã có mặt ở 25 xã, thị trấn với tổng diện tích trên 52.000 ha, chiếm khoảng 40% diện tích đất tự nhiên và 50% diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện. Hàng năm quế Văn Yên cung cấp cho thị trường trên 6.000 tấn Quế vỏ khô, trên 60.000 tấn cành lá, 300 tấn tinh dầu, trên 50.000 m3 gỗ Quế, trên 150 triệu cây Quế giống và nhiều sản phẩm khác từ quế như trà quế, đồ thủ công mỹ nghệ về quế mang lại nguồn thu gần 1.000 tỷ đồng cho nhân dân trồng Quế. Cây Quế đã tạo thu nhập ổn định cho trên 19.000 hộ trực tiếp trồng Quế và hàng ngàn doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình chế biến, buôn bán các sản phẩm về Quế.
Cây Quế Văn Yên đã được Cục Sở hữu trí tuệ xác lập chỉ đẫn địa lý năm 2010, được cấp nhãn hiệu chứng nhận năm 2020; Chỉ dẫn Quế Văn Yên cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan công nhận năm 2014. Hiện nay Quế Văn yên đã có trên 6.000 ha được cấp chứng chỉ hữu cơ theo tiêu chuẩn EU và Mỹ; có 16 sản phẩm Quế được công nhận sản phẩm OCOP; Quế Văn Yên đã có mặt trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên trong thời gian qua, việc phát triển cây Quế trên địa bàn huyện còn nhiều vấn đề, nguy cơ lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của cây Quế tại huyện Văn Yên nói riêng và ngành Quế nói chung.
Tại Hội thảo, các nhà quản lý các cấp, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài nước đã đóng góp ý kiến, nêu rõ thực trạng phát triển ngành Quế trong và ngoài nước và đưa ra một số giải pháp phát triển cây Quế trong thời gian tới như: Việc quy hoạch và phát triển Quế bền vững trong thời gian tới; việc chuẩn hóa quy trình sản xuất và thâm canh Quế, vấn đề phòng chống sâu, bệnh hại trên cây Quế; việc xây dựng, phát huy chỉ dẫn địa lý, thương hiệu, nhãn hiệu Quế trên địa bàn; việc xây dựng sản phẩm OCOP về Quế và thực hiện các dự án liên kết sản xuất Quế hữu cơ theo chuỗi giá trị; Giải pháp thu hút đầu tư chế biến sâu các sản phẩm Quế trên địa bàn và giải pháp tiêu thụ để nâng cao giá trị các sản phẩm Quế Văn Yên...
Tại Hội thảo, UBND huyện Văn Yên đã ký kết thỏa thuận hợp tác khung về phát triển Quế bền vững với các bên liên quan.
Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng; thảo luận, đề xuất các giải pháp để nâng cao giá trị, xây dựng thương hiệu bền vững cho các sản phẩm Quế Văn Yên. Qua đó, tạo môi trường để các doanh nghiệp Quế giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trồng, chế biến, kinh doanh các sản phẩm Quế; hình thành mối quan hệ liên kết, hợp tác phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm Quế Văn Yên.