CTTĐT - Sáng 3/11, tham gia phiên thảo luận tại tổ, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia ý kiến vào dự án Luật đất đai (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái
Chúng tôi thấy rằng dự thảo Luật đất đai lần này trình ra Quốc hội đã được cơ quan soạn thảo nghiên cứu, đánh giá rất công phu, kỹ lưỡng, tổ chức rất nhiều cuộc lấy ý kiến tham gia của các cấp, các ngành bằng nhiều hình thức. Do vậy, có thể nói những vấn đề khó khăn, tồn tại, vướng mắc của Luật đất đai 2013 cơ bản đã được các cơ quan soạn thảo nghiên cứu kỹ và điều chỉnh, bổ sung trong dự thảo luật lần này. Tôi cơ bản thống nhất cao với nội dung trình. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu xem xét dự thảo luật trình Quốc hội lần này chúng tôi còn một số vấn đề còn băn khoăn.
Thứ nhất là chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung này, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét lại quy định về giao cho UBND cấp tỉnh theo điều kiện thực tế của địa phương, quy định cụ thể chính sách về đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số, tôi cho rằng quy định việc giao Ủy ban cấp tỉnh quy định như vậy có thể dẫn đến áp dụng không thống nhất giữa các địa phương.
Mặt khác, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số, đã ban hành rất nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn có những khó khăn, vướng mắc liên quan đến Luật lâm nghiệp, Luật đa dạng sinh học, các luật khác. Do vậy, chúng tôi thấy rằng nếu giao cho UBND tỉnh quy định cụ thể như vậy sẽ rất vướng. Vậy, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, nghiên cứu có thể quy định rõ hơn về các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong dự thảo Luật đất đai hiện nay để cho các địa phương triển khai thực hiện thuận lợi thì vấn đề thứ nhất, tôi xin tham gia như vậy. Vấn đề thứ hai, về việc bổ sung quy định cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm. Cá nhân tôi nhất trí với cơ quan soạn thảo đưa nội dung này vào dự án luật để thể chế hóa chủ trương tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tuy nhiên, tôi cho rằng đây là một vấn đề nhạy cảm, có tác động đến sự ổn định nền kinh tế.
Do vậy, tôi đề nghị Chính phủ cần có những quy định rõ về tiêu chí, điều kiện, quy trình, thủ tục, cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát là việc thẩm định, quản lý và xử lý tài sản thế chấp để triển khai thực hiện, đảm bảo tính khả thi của chính sách, tạo sự công bằng với các trường hợp thuê đất trả tiền một lần.
Thứ ba, liên quan đến mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, tôi thống nhất cao với phương án mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa như trong dự thảo luật. Tôi cho rằng việc cho phép tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa sẽ huy động được các tổ chức, cá nhân có tiềm lực đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, qua đó phát huy tối đa được hiệu quả sử dụng đất trồng lúa. Tuy nhiên, tôi cho rằng đây là một nội dung rất quan trọng, nhạy cảm, có tác động trực tiếp đến một bộ phận khá lớn người dân đang sản xuất nông nghiệp của nước ta. Do vậy, cơ quan soạn thảo cần có đánh giá kỹ tác động của quy định này tới đời sống và sản xuất của người dân, đồng thời đánh giá tác động tới vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu quy định cụ thể, rõ ràng hơn về đối tượng, điều kiện, quy trình, thủ tục, các chính sách ưu tiên, cơ chế kiểm tra, giám sát để tránh tình trạng lợi dụng chính sách để thu gom đất lúa để đầu cơ trục lợi sử dụng đất lúa không đúng mục đích, gây bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân.
Về vấn đề thứ tư, về việc thu hồi đất đối với dự án nhà ở thương mại để tạo quỹ đất đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất. Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo cần cân nhắc kỹ việc đưa dự án nhà ở thương mại để tạo quỹ đất đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất và quy định Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Thứ năm, tôi cho rằng do các nhà đầu tư mang tính chất kinh doanh là chủ yếu, lợi ích trực tiếp sẽ mang lại cho các nhà đầu tư, do đó sẽ dẫn đến thắc mắc, khiếu kiện và không công bằng với các dự án khác. Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc nội dung này. Về bảng giá đất, tôi nhận thấy cơ quan soạn thảo đã bổ sung thành phần đại diện Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tham gia Hội đồng thẩm định bảng giá đất, nhưng theo tôi việc bổ sung này là chưa hợp lý.
