CTTĐT - Cử tri Yên Bái có ý kiến kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan một số nội dung về các giải pháp để bình ổn giá xăng, dầu; đồng thời xem xét có chính sách trợ giá đối với các mặt hàng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Bộ Công thương đã có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái.
Ảnh minh họa
Ý kiến cử tri:
Hiện nay, giá xăng, dầu tiếp tục tăng cao kéo theo giá của nhiều loại hàng hóa, vật liệu xây dựng, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ… tăng khiến đời sống, sản xuất của người dân, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Cử tri kiến nghị Chính phủ tiếp tục có các giải pháp để bình ổn giá xăng, dầu; đồng thời xem xét có chính sách trợ giá đối với các mặt hàng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
Bộ Công thương trả lời tại văn bản số 6024/BCT-KH ngày 04/10/2022 như sau:
Do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 đến nền kinh tế thế giới và kinh tế trong nước trong năm 2021 làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa, xu hướng gia tăng lạm phát tại nhiều nước trên thế giới. Tại thị trường trong nước, hiện nay giá một số mặt hàng như xăng dầu, gas, vật tư nông nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi... đã tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù nguồn cung các mặt hàng này (trừ mặt hàng xăng dầu) vẫn được bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu, tuy nhiên giá tăng là do chịu nhiều ảnh hưởng của xu hướng tăng giá trên thị trường thế giới do Việt Nam phải nhập khẩu các nguyên liệu, thành phẩm để phục vụ sản xuất và đáp ứng nhu cầu trong nước.
1. Đối với mặt hàng phân bón: Thời gian qua, Bộ Công Thương cũng đã có một số giải pháp nhằm góp phần bình ổn giá đối với mặt hàng phân bón như: Bộ Công Thương đã có Văn bản đề nghị Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu nhập khẩu, phát huy công suất sản xuất, giảm tồn kho, kiểm soát kênh phân phối, tiết giảm chi phí sản xuất, ưu tiên tối đa tiêu thụ phân bón tại thị trường trong nước, định kỳ báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ phân bón; Làm việc trực tiếp với Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đánh giá tình hình sản xuất, nắm bắt tình hình biến động giá cả trong nước và thế giới, tình hình cung ứng phân bón ra thị trường, các biện pháp chỉ đạo điều hành hạn chế xuất khẩu phân bón nhằm cung ứng tối đa cho thị trường nội địa...;
Trong thời gian tới, nhằm góp phần hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất, Bộ Công Thương sẽ phối hợp thực hiện đồng bộ một số nội dung sau: (i) Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương theo dõi sát diễn biến thị trường, kịp thời đề xuất các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu, nhất là chương trình bình ổn thị trường; (ii) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính rà soát, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với một số mặt hàng thiết yếu, tránh tình trạng giá tăng - giảm bất hợp lý; (iii) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thị trường, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
2. Đối với mặt hàng xăng dầu: Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, thực hiện nhất quán, đúng quy định (trong việc tính toán, xác định, điều hành giá) tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, các Thông tư hướng dẫn và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới; sử dụng công cụ Quỹ Bình ổn giá một cách hiệu quả và linh hoạt nhằm hạn chế mức biến động mạnh của giá xăng dầu trong nước so với biến động của giá thế giới, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh và sử dụng xăng dầu. Để giảm chi phí, bình ổn giá xăng dầu, Bộ Công Thương đã kiến nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường 02 lần, thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng dầu và đang xem xét giảm uế tiêu thụ đặc biệt thuế VAT.
Nhằm hỗ trợ cho đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, góp phần bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát, trong công tác điều hành giá xăng dầu trong những tháng đầu năm (khi giá xăng dầu thế giới tăng cao), Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã chi sử dụng liên tục Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (với mức chi từ 100 - 1.500 đồng/lít tùy loại) để bình ổn giá xăng dầu trong nước, điều chỉnh giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến của giá xăng dầu thế giới nhưng mức tăng thấp hơn mức tăng của giá xăng dầu thế giới. Giá bình quân một số mặt hàng thành phẩm xăng dầu thế giới (giao dịch trên thị trường Singapore) dùng để tính giá cơ sở kỳ điều hành ngày 05/9/2022 so với đầu năm 2022 (ngày 11/01/2022) biến động tăng từ 7,22% đến 59,27% nhưng giá xăng dầu trong nước đến kỳ điều hành ngày 05/9/2022 so với đầu năm 2022 (ngày 11/01/2022) chỉ tăng từ 0,86% - 48,47%, riêng dầu madút giảm 1,74%.
3. Đối với mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp
* Về phương án, giải pháp điều chỉnh giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, việc ổn định giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện:
Từ đầu năm 2021 đến nay, giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên thị trường thế giới và trong nước liên tục tăng cao, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, sức cạnh tranh của hàng nông sản và đời sống người nông dân, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn do tác động của thiên tai, dịch bệnh, xung đột địa chính trị. Giá phân bón, thuốc BVTV trong nước cũng tăng theo biến động tăng của thị trường thế giới, tuy nhiên mức tăng thấp hơn so với giá phân bón, thuốc BVTV nhập khẩu cùng loại. Trước tình hình giá phân bón và thuốc BVTV tăng cao, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai các giải pháp bình ổn thị trường phân bón, thuốc BVTV trong nước như:
- Tổ chức Hội nghị trao đổi, làm việc với Hiệp hội phân bón Việt Nam, một số doanh nghiệp sản xuất phân bón chủ lực để đánh giá và tìm giải pháp cho vấn đề này. Những giải pháp mà các doanh nghiệp sản xuất đã cam kết thực hiện đó là: (i) vận hành nhà máy phân bón hoạt động với công suất tối đa trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp; (ii) thực hiện cắt giảm các hợp đồng xuất khẩu phân bón để ưu tiên nguồn cung cho thị trường trong nước và (iii) hợp lý hóa các chi phí sản xuất, duy trì giá bán theo chi phí nguyên liệu để phân bón đến tay người nông dân với mức giá hợp lý nhất. Phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến với 13 tỉnh/thành phố Đồng bằng Sông Cửu Long và một số doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn trong nước để cập nhật thị trường phân bón trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 bùng phát tại các tỉnh phía Nam và đề xuất giải pháp góp phần bình ổn thị trường phân bón
- Phối hợp với Bộ Công Thương, các Bộ, ngành có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giải pháp bình ổn thị trường phân bón. Theo đó, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính: (i) Tiếp tục nghiên cứu việc sửa đổi Luật Thuế số 71/2014/QH13 theo hướng đưa phân bón vào diện chịu thuế GTGT; (ii) Nghiên cứu, đề xuất việc áp dụng thuế xuất khẩu đối với phân bón phù hợp với các cam kết quốc tế. Tổ chức Hội nghị trực tuyến “Thực trạng và giải pháp quản lý sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long”. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT tập trung chỉ đạo sản xuất, tăng cường quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra; đẩy mạnh chuyển đổi số; tuyên truyền, tập huấn sử dụng phân bón nhằm tăng hiệu suất sử dụng, khuyến khích mạnh mẽ sử dụng phân bón hữu cơ, trên cơ sở đó giảm lượng phân bón để giảm chi phí đầu vào, nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường, duy trì sức sản xuất của đất, thực hiện mục tiêu phát triển một ngành nông nghiệp sinh thái, hiệu quả và bền vững
- Thường xuyên cập nhật tình hình sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh thuốc BVTV ở các quốc gia sản xuất thuốc BVTV lớn như Trung Quốc và Ấn Độ để tham mưu, phù hợp với thực tiễn.
