CTTĐT - Với lợi thế về nguồn nguyên liệu, nhân công cùng với nhiều chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh, thời gian qua, lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm của tỉnh có những bước phát triển. Trong 9 tháng đầu năm 2022, tỉnh Yên Bái đã thu hút được 5 dự án đầu tư trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản công nghệ cao, với tổng vốn đầu tư đăng ký là gần 347 tỷ đồng.
Sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng có sự phát triển mạnh trong thời gian gần đây
Ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm đã từng bước được cơ cấu lại theo đúng định hướng, phù hợp vùng nguyên liệu, nâng cao giá trị sản phẩm, thân thiện môi trường; được đầu tư gắn với vùng nguyên liệu, nâng cao được giá trị nông lâm sản, tạo được nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn, góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Giá trị sản xuất công nghiệp khối chế biến nông lâm sản thực phẩm chiếm khoảng 43% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh. Hàng năm, ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm tạo công ăn việc làm cho khoảng 10.000 lao động, thu nhập bình quân từ 6-8 triệu đồng/tháng.
Đặc biệt, với lợi thế về nguồn tài nguyên, thời gian gần đây tỉnh Yên Bái tập trung phát triển công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng với mục tiêu đưa Yên Bái trở thành trung tâm chế biến gỗ rừng trồng công nghệ cao của vùng trung du và miền núi phía Bắc theo Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 24/02/2021 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường giai đoạn 2021 – 2025.
Với nguồn nguyên liệu dồi dào, sản lượng gỗ có thể khai thác hàng năm gần 700.000 m3 các loại như keo, bồ đề, bạch đàn… và trên 150.000 tấn tre, vầu, nứa và khoảng 604 nghìn tấn củi, công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh phát triển khá nhanh và về số lượng, lẫn quy mô, công nghệ. Đến nay, toàn tỉnh có 520 cơ sở chế biến gỗ (trong đó có 44 doanh nghiệp, công ty và 476 hộ cá thể), tập trung chủ yếu trên địa bàn các huyện Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn và thành phố Yên Bái.
Sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng tại Công ty TNHH Công nghiệp Hòa Phát, huyện Yên Bình
Tỉnh đã thu hút được nhiều dự án sản xuất gỗ quy mô và chất lượng cao như Công ty TNHH ngành gỗ Thiên An, Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái, Công ty TNHH Kim Gia, Công ty TNHH Good Industry; Công ty TNHH Trường Minh; Công ty cổ phần Junma Yên Bái; Công ty TNHH 1 thành viên An Việt Phát; Công ty TNHH YiFan Hồng Kông...
Chất lượng sản phẩm gỗ ngày càng được nâng cao. Sản phẩm ván ép, ván ghép thanh, đũa gỗ, viên nén đã được xuất khẩu đến các thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ và một phần được tiêu thụ trong nước. Năm 2021, sản lượng gỗ ván ghép thanh đạt 5.000m3, ván ép 140.000m3, đũa gỗ xuất khẩu đạt 700 triệu đôi, viên nén nhiên liệu 40.000 tấn, ván bóc đạt 500.000 m3, ván xẻ thanh đạt 90.000 m3.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2 doanh nghiệp sản xuất giấy đế và giấy vàng mã là Công ty Cổ phần nông lâm sản thực phẩm và Công ty Cổ phần Hapaco Yên Sơn. Trong 9 tháng đầu năm 2022 sản lượng giấy đế đạt 18.260 tấn; đạt 73,04% so với kế hoạch; sản lượng giấy vàng mã đạt 8.990 tấn, đạt 69,15% so với kế hoạch.
Bên cạnh đó, hiện toàn tỉnh có 16 doanh nghiệp và 120 hộ cá thể chưng cất tinh dầu quế với tổng công suất thiết kế là 955 tấn sản phẩm/năm. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất tinh dầu quế sản xuất tại Văn Yên, Văn Chấn và Trấn Yên. Trong 9 tháng đầu năm 2022 sản lượng tinh dầu quế đạt 437 tấn, đạt 72,8% so với kế hoạch.
Đối với công nghiệp chế biến chè, thời gian gần đây đã từng bước cơ cấu lại để phù hợp với vùng nguyên liệu và thị trường. Hiện toàn tỉnh có 51 cơ sở chế biến đang hoạt động. Một số cơ sở doanh nghiệp đã đầu tư cải tạo, đổi mới dây chuyền máy móc thiết bị công nghệ chế biến tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chè, tỷ trọng sản phẩm chè xanh giá trị cao được nâng lên, từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu. Sản lượng chè chế biến năm 2021 đạt 27.000 tấn trong đó: chè đen đạt 24.290 tấn, chiếm 90% sản lượng, chè xanh 2.710 tấn; sản phẩm chủ yếu bán trong nước. Chỉ tính riêng 9 tháng năm 2022, sản lượng chè chế biến đạt 23.800 tấn, đạt 88,15% so với kế hoạch.