Vì đại diện Hội đồng nhân dân tỉnh vừa tham gia Hội đồng thẩm định bảng giá đất vừa là cơ quan thẩm tra bảng giá đất do UBND tỉnh trình, vừa tham gia quyết định thông qua bảng giá đất, do vậy sẽ không khách quan. Cá nhân tôi đề nghị không bổ sung thêm thành phần đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng thẩm định vào giá đất để đảm bảo tính khách quan khi trình ra Hội đồng.
Thứ sau, về việc xử lý đất giữa các công ty nông lâm nghiệp quản lý sử dụng, tôi đồng tình cao với cơ quan soạn thảo. Thực tế hiện nay vấn đề quản lý sử dụng đất đã giao cho các lâm, nông trường, các Công ty lâm nghiệp quản lý rất phức tạp, các địa phương gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý do thiếu các quy định của pháp luật. Việc chậm xử lý đã làm lãng phí nguồn lực, gây nhiều bức xúc trong nhân dân, dẫn đến tình trạng đơn thư khiếu kiện kéo dài. Tuy nhiên, trong dự thảo luật còn quy định chung chung rất khó cho các địa phương trong việc xử lý những khó khăn, vướng mắc hiện tại. Do vậy, tôi đề nghị cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn về các điều kiện, tiêu chí, định mức, tiêu chuẩn, các vấn đề ưu tiên trong dự thảo luật.
Đồng thời trong thời gian mà Luật đất đai sửa đổi chưa có hiệu lực thi hành thì tôi đề nghị Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội có nghị quyết riêng về nội dung này để tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong việc xử lý những tồn tại, vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất đã giao cho các lâm trường, nông trường, các công ty lâm nghiệp, nhằm giải phóng nguồn lực, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Về vấn đề thứ bảy, về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân, tôi đồng tình cao với dự thảo Luật mở rộng không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân.
Tôi cho rằng việc nâng hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tích tụ, tập trung đất đai, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn trong sản xuất nông nghiệp, đáp ứng xu hướng phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa lớn. Tuy nhiên, tôi đề nghị Chính phủ cần có những quy định cụ thể, rõ ràng về đối tượng, trình tự, thủ tục thực hiện, có những chính sách ưu đãi để thu hút, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ tiềm lực về vốn, công nghệ để đầu tư vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp nhằm khai thác tối đa tiềm lực đất đai, tránh thất thoát, lãng phí đất đai.
Thứ tám, đối với diện tích đất chưa sử dụng quỹ đất nông nghiệp được UBND cấp xã cho các hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá cho thuê với mỗi lần thuê không quá 5 năm. Theo tôi thời hạn cho thuê như vậy là chưa phù hợp do thời gian thuê quá ngắn, gây nhiều khó khăn, các hộ gia đình, cá nhân trong việc đầu tư cải tạo và khai thác tối đa hiệu quả sử dụng đất. Do vậy, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét nâng thời hạn cho thuê đất đối với loại đất này lên đến 10 năm, bằng với thời kỳ quy hoạch ruộng đất để các hộ gia đình, cá nhân yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh.
Vấn đề cuối cùng. Vấn đề kiểm toán về đất đai, tôi thống nhất cao với sự cần thiết phải thực hiện kiểm toán đối với cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng đất. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua còn có sự chồng chéo, trùng lắp giữa cơ quan thanh tra và cơ quan kiểm toán đã gây nhiều khó khăn, bức xúc cho các đối tượng được thanh tra, kiểm toán.
Do vậy, tôi đề nghị cần có những quy định chặt chẽ, rõ ràng hơn trong việc phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan kiểm toán quá trình xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện việc xử lý đối với những vấn đề còn chưa thống nhất giữa kết luận của thanh tra và kết luận của kiểm toán. Để giảm bớt khó khăn, phiền hà cho các đối tượng được kiểm toán cũng như việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm toán các địa phương.
2122 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 3/11, tham gia phiên thảo luận tại tổ, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia ý kiến vào dự án Luật đất đai (sửa đổi).Chúng tôi thấy rằng dự thảo Luật đất đai lần này trình ra Quốc hội đã được cơ quan soạn thảo nghiên cứu, đánh giá rất công phu, kỹ lưỡng, tổ chức rất nhiều cuộc lấy ý kiến tham gia của các cấp, các ngành bằng nhiều hình thức. Do vậy, có thể nói những vấn đề khó khăn, tồn tại, vướng mắc của Luật đất đai 2013 cơ bản đã được các cơ quan soạn thảo nghiên cứu kỹ và điều chỉnh, bổ sung trong dự thảo luật lần này. Tôi cơ bản thống nhất cao với nội dung trình. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu xem xét dự thảo luật trình Quốc hội lần này chúng tôi còn một số vấn đề còn băn khoăn.