- Ký kết Biên bản ghi nhớ: “Chương trình hợp tác giữa Cục Bảo vệ thực vật và Hội doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV Việt Nam”. Phối hợp với các tổ chức, các cơ sở sản xuất thuốc BVTV lớn để nắm số lượng thuốc BVTV tồn kho chưa đưa vào lưu thông trên thị trường, đặc biệt là các cơ sở sản xuất thuốc BVTV khu vực phía Nam.
- Hướng dẫn cho các cơ sở duy trì sản xuất trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp qua “Phương án 3 tại chỗ” và “1 cung đường 2 điểm đến” nhằm tối đa công suất sản xuất vật tư nông nghiệp để phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước.
- Tổ chức triển khai công tác tập huấn, truyền thông để chuyển đổi, nâng cao - nhận thức, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp và cán bộ quản lý địa phương về sử dụng phân bón, thuốc BVTV tiết kiệm, an toàn và hiệu quả. Hướng dẫn nông dẫn áp dụng các gói giải pháp kỹ thuật trong sản xuất nhằm sử dụng phân bón, thuốc BVTV tiết kiệm, an toàn, hiệu quả như chương trình IPM, IPHI, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI), gieo sạ né rầy, ứng dụng công nghệ sinh thái, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp, mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mô hình liên kết sản xuất. Các giải pháp tiếp tục triển khai trong thời gian tới.
- Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất: Bộ Nông nghiệp và PTNT đã và đang phối hợp Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, các cơ quan liên quan, các địa phương tập trung chỉ đạo, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất phân bón, thuốc BVTV trong nước tiếp tục duy trì, tối đa hóa công suất, sản xuất và cung ứng kịp thời, ưu tiên tối đa lượng phân bón, thuốc BVTV đáp ứng nhu cầu trong nước.
- Sử dụng phân bón, thuốc BVTV tiết kiệm, hiệu quả: Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan trọng việc tuyên truyền, phổ biến, tập huấn và hướng dẫn sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối, sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí vừa đảm bảo hiệu quả sản xuất vừa tiết kiệm vật tư đầu vào trong tình hình giá phân bón, thuốc BVTV tăng cao hiện nay.
- Phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học: Bộ Nông nghiệp và PTNT đã và đang thực hiện các giải pháp thúc đẩy hơn nữa việc sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học thay thế một phần phân bón vô cơ, thuốc BVTV hóa học. Đồng thời, phối hợp các địa phương khuyến khích, hỗ trợ nông dân tự sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước (phụ phẩm trồng trọt, chế biến nông sản, chất thải chăn nuôi, rác thải sinh hoạt, v.v.) vừa cải tạo đất, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, từ đó giảm dần sự lệ thuộc phân bón vô cơ.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp các Bộ, ngành, địa phương tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát thị trường phân bón, thuốc BVTV chống đầu cơ tăng giá, áp dụng các biện pháp hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, lưu thông để góp phần bình ổn thị trường trong nước, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tiêu thụ phân bón, thuốc BVTV phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước với mức giá phù hợp.
Các giải pháp nêu trên đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT báo báo với Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 7504/BNN-BVTV ngày 09/11/2021, hiện nay đang được tiếp tục triển khai thực hiện nhằm góp phần bình ổn giá phân bón, thuốc BVTV.
* Về tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra các mặt hàng như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
Trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tất cả các khâu từ khảo nghiệm, đăng ký, công nhận lưu hành, sản xuất, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón. Công tác quản lý phân bón và thuốc BVTV luôn được Chính phủ quan tâm chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng vào cuộc từ rà soát xây dựng hoàn thiện thể chế cho đến tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.
Cho đến nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý thuốc BVTV và phân bón đã được xây dựng cơ bản hoàn thiện, đồng bộ từ Luật, Nghị định đến các Thông tư hướng dẫn. Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm soát chất lượng thuốc BVTV, phân bón cũng như khảo nghiệm cũng đã được xây dựng đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Nhờ đó, công tác quản lý thuốc BVTV, phân bón đã được thực hiện chặt chẽ ở tất cả các khâu, đặc biệt là đã tạo căn cứ pháp lý vững chắc cho việc xem xét loại bỏ các loại thuốc BVTV, phân bón có hiệu quả thấp, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường sinh thái. Thêm vào đó, việc phân công, phân cấp trong quản lý, giám sát sử dụng thuốc BVTV, phân bón đã được quy định rõ ràng, chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật
Thông qua đó, tình trạng phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng từng bước được đẩy lùi, trật tự, kỷ cương trong sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV đã có nhiều chuyển biển tích cực, góp phần thúc đẩy nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ mỗi trường, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nông dân, doanh nghiệp chân chính và sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên, tình trạng phân bón, thuốc BVTV giả kém chất lượng, đầu cơ tích trữ đẩy giá phân bón lên cao vẫn còn xảy ra ở một số địa phương. Đặc biệt từ đầu năm 2021 đến nay, lợi dụng tình hình giá phân bón tăng mạnh, việc gian lận trong sản xuất, kinh doanh phân bón diễn biến phức tạp hơn. Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các Bộ, ngành, địa phương đã và đang tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để bình ổn thị trường phân bón; chủ động phối hợp với các Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành liên quan triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với mặt hàng phân bón và có các giải pháp ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, sản xuất, kinh doanh phân bón giả, không đảm bảo chất lượng. Nhằm tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan, lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát thuốc BVTV và phân bón, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai một số nội dung như:
- Chỉ đạo hệ thống thanh tra chuyên ngành thay đổi phương thức thanh tra, kiểm tra; chuyển mạnh từ thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch sang thanh tra, kiểm tra đột xuất; phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389, cơ quan công an, quản lý thị trường trong kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, buôn bán phân bón trên địa bàn.
- Chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật ký kết Quy chế phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương trong việc kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Do đó, trong thời gian qua nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, buôn bán phân bón, thuốc BVTV vi phạm quy định pháp luật đã bị các cơ quan lực lượng chức năng phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT, cơ quan công an, quản lý thị trường, Sở Nông nghiệp và PTNT, cơ quan chức năng ở địa phương đã và đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ, triển khai đồng bộ, quyết liệt công tác thanh kiểm tra, điều tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, lưu thông, sử dụng vật tư nông nghiệp nói chung, đặc biệt là phân bón và thuốc BVTV; triệt phá dứt điểm các đường dây nhập lậu phân bón, thuốc BVTV; ngăn chặn tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV giả, nhái, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ lưu thông trên thị trường; Tổ chức triển khai các chương trình phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương về truyền thông, giáo dục và giám sát thực thi pháp luật về quản lý chất lượng phân bón, thuốc BVTV. Để chủ động đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV góp phần bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón và thuốc BVTV, đổi mới công tác thanh tra, chuyển từ thanh tra theo kế hoạch sang thanh tra, kiểm tra đột xuất và tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn nữa một số giải pháp như:
(1)Tăng cường sự phối hợp, tổ chức triển khai quyết liệt và hiệu quả hơn nữa giữa các cơ quan, lực lượng chức năng, các Hội, Hiệp hội từ Trung ương tới địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật ở tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV từ đăng ký, kinh doanh, buôn bán, xuất nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển đến sử dụng để ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV giả, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các hành vi vi phạm.
(2) Tổ chức lực lượng thanh tra chuyên ngành tổng kiểm tra về chất lượng phân bón, thuốc BVTV đang sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường. Xử lý triệt để các cơ sở sản xuất, nhập khẩu phân bón không đáp ứng điều kiện theo quy định, các sản phẩm phân bón chưa được công nhận lưu hành, thuốc BVTV không có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần, hàm lượng, công dụng
(3) Tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương trong kiêm giám sát sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón, thuốc BVTV. Đặc biệt, chính quyền địa phương cấp cơ sở (cấp huyện, xã/phường) cần tham gia tích cực vào công tác quản lý buôn bán, sử dụng phân bón trên địa bàn. Tra.
(4) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người sử dụng và các đại lý buôn bán không tham gia hoặc tiếp tay hoạt động sản xuất, buôn bán, vận chuyển phân bón giả; phổ biến, tập huấn nông dân nhận biết phân bón, thuốc BVTV giả và cách sử dụng an toàn, hiệu quả.
(5) Phát triển các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp từ cung ứng vật tư đầu vào đến thu mua sản phẩm đầu ra theo hướng an toàn, nâng cao giá trị và phát triển bền vững.
(6) Rà soát, xây dựng, sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về phân bón, thuốc BVTV chặt chẽ hơn, chế tài xử lý nghiêm minh hơn. Củng cố, kiện toàn và có cơ chế giám sát, kiểm tra các cơ quan kiểm tra nhà nước, tổ chức chứng nhận sự phù hợp về chất lượng phân bón, thuốc BVTV. Cũng như tăng thẩm quyền xử lý cho các tổ chức, công chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về phân bón, thuốc BVTV.
(7) Khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về phân bón, thuốc BVTV: Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Bảo vệ thực vật) đã ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về phân bón, thuốc BVTV phục vụ công tác quản lý, sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường. Bộ cơ sở dữ liệu này sẽ là nguồn thông tin duy nhất và thống nhất để truy xuất, công khai, minh bạch và kịp thời phục vụ cộng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất, lưu thông và sử dụng phân bón, thuốc BVTV.
* Về chế tài xử lý đối với hành vi sản xuất, buôn bán vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng
Về chế tài xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, kém chất lượng (trong đó có vật tư nông nghiệp), hiện nay về cơ bản đã bảo đảm tính răn đe, cụ thể như sau:
- Đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả:
+ Các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có trị giá tương đương với số lượng của hàng thật hoặc có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) áp dụng xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022NĐ-CP ngày 31/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
Theo quy định tại Nghị định này, tùy theo hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 02 triệu đến 400 triệu đồng và bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm, tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng giả, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là tiêu hủy tang vật vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
+ Các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có trị giá tương đương với số lượng của hàng thật hoặc có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên sẽ bị xem xét để xử lý hình sự theo quy định tại Điều 195 Bộ luật Hình sự năm 2015, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13. Theo quy định này, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm.
- Đối với các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, buôn bán hàng kém chất lượng (không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng) ngoài áp dụng quy định tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính chuyên ngành thì:
Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 20/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử.
Theo quy định tại nghị định này, tùy theo giá trị lô hàng mà mức phạt từ 01 triệu đồng đến 300 triệu đồng đối với hàng hóa chưa bán; đối với hàng hóa đã bán, mức phạt gấp từ 02 đến 03 lần giá trị hàng hóa và còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi tái chế hoặc tiêu hủy hàng hóa kém chất lượng.
* Về giải pháp hỗ trợ đầu ra đối với các sản phẩm nông nghiệp do người dân sản xuất
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại các quốc gia và vùng lãnh thổ triển khai một số nội dung nhằm mở rộng thị trường, kết nối sản xuất với phân phối và tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt đối với nông, thủy sản có tính thời vụ cao, cụ thể:
- Theo dõi sát thông tin, động thái liên quan và kịp thời báo cáo, đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
- Tích cực quảng bá, thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản như vận động - đầu mối nhập khẩu tại nước sở tại tham gia Hội nghị và các phiên giao thương trực tuyến do Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chủ trì tổ chức, cập nhật thông tin, biến động thị trường, cơ hội xuất khẩu cung cấp cho các doanh nghiệp, địa phương, hiệp hội chủ động có kế hoạch ứng phó với các biến động cũng như khai thác các cơ hội thị trường, hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm của các địa phương trên cả nước nói chung và khu vực biên giới nói riêng.
- Đẩy mạnh xúc tiến phân phối hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam trên nền tảng trực tuyến thông qua việc hướng dẫn, chỉ đạo các sàn thương mại điện tử hỗ trợ, tạo điều kiện cho các thương nhân kinh doanh nông sản phát triển kênh tiêu thụ mới cho hàng nông sản, vận động và được các sàn thương mại điện tử tích cực hưởng ứng hỗ trợ tăng cường hiển thị các sản phẩm nông sản trên website bán hàng, thúc đẩy tiêu thụ cho nông sản. Các hoạt động này có ý nghĩa quan trọng, vừa góp phần hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ nông sản vào vụ thụ hoạch trước mắt, vừa hỗ trợ các địa phương tiếp cận kênh phân phối mới, có cơ hội tiếp cận số lượng lớn người tiêu dùng tại các nước khác một cách hiệu quả.