Thời gian gần đây, ngành sản xuất, chế biến chè đã từng bước cơ cấu lại để phù hợp với vùng nguyên liệu và thị trường
Sản xuất tinh bột sắn cũng có đóng góp quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến của tỉnh. Hiện toàn tỉnh có 2 doanh nghiệp, 3 nhà máy sản xuất, công suất 56.000 tấn sản phẩm/năm. Trong 9 tháng đầu năm 2022 sản lượng tinh bột sắn đạt 19.500 tấn, tăng 3,45% so với cùng kỳ 2021, đạt 65% so với kế hoạch.
Cùng với hoạt động sản xuất, công tác xúc tiến thương mại của tỉnh cũng được chú trọng. Đặc biệt, ngành Công Thương đã tập trung tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, giúp các doanh nghiệp tiếp cận các kênh tiêu thụ tại các siêu thị, nhà phân phối lớn trên phạm vi cả nước.
Mặc dù có những chuyển biến tích cực, một số doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm của tỉnh còn gặp những khó khăn nhất định như nguyên liệu đầu vào khan hiếm, dẫn đến tình trạng cạnh tranh giữa các đơn vị thu mua nguyên liệu chế biến; nguồn lao động tham gia sản xuất còn thiếu, thuê mướn theo mùa vụ, không ổn định và chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm; sản phẩm chè chế biến gặp khó khăn trong việc kiểm soát dư lượng chất bảo vệ thực vật, nên giá trị gia tăng của sản phẩm không được cao. Chi phí nguyên liệu phục vụ chế biến tăng cao; thị trường tiêu thụ không ổn định, thiếu bền vững, giá cả bấp bênh như sản phẩm gỗ rừng trồng, giấy đế, giấy vàng mã...
Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do vậy thời gian tới, để ngành công nghiệp này phát triển hơn nữa, cần tăng cường công tác quản lý phối hợp tốt với các ngành, địa phương trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt trong sản xuất tiêu thụ, vấn đề xử lý hàng tồn kho, thị trường xuất khẩu để có giải pháp tháo gỡ; tập trung phát triển thị trường mới cho các sản phẩm xuất khẩu có sức cạnh tranh lớn, có giá trị gia tăng cao hoặc các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch lớn; giữ vững các thị trường xuất khẩu truyền thống; tăng cường công tác thông tin phổ biến các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Bên cạnh đó các doanh nghiệp, cần chủ động tiếp cận thông tin, các thay đổi về cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động để kịp thời vận dụng cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng với thị trường trong thời kỳ hội nhập.
4031 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với lợi thế về nguồn nguyên liệu, nhân công cùng với nhiều chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh, thời gian qua, lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm của tỉnh có những bước phát triển. Trong 9 tháng đầu năm 2022, tỉnh Yên Bái đã thu hút được 5 dự án đầu tư trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản công nghệ cao, với tổng vốn đầu tư đăng ký là gần 347 tỷ đồng.Ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm đã từng bước được cơ cấu lại theo đúng định hướng, phù hợp vùng nguyên liệu, nâng cao giá trị sản phẩm, thân thiện môi trường; được đầu tư gắn với vùng nguyên liệu, nâng cao được giá trị nông lâm sản, tạo được nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn, góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Giá trị sản xuất công nghiệp khối chế biến nông lâm sản thực phẩm chiếm khoảng 43% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh. Hàng năm, ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm tạo công ăn việc làm cho khoảng 10.000 lao động, thu nhập bình quân từ 6-8 triệu đồng/tháng.
Đặc biệt, với lợi thế về nguồn tài nguyên, thời gian gần đây tỉnh Yên Bái tập trung phát triển công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng với mục tiêu đưa Yên Bái trở thành trung tâm chế biến gỗ rừng trồng công nghệ cao của vùng trung du và miền núi phía Bắc theo Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 24/02/2021 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường giai đoạn 2021 – 2025.
Với nguồn nguyên liệu dồi dào, sản lượng gỗ có thể khai thác hàng năm gần 700.000 m3 các loại như keo, bồ đề, bạch đàn… và trên 150.000 tấn tre, vầu, nứa và khoảng 604 nghìn tấn củi, công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh phát triển khá nhanh và về số lượng, lẫn quy mô, công nghệ. Đến nay, toàn tỉnh có 520 cơ sở chế biến gỗ (trong đó có 44 doanh nghiệp, công ty và 476 hộ cá thể), tập trung chủ yếu trên địa bàn các huyện Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn và thành phố Yên Bái.
Sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng tại Công ty TNHH Công nghiệp Hòa Phát, huyện Yên Bình
Tỉnh đã thu hút được nhiều dự án sản xuất gỗ quy mô và chất lượng cao như Công ty TNHH ngành gỗ Thiên An, Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái, Công ty TNHH Kim Gia, Công ty TNHH Good Industry; Công ty TNHH Trường Minh; Công ty cổ phần Junma Yên Bái; Công ty TNHH 1 thành viên An Việt Phát; Công ty TNHH YiFan Hồng Kông...