Thứ nhất là chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung này, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét lại quy định về giao cho UBND cấp tỉnh theo điều kiện thực tế của địa phương, quy định cụ thể chính sách về đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số, tôi cho rằng quy định việc giao Ủy ban cấp tỉnh quy định như vậy có thể dẫn đến áp dụng không thống nhất giữa các địa phương.
Mặt khác, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số, đã ban hành rất nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn có những khó khăn, vướng mắc liên quan đến Luật lâm nghiệp, Luật đa dạng sinh học, các luật khác. Do vậy, chúng tôi thấy rằng nếu giao cho UBND tỉnh quy định cụ thể như vậy sẽ rất vướng. Vậy, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, nghiên cứu có thể quy định rõ hơn về các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong dự thảo Luật đất đai hiện nay để cho các địa phương triển khai thực hiện thuận lợi thì vấn đề thứ nhất, tôi xin tham gia như vậy. Vấn đề thứ hai, về việc bổ sung quy định cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm. Cá nhân tôi nhất trí với cơ quan soạn thảo đưa nội dung này vào dự án luật để thể chế hóa chủ trương tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tuy nhiên, tôi cho rằng đây là một vấn đề nhạy cảm, có tác động đến sự ổn định nền kinh tế.
Do vậy, tôi đề nghị Chính phủ cần có những quy định rõ về tiêu chí, điều kiện, quy trình, thủ tục, cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát là việc thẩm định, quản lý và xử lý tài sản thế chấp để triển khai thực hiện, đảm bảo tính khả thi của chính sách, tạo sự công bằng với các trường hợp thuê đất trả tiền một lần.
Thứ ba, liên quan đến mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, tôi thống nhất cao với phương án mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa như trong dự thảo luật. Tôi cho rằng việc cho phép tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa sẽ huy động được các tổ chức, cá nhân có tiềm lực đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, qua đó phát huy tối đa được hiệu quả sử dụng đất trồng lúa. Tuy nhiên, tôi cho rằng đây là một nội dung rất quan trọng, nhạy cảm, có tác động trực tiếp đến một bộ phận khá lớn người dân đang sản xuất nông nghiệp của nước ta. Do vậy, cơ quan soạn thảo cần có đánh giá kỹ tác động của quy định này tới đời sống và sản xuất của người dân, đồng thời đánh giá tác động tới vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu quy định cụ thể, rõ ràng hơn về đối tượng, điều kiện, quy trình, thủ tục, các chính sách ưu tiên, cơ chế kiểm tra, giám sát để tránh tình trạng lợi dụng chính sách để thu gom đất lúa để đầu cơ trục lợi sử dụng đất lúa không đúng mục đích, gây bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân.
Về vấn đề thứ tư, về việc thu hồi đất đối với dự án nhà ở thương mại để tạo quỹ đất đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất. Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo cần cân nhắc kỹ việc đưa dự án nhà ở thương mại để tạo quỹ đất đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất và quy định Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Thứ năm, tôi cho rằng do các nhà đầu tư mang tính chất kinh doanh là chủ yếu, lợi ích trực tiếp sẽ mang lại cho các nhà đầu tư, do đó sẽ dẫn đến thắc mắc, khiếu kiện và không công bằng với các dự án khác. Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc nội dung này. Về bảng giá đất, tôi nhận thấy cơ quan soạn thảo đã bổ sung thành phần đại diện Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tham gia Hội đồng thẩm định bảng giá đất, nhưng theo tôi việc bổ sung này là chưa hợp lý.
Vì đại diện Hội đồng nhân dân tỉnh vừa tham gia Hội đồng thẩm định bảng giá đất vừa là cơ quan thẩm tra bảng giá đất do UBND tỉnh trình, vừa tham gia quyết định thông qua bảng giá đất, do vậy sẽ không khách quan. Cá nhân tôi đề nghị không bổ sung thêm thành phần đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng thẩm định vào giá đất để đảm bảo tính khách quan khi trình ra Hội đồng.