Bộ Công Thương cũng đã và đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định 194/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 25 tháng 2 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:
- Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 9 tháng 2 năm 2021 phê duyệt đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030
Để thúc đẩy tiêu thụ và phát triển sản xuất các mặt hàng nông sản, ngày 09/902/2021 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 – 2025 định hướng đến 2030”.Trong đó tập trung đến các phương thức kinh doanh nông sản mới, hiện đại, tiên tiến trên thế giới.
Bộ Công Thương đã phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh như: Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Lào Cai, Sơn la, Nghệ An, Bến Tre... Tổ chức Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ nông sản tiêu biểu địa phương đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà phân phối lớn, các hợp tác xã đến tham dự thu mua, chế biến trong hệ thống phân phối và đã có hiệu quả.
Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ nông dân nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất, thúc đẩy liên kết sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, giúp nông dẫn an tâm sản xuất. Cụ thể như sau:
- Tăng cường hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản, khai thác tối đa các kênh - thương mại điện tử, hạn chế khâu trung gian: (i) Phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương tăng cường tổ chức kết nối, giới thiệu doanh nghiệp liên kết hợp đồng tiêu thụ, bảo quản, chế biến nông sản, đặc biệt là các đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực, có sản lượng lớn, thu hoạch tập trung; (ii) Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản các địa phương tham gia các hoạt động trực tuyến (hội chợ, tuần lễ quảng bá, kết nổi cung cầu và tiêu thụ sản phẩm); (iii) Phối hợp các chuỗi phân phối trong nước, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam tháo gỡ khó khăn, đầy mạnh quảng bá trực tuyến tiêu thụ trong nước, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm nông sản tại địa phương.
-Tập trung vào các hoạt động tháo gỡ rào cản kỹ thuật và mở cửa thị trường xuất khẩu chính ngạch thêm nhiều sản phẩm nông sản vào các thị trường lớn và tiềm năng, như: Trung Quốc (thạch đen, tổ yến, khoai lang tím, chanh leo, bơ, bưởi, na, roi, dừa), Hoa Kỳ (quả bưởi tươi), Nhật Bản (nhãn, bưởi, chanh leo), Hàn Quốc (tôm, thanh long ruột đỏ, bưởi, vú sữa, nhãn, vải, chôm chôm, thịt gia súc, gia cầm chế biến, trứng gia cầm chế biến), Myanmar (bưởi, xoài), Thái Lan (chôm chôm, bưởi, chanh leo, na, vú sữa), Úc (tôm tươi, nhãn, chanh leo), New-Zealand (chanh ta, chanh leo, nhãn, vú sữa, bưởi, vải, măng cụt, dưa hấu, mít)...
- Tiếp tục phối hợp với các Đại sứ quán, Tham tán thương mại tăng cường xúc tiến, quảng bá theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đối với các sản phẩm đã được mở cửa, xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường gắn liền với - các hoạt động ngoại giao của Chính phủ và của Bộ. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục phối hợp, hướng dẫn địa phương điều chỉnh kế hoạch, tổ chức sản xuất phù hợp với điều kiện thời tiết và theo tín hiệu thị trường để vừa đảm bảo nguồn cung ổn định, không bị đứt gãy, vừa hạn chế sự tồn đọng, giúp người nông dẫn an tâm đầu tư sản xuất, có thu nhập ổn định và có lãi; Chủ động theo dõi sát tình hình và cung cấp thông tin định kỳ/đột xuất cho Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ, Tổ Điều hành hị trường trong nước để thông tin, dự báo và khuyến cáo về sản xuất và thị trường các mặt hàng nông sản, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa; cập nhật các khuyến nghị của thị trường nhập khẩu để các doanh nghiệp trong nước chủ động nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm đạt chuẩn theo đúng quy định của thị trường các nước.
Bên cạnh các giải pháp của Chính phủ và các Bộ ngành, đề nghị UBND tỉnh Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Hà Nam, Đồng Tháp, Bình Thuận, Tây Ninh, Yên Bái, Sóc Trăng, Tiền Giang, Lào Cai, Gia Lai, Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Bình Phước, Thái Bình: (i) Chủ động, tích cực triển khai các cơ chế, chính sách hiện hành; có cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến nông sản chủ lực của tỉnh; rà soát, điều chỉnh quy mô và cơ cấu sản xuất phù hợp, tổ chức sản xuất theo tín hiệu và nhu cầu thị trường; xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm với sản phẩm đặc trưng của địa phương; (ii) Chủ động, chức kết nối nông dân, hợp tác xã sản xuất với doanh nghiệp thu mua chế biến, xuất khẩu và phân phối nông sản
4. Về chính sách bình ổn giá cả, nhất là các mặt hàng thiết yếu để ổn định đời sống của nhân dân
Trước bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu có xu hướng ngày càng gia tăng gây áp lực lên mặt bằng giá cả trong nước, từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã có các văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai quyết liệt nhiều giải pháp kinh tế vĩ mô như bảo đảm nguồn cung hàng hóa tiêu dùng thiết yếu và nguyên vật liệu đầu vào quan trọng của sản xuất, giữ ổn định giá các mặt hàng nhà nước định giá,….. từ đó giúp hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Đến nay, mặt bằng giá cơ bản vẫn được kiểm soát, CPI bình quân 7 tháng đầu năm tăng 2,54%, lạm phát cơ bản 7 tháng đầu năm tăng 1,44%.
Bên cạnh đó, trước việc giá xăng dầu giảm mạnh trong tháng 7/2022 nhưng giá nhiều mặt hàng vẫn có xu hướng tăng giá, Bộ Tài chính đã tham mưu các biện pháp tăng cường quản lý, điều hành giá trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 679/CĐ-TTg ngày 31/7/2022 chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương kiểm soát chặt giá các hàng hóa, dịch vụ sau khi giá xăng dầu giảm mạnh trong các kỳ điều hành vừa qua.
