CTTĐT - Tại phiên thảo luận sáng 3/11 kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV, đồng chí Nguyễn Thành Trung - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia đóng góp ý kiến vào Dự án Luật đất đai (sửa đổi). Cổng Thông tin điện tử tỉnh trân trọng giới thiệu nội dung ý kiến phát biểu như sau:
Đồng chí Nguyễn Thành Trung - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái
Tham gia vào nội dung Luật đất đai sửa đổi, tôi xin tham gia vào 2 nội dung.
Thứ nhất là về các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội. Báo cáo các vị đại biểu có thể nói là thu hồi đất là một chế định rất quan trọng trong Luật đất đai. Đây là hình thức chuyển dịch quyền sử dụng đất qua cơ chế hành chính. Do đó việc thu hồi đất cần phải quy định rất chặt chẽ.
Do đó, tôi đề nghị cần nghiên cứu bổ sung quy định về nguyên tắc điều kiện, tiêu chí cụ thể để Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 18. Theo đó, Nghị quyết 18 yêu cầu cần quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể việc nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Khái niệm thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội là một khái niệm rất rộng, cho nên đề nghị cần quy định cụ thể hơn về các tiêu chí.
Tôi đề nghị rà soát kỹ các trường hợp liệt kê để đảm bảo tính chính xác và phù hợp, tránh việc lạm dụng trong thực tiễn cần cân nhắc quy định Nhà nước thu hồi đất đối với dự án khu đô thị, khu nhà thương mại.
Tôi cho rằng trường hợp này nên áp dụng theo cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp theo đúng yêu cầu tại Nghị quyết 18. Nghị quyết 18 có nói tiếp tục thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị các dự án nhà ở thương mại. Cho nên tôi đề nghị trường hợp này không nên đưa vào diện thu hồi đất để cơ chế thỏa thuận mà để cơ chế thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp.
Thứ hai, tôi xin tham gia về vấn đề tài chính, về đất đai. Báo cáo dự thảo luật có quy định Nhà nước điều tiết nguồn thu từ đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật. Báo cáo các đồng chí, tôi thống nhất rất cao với chủ trương này, bởi các lý do sau:
Lý do thứ nhất là Nghị quyết 18 quy định tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Đã quy định chính sách về tài chính đất đai như sau: Là có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa trung ương và địa phương.
Lý do thứ hai là trong các năm qua, các khoản thu từ đất các địa phương thì vượt thu rất lớn, trong khi chưa có điều tiết về ngân sách trung ương, về vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương ngày càng giảm do nguồn thu giảm dần cũng sẽ ảnh hưởng đến các nhiệm vụ chi cho quốc gia.
Việc quy định như dự thảo luật sẽ điều tiết nguồn thu từ đất về ngân sách trung ương, theo đó sẽ giảm gánh nặng cho ngân sách trung ương trong việc hỗ trợ các địa phương còn khó khăn, đảm bảo phát triển một cách đồng đều giữa các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, đối với các khoản thu tài chính từ đất là nguồn thu của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, tôi đề nghị không quy định nội dung này trong luật mà nên quy định trong Luật ngân sách nhà nước sửa đổi hoặc sửa đổi một điều Về Luật ngân sách nhà nước trong luật này.
Hiện tại theo luật ngân sách nhà nước năm 2015 quy định là thu từ đất 100% thu ngân sách địa phương không dùng để tính tỷ lệ điều tiết và số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương chỉ dùng cho đầu tư phát triển, tôi đề nghị chúng ta nên có một điều sửa, nếu tính khi chưa kịp sửa Luật ngân sách nhà nước thì phải có quy định một điều để sửa Luật ngân sách trong điều khoản chuyển tiếp của dự thảo Luật đất đai. Thứ hai là quy định rõ là nguồn thu từ đất này điều tiết về ngân sách trung ương, tuy nhiên ở mức độ hợp lý. Và nguồn thu này sẽ dành cho chi đầu tư phát triển. Ví dụ như chi nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ, phục hồi và đất bị thoái hóa, ô nhiễm. Tôi đề nghị quy định rõ là nguồn thu này chỉ dành cho chi đầu tư phát triển và hỗ trợ địa phương chi đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng.
