CTTĐT - Sáng 18/10, Sở Công Thương Yên Bái phối hợp với Vụ Chính sách thương mại đa biên và Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tuyên truyền Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và các biện pháp phòng vệ thương mại cho các đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước và gần 20 doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
Lãnh đạo Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương thông tin tổng quan về hiệp định RCEP
Tại hội nghị, các đại biểu được lãnh đạo Vụ Chính sách thương mại đa biên, và cán bộ Cục phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông tin tổng quan về tiến trình hội nhập kinh tế của Việt nam, tổng quan về hiệp định RCEP, cam kết chính của hiệp định RCEP, đặc điểm của Hiệp định RCEP; ý nghĩa của hiệp định, cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp cũng như những việc cần làm để khai thác hiệu quả hiệp định RCEP nhằm đa dạng hóa và thúc đẩy xuất khẩu. Đồng thời được thông tin tổng quan về các biện pháp phòng vệ thương mại, tình hình điều tra phòng vệ thương mại trên thế giới và Việt Nam; xu hướng điều tra phòng vệ thương mại và một số khuyến nghị, vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý để vượt qua thách thức, thúc đẩy xuất khập khẩu, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) được 10 nước thành viên ASEAN và 5 nước đối tác là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020; Hiệp định gồm 20 chương và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Tổng các nước tham gia RCEP chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và 30% dân số thế giới.
RCEP mang lại nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung, giúp mở rộng thị trường, mở cửa nền kinh tế để nhập hàng hóa rẻ hơn tạo điều kiện phát triển kinh doanh, xóa bỏ rào cản thương mại và dỡ bỏ hàng rào thuế quan tạo điều kiện cho hàng hóa tiếp cận thị trường mới đồng thời thu hút nguồn đầu tư từ những nước khác, tiếp cận được những ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để ứng dụng vào phát triển sản xuất, kinh doanh.
Các đại biểu được nghe tổng quan về các biện pháp phòng vệ thương mại
Qua hội nghị này, giúp các cán bộ cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu có cái nhìn đầy đủ hơn, sâu rộng hơn về hội nhập kinh tế quốc tế và các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là các nội dung cơ bản trong Hiệp định RCEP, các biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ trong các FTA,... để từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tăng cường công tác quản lý nhà nước của các sở, ngành, địa phương, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp; vận dụng có hiệu quả vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành sản xuất kinh doanh, hoàn thành những mục tiêu đặt ra góp phần nâng cao chỉ tiêu kinh tế, xã hội của toàn tỉnh.
Lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Yên Bái thông tin nhanh về tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Với phương châm chủ động tích cực trong việc thiết lập, mở rộng các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, trong những năm qua, hàng hóa của tỉnh Yên Bái đã có mặt ở gần 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó có khoảng trên 50 thị trường truyền thống, chủ yếu là các nước trong khu vực Châu Á (Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan …) chiếm khoảng trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Trong những năm gần đây hàng hóa xuất khẩu của tỉnh đã bước đầu xâm nhập được vào các thị trường mới như Mỹ và các nước thành viên EU; cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tập trung vào một số nhóm sản phẩm như: Khoáng sản; may mặc, hạt nhựa, hàng nông lâm sản. Giá trị xuất khẩu của tỉnh năm 2022 ước đạt 297 triệu USD, tăng 6% so kế hoạch, tăng 31% so với cùng kỳ.
3871 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 18/10, Sở Công Thương Yên Bái phối hợp với Vụ Chính sách thương mại đa biên và Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tuyên truyền Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và các biện pháp phòng vệ thương mại cho các đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước và gần 20 doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Tại hội nghị, các đại biểu được lãnh đạo Vụ Chính sách thương mại đa biên, và cán bộ Cục phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông tin tổng quan về tiến trình hội nhập kinh tế của Việt nam, tổng quan về hiệp định RCEP, cam kết chính của hiệp định RCEP, đặc điểm của Hiệp định RCEP; ý nghĩa của hiệp định, cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp cũng như những việc cần làm để khai thác hiệu quả hiệp định RCEP nhằm đa dạng hóa và thúc đẩy xuất khẩu. Đồng thời được thông tin tổng quan về các biện pháp phòng vệ thương mại, tình hình điều tra phòng vệ thương mại trên thế giới và Việt Nam; xu hướng điều tra phòng vệ thương mại và một số khuyến nghị, vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý để vượt qua thách thức, thúc đẩy xuất khập khẩu, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) được 10 nước thành viên ASEAN và 5 nước đối tác là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020; Hiệp định gồm 20 chương và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Tổng các nước tham gia RCEP chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và 30% dân số thế giới.
RCEP mang lại nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung, giúp mở rộng thị trường, mở cửa nền kinh tế để nhập hàng hóa rẻ hơn tạo điều kiện phát triển kinh doanh, xóa bỏ rào cản thương mại và dỡ bỏ hàng rào thuế quan tạo điều kiện cho hàng hóa tiếp cận thị trường mới đồng thời thu hút nguồn đầu tư từ những nước khác, tiếp cận được những ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để ứng dụng vào phát triển sản xuất, kinh doanh.
Các đại biểu được nghe tổng quan về các biện pháp phòng vệ thương mại
Qua hội nghị này, giúp các cán bộ cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu có cái nhìn đầy đủ hơn, sâu rộng hơn về hội nhập kinh tế quốc tế và các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là các nội dung cơ bản trong Hiệp định RCEP, các biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ trong các FTA,... để từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tăng cường công tác quản lý nhà nước của các sở, ngành, địa phương, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp; vận dụng có hiệu quả vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành sản xuất kinh doanh, hoàn thành những mục tiêu đặt ra góp phần nâng cao chỉ tiêu kinh tế, xã hội của toàn tỉnh.
Lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Yên Bái thông tin nhanh về tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Với phương châm chủ động tích cực trong việc thiết lập, mở rộng các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, trong những năm qua, hàng hóa của tỉnh Yên Bái đã có mặt ở gần 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó có khoảng trên 50 thị trường truyền thống, chủ yếu là các nước trong khu vực Châu Á (Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan …) chiếm khoảng trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Trong những năm gần đây hàng hóa xuất khẩu của tỉnh đã bước đầu xâm nhập được vào các thị trường mới như Mỹ và các nước thành viên EU; cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tập trung vào một số nhóm sản phẩm như: Khoáng sản; may mặc, hạt nhựa, hàng nông lâm sản. Giá trị xuất khẩu của tỉnh năm 2022 ước đạt 297 triệu USD, tăng 6% so kế hoạch, tăng 31% so với cùng kỳ.