Để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2022, Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, thường xuyên theo sát tình hình chung, tham mưu chính sách, kịch bản phù hợp, linh hoạt, kịp thời nhất là đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động lớn tới mặt bằng giá. Đối với việc quản lý giá các mặt hàng cụ thể (nhất là các mặt hàng đang có biến động như xăng dầu, cước phí vận tải, vật liệu xây dựng, vật tử và sản phẩm nông nghiệp, giá dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục, y tế), các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp có biến động lớn về giá, căn cứ quy định tại Luật giá để đề xuất và tổ chức triển khai các biện pháp bình ổn giá phù hợp. Đối với các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, cần tính toán kỹ phương án, đánh giá tác động đến mặt bằng giá, mục tiêu kiểm soát lạm phát để có phương án điều hành cụ thể để báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2738 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Cử tri Yên Bái có ý kiến kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan một số nội dung về các giải pháp để bình ổn giá xăng, dầu; đồng thời xem xét có chính sách trợ giá đối với các mặt hàng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Bộ Công thương đã có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái.Ý kiến cử tri:
Hiện nay, giá xăng, dầu tiếp tục tăng cao kéo theo giá của nhiều loại hàng hóa, vật liệu xây dựng, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ… tăng khiến đời sống, sản xuất của người dân, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Cử tri kiến nghị Chính phủ tiếp tục có các giải pháp để bình ổn giá xăng, dầu; đồng thời xem xét có chính sách trợ giá đối với các mặt hàng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
Bộ Công thương trả lời tại văn bản số 6024/Bộ Chính trị-KH ngày 04/10/2022 như sau:
Do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 đến nền kinh tế thế giới và kinh tế trong nước trong năm 2021 làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa, xu hướng gia tăng lạm phát tại nhiều nước trên thế giới. Tại thị trường trong nước, hiện nay giá một số mặt hàng như xăng dầu, gas, vật tư nông nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi... đã tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù nguồn cung các mặt hàng này (trừ mặt hàng xăng dầu) vẫn được bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu, tuy nhiên giá tăng là do chịu nhiều ảnh hưởng của xu hướng tăng giá trên thị trường thế giới do Việt Nam phải nhập khẩu các nguyên liệu, thành phẩm để phục vụ sản xuất và đáp ứng nhu cầu trong nước.
1. Đối với mặt hàng phân bón: Thời gian qua, Bộ Công Thương cũng đã có một số giải pháp nhằm góp phần bình ổn giá đối với mặt hàng phân bón như: Bộ Công Thương đã có Văn bản đề nghị Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu nhập khẩu, phát huy công suất sản xuất, giảm tồn kho, kiểm soát kênh phân phối, tiết giảm chi phí sản xuất, ưu tiên tối đa tiêu thụ phân bón tại thị trường trong nước, định kỳ báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ phân bón; Làm việc trực tiếp với Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đánh giá tình hình sản xuất, nắm bắt tình hình biến động giá cả trong nước và thế giới, tình hình cung ứng phân bón ra thị trường, các biện pháp chỉ đạo điều hành hạn chế xuất khẩu phân bón nhằm cung ứng tối đa cho thị trường nội địa...;
Trong thời gian tới, nhằm góp phần hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất, Bộ Công Thương sẽ phối hợp thực hiện đồng bộ một số nội dung sau: (i) Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương theo dõi sát diễn biến thị trường, kịp thời đề xuất các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu, nhất là chương trình bình ổn thị trường; (ii) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính rà soát, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với một số mặt hàng thiết yếu, tránh tình trạng giá tăng - giảm bất hợp lý; (iii) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thị trường, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
2. Đối với mặt hàng xăng dầu: Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, thực hiện nhất quán, đúng quy định (trong việc tính toán, xác định, điều hành giá) tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, các Thông tư hướng dẫn và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới; sử dụng công cụ Quỹ Bình ổn giá một cách hiệu quả và linh hoạt nhằm hạn chế mức biến động mạnh của giá xăng dầu trong nước so với biến động của giá thế giới, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh và sử dụng xăng dầu. Để giảm chi phí, bình ổn giá xăng dầu, Bộ Công Thương đã kiến nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường 02 lần, thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng dầu và đang xem xét giảm uế tiêu thụ đặc biệt thuế VAT.
Nhằm hỗ trợ cho đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, góp phần bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát, trong công tác điều hành giá xăng dầu trong những tháng đầu năm (khi giá xăng dầu thế giới tăng cao), Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã chi sử dụng liên tục Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (với mức chi từ 100 - 1.500 đồng/lít tùy loại) để bình ổn giá xăng dầu trong nước, điều chỉnh giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến của giá xăng dầu thế giới nhưng mức tăng thấp hơn mức tăng của giá xăng dầu thế giới. Giá bình quân một số mặt hàng thành phẩm xăng dầu thế giới (giao dịch trên thị trường Singapore) dùng để tính giá cơ sở kỳ điều hành ngày 05/9/2022 so với đầu năm 2022 (ngày 11/01/2022) biến động tăng từ 7,22% đến 59,27% nhưng giá xăng dầu trong nước đến kỳ điều hành ngày 05/9/2022 so với đầu năm 2022 (ngày 11/01/2022) chỉ tăng từ 0,86% - 48,47%, riêng dầu madút giảm 1,74%.
3. Đối với mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp
* Về phương án, giải pháp điều chỉnh giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, việc ổn định giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện:
Từ đầu năm 2021 đến nay, giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên thị trường thế giới và trong nước liên tục tăng cao, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, sức cạnh tranh của hàng nông sản và đời sống người nông dân, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn do tác động của thiên tai, dịch bệnh, xung đột địa chính trị. Giá phân bón, thuốc BVTV trong nước cũng tăng theo biến động tăng của thị trường thế giới, tuy nhiên mức tăng thấp hơn so với giá phân bón, thuốc BVTV nhập khẩu cùng loại. Trước tình hình giá phân bón và thuốc BVTV tăng cao, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai các giải pháp bình ổn thị trường phân bón, thuốc BVTV trong nước như:
- Tổ chức Hội nghị trao đổi, làm việc với Hiệp hội phân bón Việt Nam, một số doanh nghiệp sản xuất phân bón chủ lực để đánh giá và tìm giải pháp cho vấn đề này. Những giải pháp mà các doanh nghiệp sản xuất đã cam kết thực hiện đó là: (i) vận hành nhà máy phân bón hoạt động với công suất tối đa trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp; (ii) thực hiện cắt giảm các hợp đồng xuất khẩu phân bón để ưu tiên nguồn cung cho thị trường trong nước và (iii) hợp lý hóa các chi phí sản xuất, duy trì giá bán theo chi phí nguyên liệu để phân bón đến tay người nông dân với mức giá hợp lý nhất. Phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến với 13 tỉnh/thành phố Đồng bằng Sông Cửu Long và một số doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn trong nước để cập nhật thị trường phân bón trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 bùng phát tại các tỉnh phía Nam và đề xuất giải pháp góp phần bình ổn thị trường phân bón
- Phối hợp với Bộ Công Thương, các Bộ, ngành có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giải pháp bình ổn thị trường phân bón. Theo đó, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính: (i) Tiếp tục nghiên cứu việc sửa đổi Luật Thuế số 71/2014/QH13 theo hướng đưa phân bón vào diện chịu thuế GTGT; (ii) Nghiên cứu, đề xuất việc áp dụng thuế xuất khẩu đối với phân bón phù hợp với các cam kết quốc tế. Tổ chức Hội nghị trực tuyến “Thực trạng và giải pháp quản lý sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long”. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT tập trung chỉ đạo sản xuất, tăng cường quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra; đẩy mạnh chuyển đổi số; tuyên truyền, tập huấn sử dụng phân bón nhằm tăng hiệu suất sử dụng, khuyến khích mạnh mẽ sử dụng phân bón hữu cơ, trên cơ sở đó giảm lượng phân bón để giảm chi phí đầu vào, nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường, duy trì sức sản xuất của đất, thực hiện mục tiêu phát triển một ngành nông nghiệp sinh thái, hiệu quả và bền vững
- Thường xuyên cập nhật tình hình sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh thuốc BVTV ở các quốc gia sản xuất thuốc BVTV lớn như Trung Quốc và Ấn Độ để tham mưu, phù hợp với thực tiễn.
