CTTĐT - Sáng 3/11, Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái
Nội dung chính như sau:
Thứ nhất, về sự cần thiết ban hành luật, tôi nhất trí cao với sự cần thiết sửa đổi toàn diện luật đất đai nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về đất đai phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập quốc tế, giải quyết những những chồng chéo, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn bổ sung những vấn đề phát sinh phù hợp với thực tiễn, phát huy nguồn lực đất đai, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng.
Thứ hai, về các nội dung cụ thể: Về trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện, dự thảo luật quy định hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.
Quy định như vậy sẽ hạn chế trong việc chuyển nhượng, cho, tặng cho những hộ gia đình, cá nhân sinh sống, phân khu lân cận giáp ranh có nhu cầu sản xuất nông nghiệp lâm nghiệp khi cá nhân, hộ gia đình không sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng vì hiện nay khu vực miền núi phía Bắc, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số là địa bàn có tỷ lệ che phủ rừng cao hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước với nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, rừng tự nhiên.
Trong thực tế có một số bộ phận người dân sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng chủ yếu sinh sống bằng đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Tôi kiến nghị cơ quan soạn thảo xem xét có thể bổ sung thành: "hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu và các phân khu lân cận giáp ranh thuộc địa phương đó để đảm bảo đời sống cho người dân tại phân khu và vùng lân cận giáp ranh".
Về quy định Khu vực rừng phòng hộ, Tôi xin đề xuất mở rộng phạm vi dự thảo luật quy định tổ chức, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận, tặng, cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Quy định trên chưa phù hợp vì thực tế có nhiều trường hợp đồng bào dân tộc thiểu số được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhưng bà con đã có đầu tư sản xuất, xây dựng nhà ở trên diện tích đất được Nhà nước giao. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, chỉnh sửa theo hướng hộ gia đình, cá nhân, đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất nếu được UBND cấp xã nơi có đất xác định không còn nhu cầu sử dụng do chuyển khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn nơi cư trú để đến nơi khác hoặc do chuyển sang làm nghề khác hoặc không còn khả năng lao động.
Về hạn mức giao đất nông nghiệp đã quy định đầy đủ các nội dung về giao đất nông nghiệp cho mỗi gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp đúng với hạn mức giao đất nông nghiệp được quy định tại Nghị định số 64 của Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 1993 về ban hành quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Nghị định 64 năm 1993 được ban hành giúp cho nhân dân có đất sản xuất, phát triển kinh tế từ nông nghiệp, đời sống nhân dân được nâng lên.
Tuy nhiên, gần 30 năm các cá nhân, hộ gia đình được giao đất nông nghiệp đã có nhiều thay đổi, có cá nhân, chủ hộ đã mất gia đình định cư ở nước ngoài hoặc hộ gia đình công chức hoặc chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang công nghiệp không có nhu cầu sản xuất nông nghiệp nhưng đến nay Chính phủ vẫn chưa có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết, điều chỉnh, khắc phục việc giao đất sản xuất nông nghiệp được quy định tại Nghị định số 64. Bên cạnh đó, các điều điều luật tại dự thảo luật lần này cũng không có điều luật điều chỉnh, do đó sẽ rất khó khăn cho các địa phương giải quyết đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sản xuất nông nghiệp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, người dân chủ yếu sinh sống bằng đất nông nghiệp. Một lý do nữa là hiện nay việc chuyển nhượng đất nông nghiệp gặp khó khăn về nguyên tắc, thời điểm giao đất nông nghiệp năm 1993, quyền sử dụng đất là của tất cả các nhân khẩu trong hộ gia đình, đến nay có người đã mất, có người định cư ở nước ngoài. Do đó rất khó khăn trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa có phương án giải quyết. Tôi kiến nghị Chính phủ, cơ quan soạn thảo nghiên cứu xem xét bổ sung điều luật quy định giao các địa phương thu hồi diện tích đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân đã mất chuyển đi định cư ở nước ngoài làm cán bộ công chức hoặc đã chuyển đổi nghề không có nhu cầu sản xuất nông nghiệp để phân chia lại cho các hộ gia đình cá nhân đang rất cần đất nông nghiệp để sản xuất sinh kế xóa đói giảm nghèo và tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong việc giải quyết các hộ gia đình cá nhân có nhu cầu chuyển nhượng trao tặng đất nông nghiệp.
2470 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 3/11, Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Nội dung chính như sau:
Thứ nhất, về sự cần thiết ban hành luật, tôi nhất trí cao với sự cần thiết sửa đổi toàn diện luật đất đai nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về đất đai phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập quốc tế, giải quyết những những chồng chéo, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn bổ sung những vấn đề phát sinh phù hợp với thực tiễn, phát huy nguồn lực đất đai, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng.
Thứ hai, về các nội dung cụ thể: Về trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện, dự thảo luật quy định hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.