Thứ sau, về việc xử lý đất giữa các công ty nông lâm nghiệp quản lý sử dụng, tôi đồng tình cao với cơ quan soạn thảo. Thực tế hiện nay vấn đề quản lý sử dụng đất đã giao cho các lâm, nông trường, các Công ty lâm nghiệp quản lý rất phức tạp, các địa phương gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý do thiếu các quy định của pháp luật. Việc chậm xử lý đã làm lãng phí nguồn lực, gây nhiều bức xúc trong nhân dân, dẫn đến tình trạng đơn thư khiếu kiện kéo dài. Tuy nhiên, trong dự thảo luật còn quy định chung chung rất khó cho các địa phương trong việc xử lý những khó khăn, vướng mắc hiện tại. Do vậy, tôi đề nghị cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn về các điều kiện, tiêu chí, định mức, tiêu chuẩn, các vấn đề ưu tiên trong dự thảo luật.
Đồng thời trong thời gian mà Luật đất đai sửa đổi chưa có hiệu lực thi hành thì tôi đề nghị Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội có nghị quyết riêng về nội dung này để tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong việc xử lý những tồn tại, vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất đã giao cho các lâm trường, nông trường, các công ty lâm nghiệp, nhằm giải phóng nguồn lực, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Về vấn đề thứ bảy, về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân, tôi đồng tình cao với dự thảo Luật mở rộng không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân.
Tôi cho rằng việc nâng hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tích tụ, tập trung đất đai, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn trong sản xuất nông nghiệp, đáp ứng xu hướng phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa lớn. Tuy nhiên, tôi đề nghị Chính phủ cần có những quy định cụ thể, rõ ràng về đối tượng, trình tự, thủ tục thực hiện, có những chính sách ưu đãi để thu hút, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ tiềm lực về vốn, công nghệ để đầu tư vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp nhằm khai thác tối đa tiềm lực đất đai, tránh thất thoát, lãng phí đất đai.
Thứ tám, đối với diện tích đất chưa sử dụng quỹ đất nông nghiệp được UBND cấp xã cho các hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá cho thuê với mỗi lần thuê không quá 5 năm. Theo tôi thời hạn cho thuê như vậy là chưa phù hợp do thời gian thuê quá ngắn, gây nhiều khó khăn, các hộ gia đình, cá nhân trong việc đầu tư cải tạo và khai thác tối đa hiệu quả sử dụng đất. Do vậy, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét nâng thời hạn cho thuê đất đối với loại đất này lên đến 10 năm, bằng với thời kỳ quy hoạch ruộng đất để các hộ gia đình, cá nhân yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh.
Vấn đề cuối cùng. Vấn đề kiểm toán về đất đai, tôi thống nhất cao với sự cần thiết phải thực hiện kiểm toán đối với cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng đất. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua còn có sự chồng chéo, trùng lắp giữa cơ quan thanh tra và cơ quan kiểm toán đã gây nhiều khó khăn, bức xúc cho các đối tượng được thanh tra, kiểm toán.
Do vậy, tôi đề nghị cần có những quy định chặt chẽ, rõ ràng hơn trong việc phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan kiểm toán quá trình xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện việc xử lý đối với những vấn đề còn chưa thống nhất giữa kết luận của thanh tra và kết luận của kiểm toán. Để giảm bớt khó khăn, phiền hà cho các đối tượng được kiểm toán cũng như việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm toán các địa phương.
Các bài khác
- Ý kiến phát biểu của đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Yên Bái về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) (03/11/2022)
- Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái tham gia ý kiến về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) (03/11/2022)
- Đồng chí Nguyễn Thành Trung - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia đóng góp ý kiến vào Dự án Luật đất đai (sửa đổi) (03/11/2022)
- Ý kiến phát biểu của đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Yên Bái vào Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (02/11/2022)
- Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào tham gia ý kiến vào Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (02/11/2022)
- Đại biểu Quốc hội Triệu Thị Huyền tham gia ý kiến vào Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (02/11/2022)
- Phiên họp thành viên UBND tỉnh tháng 10/2022: Tập trung cao độ, nỗ lực tối đa thực hiện thắng lợi toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022 (02/11/2022)
- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tại tổ tại Kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV (02/11/2022)
- Yên Bình công bố quyết định về công tác tổ chức, cán bộ theo Đề án số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (02/11/2022)
- Ý kiến phát biểu của đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Yên Bái tại phiên thảo luận tại tổ chiều ngày 01/11/2022 về Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và Luật Phòng thủ dân sự (02/11/2022)
Xem thêm »