- Ký kết Biên bản ghi nhớ: “Chương trình hợp tác giữa Cục Bảo vệ thực vật và Hội doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV Việt Nam”. Phối hợp với các tổ chức, các cơ sở sản xuất thuốc BVTV lớn để nắm số lượng thuốc BVTV tồn kho chưa đưa vào lưu thông trên thị trường, đặc biệt là các cơ sở sản xuất thuốc BVTV khu vực phía Nam.
- Hướng dẫn cho các cơ sở duy trì sản xuất trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp qua “Phương án 3 tại chỗ” và “1 cung đường 2 điểm đến” nhằm tối đa công suất sản xuất vật tư nông nghiệp để phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước.
- Tổ chức triển khai công tác tập huấn, truyền thông để chuyển đổi, nâng cao - nhận thức, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp và cán bộ quản lý địa phương về sử dụng phân bón, thuốc BVTV tiết kiệm, an toàn và hiệu quả. Hướng dẫn nông dẫn áp dụng các gói giải pháp kỹ thuật trong sản xuất nhằm sử dụng phân bón, thuốc BVTV tiết kiệm, an toàn, hiệu quả như chương trình IPM, IPHI, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI), gieo sạ né rầy, ứng dụng công nghệ sinh thái, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp, mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mô hình liên kết sản xuất. Các giải pháp tiếp tục triển khai trong thời gian tới.
- Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất: Bộ Nông nghiệp và PTNT đã và đang phối hợp Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, các cơ quan liên quan, các địa phương tập trung chỉ đạo, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất phân bón, thuốc BVTV trong nước tiếp tục duy trì, tối đa hóa công suất, sản xuất và cung ứng kịp thời, ưu tiên tối đa lượng phân bón, thuốc BVTV đáp ứng nhu cầu trong nước.
- Sử dụng phân bón, thuốc BVTV tiết kiệm, hiệu quả: Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan trọng việc tuyên truyền, phổ biến, tập huấn và hướng dẫn sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối, sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí vừa đảm bảo hiệu quả sản xuất vừa tiết kiệm vật tư đầu vào trong tình hình giá phân bón, thuốc BVTV tăng cao hiện nay.
- Phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học: Bộ Nông nghiệp và PTNT đã và đang thực hiện các giải pháp thúc đẩy hơn nữa việc sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học thay thế một phần phân bón vô cơ, thuốc BVTV hóa học. Đồng thời, phối hợp các địa phương khuyến khích, hỗ trợ nông dân tự sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước (phụ phẩm trồng trọt, chế biến nông sản, chất thải chăn nuôi, rác thải sinh hoạt, v.v.) vừa cải tạo đất, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, từ đó giảm dần sự lệ thuộc phân bón vô cơ.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp các Bộ, ngành, địa phương tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát thị trường phân bón, thuốc BVTV chống đầu cơ tăng giá, áp dụng các biện pháp hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, lưu thông để góp phần bình ổn thị trường trong nước, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tiêu thụ phân bón, thuốc BVTV phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước với mức giá phù hợp.
Các giải pháp nêu trên đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT báo báo với Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 7504/BNN-BVTV ngày 09/11/2021, hiện nay đang được tiếp tục triển khai thực hiện nhằm góp phần bình ổn giá phân bón, thuốc BVTV.
* Về tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra các mặt hàng như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
Trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tất cả các khâu từ khảo nghiệm, đăng ký, công nhận lưu hành, sản xuất, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón. Công tác quản lý phân bón và thuốc BVTV luôn được Chính phủ quan tâm chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng vào cuộc từ rà soát xây dựng hoàn thiện thể chế cho đến tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.
Cho đến nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý thuốc BVTV và phân bón đã được xây dựng cơ bản hoàn thiện, đồng bộ từ Luật, Nghị định đến các Thông tư hướng dẫn. Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm soát chất lượng thuốc BVTV, phân bón cũng như khảo nghiệm cũng đã được xây dựng đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Nhờ đó, công tác quản lý thuốc BVTV, phân bón đã được thực hiện chặt chẽ ở tất cả các khâu, đặc biệt là đã tạo căn cứ pháp lý vững chắc cho việc xem xét loại bỏ các loại thuốc BVTV, phân bón có hiệu quả thấp, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường sinh thái. Thêm vào đó, việc phân công, phân cấp trong quản lý, giám sát sử dụng thuốc BVTV, phân bón đã được quy định rõ ràng, chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật
Thông qua đó, tình trạng phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng từng bước được đẩy lùi, trật tự, kỷ cương trong sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV đã có nhiều chuyển biển tích cực, góp phần thúc đẩy nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ mỗi trường, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nông dân, doanh nghiệp chân chính và sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên, tình trạng phân bón, thuốc BVTV giả kém chất lượng, đầu cơ tích trữ đẩy giá phân bón lên cao vẫn còn xảy ra ở một số địa phương. Đặc biệt từ đầu năm 2021 đến nay, lợi dụng tình hình giá phân bón tăng mạnh, việc gian lận trong sản xuất, kinh doanh phân bón diễn biến phức tạp hơn. Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các Bộ, ngành, địa phương đã và đang tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để bình ổn thị trường phân bón; chủ động phối hợp với các Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành liên quan triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với mặt hàng phân bón và có các giải pháp ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, sản xuất, kinh doanh phân bón giả, không đảm bảo chất lượng. Nhằm tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan, lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát thuốc BVTV và phân bón, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai một số nội dung như:
- Chỉ đạo hệ thống thanh tra chuyên ngành thay đổi phương thức thanh tra, kiểm tra; chuyển mạnh từ thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch sang thanh tra, kiểm tra đột xuất; phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389, cơ quan công an, quản lý thị trường trong kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, buôn bán phân bón trên địa bàn.
- Chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật ký kết Quy chế phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương trong việc kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Do đó, trong thời gian qua nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, buôn bán phân bón, thuốc BVTV vi phạm quy định pháp luật đã bị các cơ quan lực lượng chức năng phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT, cơ quan công an, quản lý thị trường, Sở Nông nghiệp và PTNT, cơ quan chức năng ở địa phương đã và đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ, triển khai đồng bộ, quyết liệt công tác thanh kiểm tra, điều tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, lưu thông, sử dụng vật tư nông nghiệp nói chung, đặc biệt là phân bón và thuốc BVTV; triệt phá dứt điểm các đường dây nhập lậu phân bón, thuốc BVTV; ngăn chặn tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV giả, nhái, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ lưu thông trên thị trường; Tổ chức triển khai các chương trình phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương về truyền thông, giáo dục và giám sát thực thi pháp luật về quản lý chất lượng phân bón, thuốc BVTV. Để chủ động đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV góp phần bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón và thuốc BVTV, đổi mới công tác thanh tra, chuyển từ thanh tra theo kế hoạch sang thanh tra, kiểm tra đột xuất và tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn nữa một số giải pháp như:
(1)Tăng cường sự phối hợp, tổ chức triển khai quyết liệt và hiệu quả hơn nữa giữa các cơ quan, lực lượng chức năng, các Hội, Hiệp hội từ Trung ương tới địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật ở tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV từ đăng ký, kinh doanh, buôn bán, xuất nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển đến sử dụng để ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV giả, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các hành vi vi phạm.
(2) Tổ chức lực lượng thanh tra chuyên ngành tổng kiểm tra về chất lượng phân bón, thuốc BVTV đang sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường. Xử lý triệt để các cơ sở sản xuất, nhập khẩu phân bón không đáp ứng điều kiện theo quy định, các sản phẩm phân bón chưa được công nhận lưu hành, thuốc BVTV không có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần, hàm lượng, công dụng
(3) Tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương trong kiêm giám sát sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón, thuốc BVTV. Đặc biệt, chính quyền địa phương cấp cơ sở (cấp huyện, xã/phường) cần tham gia tích cực vào công tác quản lý buôn bán, sử dụng phân bón trên địa bàn. Tra.
(4) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người sử dụng và các đại lý buôn bán không tham gia hoặc tiếp tay hoạt động sản xuất, buôn bán, vận chuyển phân bón giả; phổ biến, tập huấn nông dân nhận biết phân bón, thuốc BVTV giả và cách sử dụng an toàn, hiệu quả.
(5) Phát triển các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp từ cung ứng vật tư đầu vào đến thu mua sản phẩm đầu ra theo hướng an toàn, nâng cao giá trị và phát triển bền vững.
(6) Rà soát, xây dựng, sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về phân bón, thuốc BVTV chặt chẽ hơn, chế tài xử lý nghiêm minh hơn. Củng cố, kiện toàn và có cơ chế giám sát, kiểm tra các cơ quan kiểm tra nhà nước, tổ chức chứng nhận sự phù hợp về chất lượng phân bón, thuốc BVTV. Cũng như tăng thẩm quyền xử lý cho các tổ chức, công chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về phân bón, thuốc BVTV.
(7) Khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về phân bón, thuốc BVTV: Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Bảo vệ thực vật) đã ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về phân bón, thuốc BVTV phục vụ công tác quản lý, sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường. Bộ cơ sở dữ liệu này sẽ là nguồn thông tin duy nhất và thống nhất để truy xuất, công khai, minh bạch và kịp thời phục vụ cộng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất, lưu thông và sử dụng phân bón, thuốc BVTV.
* Về chế tài xử lý đối với hành vi sản xuất, buôn bán vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng
Về chế tài xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, kém chất lượng (trong đó có vật tư nông nghiệp), hiện nay về cơ bản đã bảo đảm tính răn đe, cụ thể như sau:
- Đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả:
+ Các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có trị giá tương đương với số lượng của hàng thật hoặc có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) áp dụng xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022NĐ-CP ngày 31/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
Theo quy định tại Nghị định này, tùy theo hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 02 triệu đến 400 triệu đồng và bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm, tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng giả, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là tiêu hủy tang vật vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
+ Các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có trị giá tương đương với số lượng của hàng thật hoặc có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên sẽ bị xem xét để xử lý hình sự theo quy định tại Điều 195 Bộ luật Hình sự năm 2015, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13. Theo quy định này, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm.
- Đối với các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, buôn bán hàng kém chất lượng (không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng) ngoài áp dụng quy định tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính chuyên ngành thì:
Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 20/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử.
Theo quy định tại nghị định này, tùy theo giá trị lô hàng mà mức phạt từ 01 triệu đồng đến 300 triệu đồng đối với hàng hóa chưa bán; đối với hàng hóa đã bán, mức phạt gấp từ 02 đến 03 lần giá trị hàng hóa và còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi tái chế hoặc tiêu hủy hàng hóa kém chất lượng.
* Về giải pháp hỗ trợ đầu ra đối với các sản phẩm nông nghiệp do người dân sản xuất
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại các quốc gia và vùng lãnh thổ triển khai một số nội dung nhằm mở rộng thị trường, kết nối sản xuất với phân phối và tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt đối với nông, thủy sản có tính thời vụ cao, cụ thể:
- Theo dõi sát thông tin, động thái liên quan và kịp thời báo cáo, đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
- Tích cực quảng bá, thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản như vận động - đầu mối nhập khẩu tại nước sở tại tham gia Hội nghị và các phiên giao thương trực tuyến do Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chủ trì tổ chức, cập nhật thông tin, biến động thị trường, cơ hội xuất khẩu cung cấp cho các doanh nghiệp, địa phương, hiệp hội chủ động có kế hoạch ứng phó với các biến động cũng như khai thác các cơ hội thị trường, hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm của các địa phương trên cả nước nói chung và khu vực biên giới nói riêng.
- Đẩy mạnh xúc tiến phân phối hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam trên nền tảng trực tuyến thông qua việc hướng dẫn, chỉ đạo các sàn thương mại điện tử hỗ trợ, tạo điều kiện cho các thương nhân kinh doanh nông sản phát triển kênh tiêu thụ mới cho hàng nông sản, vận động và được các sàn thương mại điện tử tích cực hưởng ứng hỗ trợ tăng cường hiển thị các sản phẩm nông sản trên website bán hàng, thúc đẩy tiêu thụ cho nông sản. Các hoạt động này có ý nghĩa quan trọng, vừa góp phần hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ nông sản vào vụ thụ hoạch trước mắt, vừa hỗ trợ các địa phương tiếp cận kênh phân phối mới, có cơ hội tiếp cận số lượng lớn người tiêu dùng tại các nước khác một cách hiệu quả.