Quy định như vậy sẽ hạn chế trong việc chuyển nhượng, cho, tặng cho những hộ gia đình, cá nhân sinh sống, phân khu lân cận giáp ranh có nhu cầu sản xuất nông nghiệp lâm nghiệp khi cá nhân, hộ gia đình không sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng vì hiện nay khu vực miền núi phía Bắc, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số là địa bàn có tỷ lệ che phủ rừng cao hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước với nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, rừng tự nhiên.
Trong thực tế có một số bộ phận người dân sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng chủ yếu sinh sống bằng đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Tôi kiến nghị cơ quan soạn thảo xem xét có thể bổ sung thành: "hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu và các phân khu lân cận giáp ranh thuộc địa phương đó để đảm bảo đời sống cho người dân tại phân khu và vùng lân cận giáp ranh".
Về quy định Khu vực rừng phòng hộ, Tôi xin đề xuất mở rộng phạm vi dự thảo luật quy định tổ chức, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận, tặng, cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Quy định trên chưa phù hợp vì thực tế có nhiều trường hợp đồng bào dân tộc thiểu số được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhưng bà con đã có đầu tư sản xuất, xây dựng nhà ở trên diện tích đất được Nhà nước giao. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, chỉnh sửa theo hướng hộ gia đình, cá nhân, đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất nếu được UBND cấp xã nơi có đất xác định không còn nhu cầu sử dụng do chuyển khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn nơi cư trú để đến nơi khác hoặc do chuyển sang làm nghề khác hoặc không còn khả năng lao động.
Về hạn mức giao đất nông nghiệp đã quy định đầy đủ các nội dung về giao đất nông nghiệp cho mỗi gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp đúng với hạn mức giao đất nông nghiệp được quy định tại Nghị định số 64 của Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 1993 về ban hành quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Nghị định 64 năm 1993 được ban hành giúp cho nhân dân có đất sản xuất, phát triển kinh tế từ nông nghiệp, đời sống nhân dân được nâng lên.
Tuy nhiên, gần 30 năm các cá nhân, hộ gia đình được giao đất nông nghiệp đã có nhiều thay đổi, có cá nhân, chủ hộ đã mất gia đình định cư ở nước ngoài hoặc hộ gia đình công chức hoặc chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang công nghiệp không có nhu cầu sản xuất nông nghiệp nhưng đến nay Chính phủ vẫn chưa có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết, điều chỉnh, khắc phục việc giao đất sản xuất nông nghiệp được quy định tại Nghị định số 64. Bên cạnh đó, các điều điều luật tại dự thảo luật lần này cũng không có điều luật điều chỉnh, do đó sẽ rất khó khăn cho các địa phương giải quyết đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sản xuất nông nghiệp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, người dân chủ yếu sinh sống bằng đất nông nghiệp. Một lý do nữa là hiện nay việc chuyển nhượng đất nông nghiệp gặp khó khăn về nguyên tắc, thời điểm giao đất nông nghiệp năm 1993, quyền sử dụng đất là của tất cả các nhân khẩu trong hộ gia đình, đến nay có người đã mất, có người định cư ở nước ngoài. Do đó rất khó khăn trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa có phương án giải quyết. Tôi kiến nghị Chính phủ, cơ quan soạn thảo nghiên cứu xem xét bổ sung điều luật quy định giao các địa phương thu hồi diện tích đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân đã mất chuyển đi định cư ở nước ngoài làm cán bộ công chức hoặc đã chuyển đổi nghề không có nhu cầu sản xuất nông nghiệp để phân chia lại cho các hộ gia đình cá nhân đang rất cần đất nông nghiệp để sản xuất sinh kế xóa đói giảm nghèo và tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong việc giải quyết các hộ gia đình cá nhân có nhu cầu chuyển nhượng trao tặng đất nông nghiệp.
Các bài khác
- Ý kiến phát biểu của đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Yên Bái về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) (03/11/2022)
- Đồng chí Nguyễn Thành Trung - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia đóng góp ý kiến vào Dự án Luật đất đai (sửa đổi) (03/11/2022)
- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tại tổ tại Kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV về Dự án Luật đất đai (sửa đổi) (03/11/2022)
- Ý kiến phát biểu của đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Yên Bái vào Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (02/11/2022)
- Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào tham gia ý kiến vào Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (02/11/2022)
- Đại biểu Quốc hội Triệu Thị Huyền tham gia ý kiến vào Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (02/11/2022)
- Phiên họp thành viên UBND tỉnh tháng 10/2022: Tập trung cao độ, nỗ lực tối đa thực hiện thắng lợi toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022 (02/11/2022)
- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tại tổ tại Kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV (02/11/2022)
- Yên Bình công bố quyết định về công tác tổ chức, cán bộ theo Đề án số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (02/11/2022)
- Ý kiến phát biểu của đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Yên Bái tại phiên thảo luận tại tổ chiều ngày 01/11/2022 về Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và Luật Phòng thủ dân sự (02/11/2022)
Xem thêm »