Chất lượng sản phẩm gỗ ngày càng được nâng cao. Sản phẩm ván ép, ván ghép thanh, đũa gỗ, viên nén đã được xuất khẩu đến các thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ và một phần được tiêu thụ trong nước. Năm 2021, sản lượng gỗ ván ghép thanh đạt 5.000m3, ván ép 140.000m3, đũa gỗ xuất khẩu đạt 700 triệu đôi, viên nén nhiên liệu 40.000 tấn, ván bóc đạt 500.000 m3, ván xẻ thanh đạt 90.000 m3.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2 doanh nghiệp sản xuất giấy đế và giấy vàng mã là Công ty Cổ phần nông lâm sản thực phẩm và Công ty Cổ phần Hapaco Yên Sơn. Trong 9 tháng đầu năm 2022 sản lượng giấy đế đạt 18.260 tấn; đạt 73,04% so với kế hoạch; sản lượng giấy vàng mã đạt 8.990 tấn, đạt 69,15% so với kế hoạch.
Bên cạnh đó, hiện toàn tỉnh có 16 doanh nghiệp và 120 hộ cá thể chưng cất tinh dầu quế với tổng công suất thiết kế là 955 tấn sản phẩm/năm. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất tinh dầu quế sản xuất tại Văn Yên, Văn Chấn và Trấn Yên. Trong 9 tháng đầu năm 2022 sản lượng tinh dầu quế đạt 437 tấn, đạt 72,8% so với kế hoạch.
Đối với công nghiệp chế biến chè, thời gian gần đây đã từng bước cơ cấu lại để phù hợp với vùng nguyên liệu và thị trường. Hiện toàn tỉnh có 51 cơ sở chế biến đang hoạt động. Một số cơ sở doanh nghiệp đã đầu tư cải tạo, đổi mới dây chuyền máy móc thiết bị công nghệ chế biến tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chè, tỷ trọng sản phẩm chè xanh giá trị cao được nâng lên, từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu. Sản lượng chè chế biến năm 2021 đạt 27.000 tấn trong đó: chè đen đạt 24.290 tấn, chiếm 90% sản lượng, chè xanh 2.710 tấn; sản phẩm chủ yếu bán trong nước. Chỉ tính riêng 9 tháng năm 2022, sản lượng chè chế biến đạt 23.800 tấn, đạt 88,15% so với kế hoạch.
Thời gian gần đây, ngành sản xuất, chế biến chè đã từng bước cơ cấu lại để phù hợp với vùng nguyên liệu và thị trường
Sản xuất tinh bột sắn cũng có đóng góp quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến của tỉnh. Hiện toàn tỉnh có 2 doanh nghiệp, 3 nhà máy sản xuất, công suất 56.000 tấn sản phẩm/năm. Trong 9 tháng đầu năm 2022 sản lượng tinh bột sắn đạt 19.500 tấn, tăng 3,45% so với cùng kỳ 2021, đạt 65% so với kế hoạch.
Cùng với hoạt động sản xuất, công tác xúc tiến thương mại của tỉnh cũng được chú trọng. Đặc biệt, ngành Công Thương đã tập trung tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, giúp các doanh nghiệp tiếp cận các kênh tiêu thụ tại các siêu thị, nhà phân phối lớn trên phạm vi cả nước.
Mặc dù có những chuyển biến tích cực, một số doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm của tỉnh còn gặp những khó khăn nhất định như nguyên liệu đầu vào khan hiếm, dẫn đến tình trạng cạnh tranh giữa các đơn vị thu mua nguyên liệu chế biến; nguồn lao động tham gia sản xuất còn thiếu, thuê mướn theo mùa vụ, không ổn định và chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm; sản phẩm chè chế biến gặp khó khăn trong việc kiểm soát dư lượng chất bảo vệ thực vật, nên giá trị gia tăng của sản phẩm không được cao. Chi phí nguyên liệu phục vụ chế biến tăng cao; thị trường tiêu thụ không ổn định, thiếu bền vững, giá cả bấp bênh như sản phẩm gỗ rừng trồng, giấy đế, giấy vàng mã...
Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do vậy thời gian tới, để ngành công nghiệp này phát triển hơn nữa, cần tăng cường công tác quản lý phối hợp tốt với các ngành, địa phương trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt trong sản xuất tiêu thụ, vấn đề xử lý hàng tồn kho, thị trường xuất khẩu để có giải pháp tháo gỡ; tập trung phát triển thị trường mới cho các sản phẩm xuất khẩu có sức cạnh tranh lớn, có giá trị gia tăng cao hoặc các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch lớn; giữ vững các thị trường xuất khẩu truyền thống; tăng cường công tác thông tin phổ biến các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Bên cạnh đó các doanh nghiệp, cần chủ động tiếp cận thông tin, các thay đổi về cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động để kịp thời vận dụng cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng với thị trường trong thời kỳ hội nhập.