Bộ Công Thương cũng đã và đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định 194/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 25 tháng 2 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:
- Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 9 tháng 2 năm 2021 phê duyệt đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030
Để thúc đẩy tiêu thụ và phát triển sản xuất các mặt hàng nông sản, ngày 09/902/2021 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 – 2025 định hướng đến 2030”.Trong đó tập trung đến các phương thức kinh doanh nông sản mới, hiện đại, tiên tiến trên thế giới.
Bộ Công Thương đã phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh như: Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Lào Cai, Sơn la, Nghệ An, Bến Tre... Tổ chức Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ nông sản tiêu biểu địa phương đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà phân phối lớn, các hợp tác xã đến tham dự thu mua, chế biến trong hệ thống phân phối và đã có hiệu quả.
Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ nông dân nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất, thúc đẩy liên kết sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, giúp nông dẫn an tâm sản xuất. Cụ thể như sau:
- Tăng cường hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản, khai thác tối đa các kênh - thương mại điện tử, hạn chế khâu trung gian: (i) Phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương tăng cường tổ chức kết nối, giới thiệu doanh nghiệp liên kết hợp đồng tiêu thụ, bảo quản, chế biến nông sản, đặc biệt là các đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực, có sản lượng lớn, thu hoạch tập trung; (ii) Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản các địa phương tham gia các hoạt động trực tuyến (hội chợ, tuần lễ quảng bá, kết nổi cung cầu và tiêu thụ sản phẩm); (iii) Phối hợp các chuỗi phân phối trong nước, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam tháo gỡ khó khăn, đầy mạnh quảng bá trực tuyến tiêu thụ trong nước, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm nông sản tại địa phương.
-Tập trung vào các hoạt động tháo gỡ rào cản kỹ thuật và mở cửa thị trường xuất khẩu chính ngạch thêm nhiều sản phẩm nông sản vào các thị trường lớn và tiềm năng, như: Trung Quốc (thạch đen, tổ yến, khoai lang tím, chanh leo, bơ, bưởi, na, roi, dừa), Hoa Kỳ (quả bưởi tươi), Nhật Bản (nhãn, bưởi, chanh leo), Hàn Quốc (tôm, thanh long ruột đỏ, bưởi, vú sữa, nhãn, vải, chôm chôm, thịt gia súc, gia cầm chế biến, trứng gia cầm chế biến), Myanmar (bưởi, xoài), Thái Lan (chôm chôm, bưởi, chanh leo, na, vú sữa), Úc (tôm tươi, nhãn, chanh leo), New-Zealand (chanh ta, chanh leo, nhãn, vú sữa, bưởi, vải, măng cụt, dưa hấu, mít)...
- Tiếp tục phối hợp với các Đại sứ quán, Tham tán thương mại tăng cường xúc tiến, quảng bá theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đối với các sản phẩm đã được mở cửa, xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường gắn liền với - các hoạt động ngoại giao của Chính phủ và của Bộ. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục phối hợp, hướng dẫn địa phương điều chỉnh kế hoạch, tổ chức sản xuất phù hợp với điều kiện thời tiết và theo tín hiệu thị trường để vừa đảm bảo nguồn cung ổn định, không bị đứt gãy, vừa hạn chế sự tồn đọng, giúp người nông dẫn an tâm đầu tư sản xuất, có thu nhập ổn định và có lãi; Chủ động theo dõi sát tình hình và cung cấp thông tin định kỳ/đột xuất cho Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ, Tổ Điều hành hị trường trong nước để thông tin, dự báo và khuyến cáo về sản xuất và thị trường các mặt hàng nông sản, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa; cập nhật các khuyến nghị của thị trường nhập khẩu để các doanh nghiệp trong nước chủ động nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm đạt chuẩn theo đúng quy định của thị trường các nước.
Bên cạnh các giải pháp của Chính phủ và các Bộ ngành, đề nghị UBND tỉnh Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Hà Nam, Đồng Tháp, Bình Thuận, Tây Ninh, Yên Bái, Sóc Trăng, Tiền Giang, Lào Cai, Gia Lai, Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Bình Phước, Thái Bình: (i) Chủ động, tích cực triển khai các cơ chế, chính sách hiện hành; có cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến nông sản chủ lực của tỉnh; rà soát, điều chỉnh quy mô và cơ cấu sản xuất phù hợp, tổ chức sản xuất theo tín hiệu và nhu cầu thị trường; xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm với sản phẩm đặc trưng của địa phương; (ii) Chủ động, chức kết nối nông dân, hợp tác xã sản xuất với doanh nghiệp thu mua chế biến, xuất khẩu và phân phối nông sản
4. Về chính sách bình ổn giá cả, nhất là các mặt hàng thiết yếu để ổn định đời sống của nhân dân
Trước bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu có xu hướng ngày càng gia tăng gây áp lực lên mặt bằng giá cả trong nước, từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã có các văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai quyết liệt nhiều giải pháp kinh tế vĩ mô như bảo đảm nguồn cung hàng hóa tiêu dùng thiết yếu và nguyên vật liệu đầu vào quan trọng của sản xuất, giữ ổn định giá các mặt hàng nhà nước định giá,….. từ đó giúp hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Đến nay, mặt bằng giá cơ bản vẫn được kiểm soát, CPI bình quân 7 tháng đầu năm tăng 2,54%, lạm phát cơ bản 7 tháng đầu năm tăng 1,44%.
Bên cạnh đó, trước việc giá xăng dầu giảm mạnh trong tháng 7/2022 nhưng giá nhiều mặt hàng vẫn có xu hướng tăng giá, Bộ Tài chính đã tham mưu các biện pháp tăng cường quản lý, điều hành giá trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 679/CĐ-TTg ngày 31/7/2022 chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương kiểm soát chặt giá các hàng hóa, dịch vụ sau khi giá xăng dầu giảm mạnh trong các kỳ điều hành vừa qua.
Để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2022, Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, thường xuyên theo sát tình hình chung, tham mưu chính sách, kịch bản phù hợp, linh hoạt, kịp thời nhất là đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động lớn tới mặt bằng giá. Đối với việc quản lý giá các mặt hàng cụ thể (nhất là các mặt hàng đang có biến động như xăng dầu, cước phí vận tải, vật liệu xây dựng, vật tử và sản phẩm nông nghiệp, giá dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục, y tế), các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp có biến động lớn về giá, căn cứ quy định tại Luật giá để đề xuất và tổ chức triển khai các biện pháp bình ổn giá phù hợp. Đối với các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, cần tính toán kỹ phương án, đánh giá tác động đến mặt bằng giá, mục tiêu kiểm soát lạm phát để có phương án điều hành cụ thể để báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.