1846 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại phiên thảo luận sáng 3/11 kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV, đồng chí Nguyễn Thành Trung - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia đóng góp ý kiến vào Dự án Luật đất đai (sửa đổi). Cổng Thông tin điện tử tỉnh trân trọng giới thiệu nội dung ý kiến phát biểu như sau:Tham gia vào nội dung Luật đất đai sửa đổi, tôi xin tham gia vào 2 nội dung.
Thứ nhất là về các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội. Báo cáo các vị đại biểu có thể nói là thu hồi đất là một chế định rất quan trọng trong Luật đất đai. Đây là hình thức chuyển dịch quyền sử dụng đất qua cơ chế hành chính. Do đó việc thu hồi đất cần phải quy định rất chặt chẽ.
Do đó, tôi đề nghị cần nghiên cứu bổ sung quy định về nguyên tắc điều kiện, tiêu chí cụ thể để Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 18. Theo đó, Nghị quyết 18 yêu cầu cần quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể việc nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Khái niệm thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội là một khái niệm rất rộng, cho nên đề nghị cần quy định cụ thể hơn về các tiêu chí.
Tôi đề nghị rà soát kỹ các trường hợp liệt kê để đảm bảo tính chính xác và phù hợp, tránh việc lạm dụng trong thực tiễn cần cân nhắc quy định Nhà nước thu hồi đất đối với dự án khu đô thị, khu nhà thương mại.
Tôi cho rằng trường hợp này nên áp dụng theo cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp theo đúng yêu cầu tại Nghị quyết 18. Nghị quyết 18 có nói tiếp tục thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị các dự án nhà ở thương mại. Cho nên tôi đề nghị trường hợp này không nên đưa vào diện thu hồi đất để cơ chế thỏa thuận mà để cơ chế thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp.
Thứ hai, tôi xin tham gia về vấn đề tài chính, về đất đai. Báo cáo dự thảo luật có quy định Nhà nước điều tiết nguồn thu từ đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật. Báo cáo các đồng chí, tôi thống nhất rất cao với chủ trương này, bởi các lý do sau:
Lý do thứ nhất là Nghị quyết 18 quy định tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Đã quy định chính sách về tài chính đất đai như sau: Là có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa trung ương và địa phương.
Lý do thứ hai là trong các năm qua, các khoản thu từ đất các địa phương thì vượt thu rất lớn, trong khi chưa có điều tiết về ngân sách trung ương, về vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương ngày càng giảm do nguồn thu giảm dần cũng sẽ ảnh hưởng đến các nhiệm vụ chi cho quốc gia.
Việc quy định như dự thảo luật sẽ điều tiết nguồn thu từ đất về ngân sách trung ương, theo đó sẽ giảm gánh nặng cho ngân sách trung ương trong việc hỗ trợ các địa phương còn khó khăn, đảm bảo phát triển một cách đồng đều giữa các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, đối với các khoản thu tài chính từ đất là nguồn thu của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, tôi đề nghị không quy định nội dung này trong luật mà nên quy định trong Luật ngân sách nhà nước sửa đổi hoặc sửa đổi một điều Về Luật ngân sách nhà nước trong luật này.
Hiện tại theo luật ngân sách nhà nước năm 2015 quy định là thu từ đất 100% thu ngân sách địa phương không dùng để tính tỷ lệ điều tiết và số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương chỉ dùng cho đầu tư phát triển, tôi đề nghị chúng ta nên có một điều sửa, nếu tính khi chưa kịp sửa Luật ngân sách nhà nước thì phải có quy định một điều để sửa Luật ngân sách trong điều khoản chuyển tiếp của dự thảo Luật đất đai. Thứ hai là quy định rõ là nguồn thu từ đất này điều tiết về ngân sách trung ương, tuy nhiên ở mức độ hợp lý. Và nguồn thu này sẽ dành cho chi đầu tư phát triển. Ví dụ như chi nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ, phục hồi và đất bị thoái hóa, ô nhiễm. Tôi đề nghị quy định rõ là nguồn thu này chỉ dành cho chi đầu tư phát triển và hỗ trợ địa phương chi đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng.