Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Chính trị

Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV

02/11/2022 07:39:39 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Chiều 1/11, Đại biểu Quốc hội đã Khang Thị Mào - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và Luật phòng thủ dân sự.

Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái phát biểu ý kiến trong phiên thảo luận tại Hội trường

Qua nghiên cứu 2 dự án thảo luận về Luật hợp tác xã sửa đổi và dự thảo Luật dân sự, đại biểu Khang Thị Mào có ý kiến như sau:

Qua nghiên cứu dự thảo Luật Hợp tác xã sửa đổi Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, tôi xin tham gia một số ý kiến: Thứ nhất, về sự cần thiết ban hành luật. Qua hơn 10 năm thực hiện Luật Hợp tác xã 2012, đến nay luật đã xuất hiện một số tồn tại và các vấn đề phát sinh cần phải được xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.

Tôi thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Luật Hợp tác xã năm 2012 theo hướng sửa đổi toàn diện luật nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý thống nhất, đầy đủ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, năng động, hiệu quả, bền vững với kinh tế nhà nước, trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân với nhiều mô hình hợp tác xã liên kết, thu hút ngày càng nhiều nông dân, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức tham gia, góp phần tăng thu nhập, chất lượng đời sống nhân dân, khắc phục những bất cập của quy định hiện hành, bổ sung những vấn đề phát sinh phù hợp với thực tiễn trong tình hình mới và bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Thứ hai, về tên gọi của dự thảo luật, tôi đồng quan điểm với đại biểu Phạm Văn Hòa - tỉnh Đồng Tháp, tôi đề xuất đổi tên Luật Hợp tác xã sửa đổi thành Luật các tổ chức kinh tế hợp tác như tại Tờ trình của Chính phủ với những lý do như sau Thứ nhất, tên luật phải phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Đảng đối với đối tượng và phạm vi điều chỉnh của luật, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương xác định kinh tế tập thể với nhiều hình thức kinh tế hợp tác đa dạng, phát triển từ thấp đến cao.

Dự thảo luật quy định phạm vi điều chỉnh rộng với nhiều đối tượng không chỉ hợp tác xã mà còn có các tổ chức kinh tế khác như tổ hợp tác, liên hiệp hợp tác xã, liên đoàn hợp tác xã. Thứ hai, mô hình hợp tác xã trước đây đã phát huy hiệu quả và có đóng góp đặc biệt to lớn trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân, dân tộc ta trong bối cảnh đất nước đó có sự thay đổi mạnh mẽ nền kinh tế Việt Nam với độ mở cửa rất lớn, hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các tổ chức kinh tế khác trên thị trường trong nước và quốc tế.

Các tổ chức kinh tế hợp tác của chúng ta bao gồm cả hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức hợp tác lại chưa có sự đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay. Thời gian sau khi chiến tranh, trong quá trình chuyển đổi mô hình hợp tác xã kiểu cũ làm ăn kém hiệu quả, chịu sự chi phối, tác động nhiều bởi chính quyền địa phương chưa thực sự chú trọng thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế.

Việc chậm đổi mới của các hợp tác xã trong một thời gian dài đã thể hiện nhiều dấu ấn chưa tốt về mô hình hợp tác xã, vì vậy rất khó thu hút được sự quan tâm tham gia của người dân, đặc biệt là các đối tượng trẻ, các đối tượng có trình độ, chưa muốn tạo dựng, tham gia và làm việc tại các hợp tác xã.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn vừa qua, các tổ chức kinh tế hợp tác của chúng ta hầu như hoạt động đơn lẻ mạnh ai nấy làm, thiếu sự hợp tác, liên kết giữa các tổ chức này. Do đó, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh và đổi tên luật thành các luật, các tổ chức kinh tế hợp tác thể hiện sự tư duy đổi mới toàn diện, tạo điều kiện và tạo sự thống nhất, gắn kết cùng phát triển giữa các tổ chức kinh tế hợp tác với nhau, tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ trong công tác tuyên truyền, thu hút nguồn lực xã hội, người dân, tổ chức tham gia để kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, góp phần hiện thực hóa mục tiêu của Nghị quyết 20 của Ban chấp hành Trung ương. Đến năm 2030 cả nước có khoảng 140.000 tổ hợp tác với 2.000.000 thành viên, 45.000 hợp tác xã với 8.000.000 thành viên, 340 liên hiệp hợp tác xã với 1700 hợp tác xã thành viên. Đến năm 2045 thu hút tối thiểu 20 % dân số tham gia các tổ trước kinh tế hợp tác. Thứ ba, về các điều khoản cụ thể Thứ nhất là về giải thích từ ngữ tại Điều 4.

Tại dự thảo luật quy định bản sao các giấy tờ được sao từ sổ gốc hoặc chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc đã được đối chiếu với bản chính hoặc bản in từ Cơ sở dữ liệu quốc gia đối với trường hợp thông tin gốc được lưu trữ trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp đầu tư.

Việc giải thích thuật ngữ bản sao như trên chưa đảm bảo khái quát và phù hợp với chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, trong đó mở rộng hoạt động chứng thực số chứng thực điện tử. Tôi kiến nghị cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung cho phù hợp. Hai là chính sách của nhà nước về phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác. Tôi nhất trí với các điều khoản đã đề cập trong dự thảo luật.

Tuy nhiên, đề nghị cần quy định cụ thể hơn các chính sách đặc thù, chính sách tiếp cận vốn, chính sách hỗ trợ đất đai cho các tổ chức kinh tế hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, địa bàn đông thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn để tạo điều kiện cho các hợp tác xã, tổ hợp tác chuyển đổi phương thức sản xuất nhỏ lẻ sang liên kết phát triển sản xuất, góp phần tạo dựng thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Về dự thảo Luật dân sự, tôi xin có ý kiến vấn đề về chính sách của Nhà nước trong phòng thủ dân sự về các nội dung tại Điều 4 của dự thảo luật đã quy định đầy đủ các nội dung về chính sách của Nhà nước trong phòng thủ dân sự. Thực tế hiện nay tại các địa phương, nhất là tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, thường xuyên bị lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

Tuy nhiên, các công trình phòng thủ dân sự, khoa học công nghệ và chính sách hỗ trợ còn nhiều hạn chế, nhiều địa phương không có phương tiện hỗ trợ khi khắc phục thảm họa thiên tai xảy ra. Tôi kiến nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu xem xét sau khi dự thảo luật được ban hành kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể và bố trí chính sách phù hợp, đảm bảo cho các địa phương thực hiện tốt nhất công tác phòng thủ dân sự tại địa phương.

1421 lượt xem
Ban Biên tập

Các bài khác

Xem thêm »

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h