CTTĐT - Tại phiên thảo luận ở tổ chiều ngày 7/11, đại biểu Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã dành phần lớn thời gian tham gia ý kiến vào Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV Đỗ Đức Duy phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ chiều 7/11.
Về hình thức chỉ định thầu, đại biểu Duy thống nhất cao với quy định cho phép chỉ định thầu các gói thầu tư vấn có giá trị dưới 500 triệu đồng, còn các gói thầu mà thực tế hiện nay có giá trị hơn 500 triệu đồng, lớn hơn 500 triệu đồng thường là vào các gói thầu về tư vấn thiết kế xây dựng công trình, một số gói thầu tư vấn lập quy hoạch. Nêu một số trường hợp diễn ra trong thực tiến, đại biểu thống nhất với nội dung quy định theo đó các gói thầu tư vấn được chỉ định thầu.
Ngoài ra, đề nghị rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về kiến trúc và pháp luật về quy hoạch xây dựng theo hướng là đối với các công trình kiến trúc quy mô lớn, quan trọng đối với các đồ án quy hoạch xây dựng quan trọng cần tổ chức thi tuyển để lựa chọn tư vấn, có phương án kiến trúc tối ưu hoặc có ý tưởng quy hoạch, đồ án quy hoạch tốt và khi đó sẽ tiến hành chỉ định các nhà thầu.
Về quy định chỉ định thầu gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của phương án trúng tuyển theo quy định pháp luật về kiến trúc, đại biểu đề nghị bổ sung thêm quy định đối với trường hợp thi tuyển ý tưởng, đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng.
Đối với quy định được chỉ định thầu các gói thầu xây dựng theo lệnh khẩn cấp theo quy định của pháp luật về xây dựng, đại biểu Đỗ Đức Duy đề nghị sửa lại thành các gói thầu xây dựng công trình khẩn cấp theo quy định của pháp luật về xây dựng để đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định của Nghị định 15 năm 2021 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
"Chỉ có khái niệm là công trình xây dựng khẩn cấp không có khái niệm công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp. Bởi vì pháp luật hiện nay cũng không quy định ai là người ban bố lệnh khẩn cấp để áp dụng cho các công trình xây dựng khẩn cấp mà chỉ quy định loại công trình nào thì được xác định là công trình xây dựng khẩn cấp. Ví dụ như công trình phòng, chống thiên tai hay công trình phòng, chống phục vụ cho công tác ứng phó với các thảm họa…" - đại biểu nhấn mạnh.
Liên quan đến đấu thầu trước quy định tại Điều 39, trong đó có quy định trường hợp dự án không được phê duyệt thì chủ đầu tư bồi hoàn chi phí liên quan đến việc tham dự thầu của nhà thầu trúng thầu, đại biểu cho biết trong dự thảo chưa quy định rõ nguồn kinh phí để thực hiện việc này được lấy từ nguồn kinh phí nào? Trong trường hợp này là chủ đầu tư phải bỏ ra 2 khoản kinh phí là kinh phí để tổ chức đấu thầu và kinh phí bồi hoàn cho nhà thầu trúng thầu do họ đã phải bỏ kinh phí để tham gia dự thầu. Vậy cần quy định rõ là lấy từ nguồn kinh phí nào, vì dự án không được phê duyệt thì không được lấy từ nguồn kinh phí thực hiện dự án.
Về kế hoạch lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều 35, đại biểu cho rằng, nếu chỉ căn cứ vào kế hoạch và đầu tư công thì cũng chưa phù hợp; bởi vì trong nhiều trường hợp mặc dù dự án đã nằm trong kế hoạch và đầu tư công nhưng có thể không được bố trí vốn do thiếu nguồn vốn hoặc là không được bố trí vốn theo tiến độ như kế hoạch đã xây dựng ban đầu, mà nếu chỉ căn cứ vào kế hoạch và đầu tư công mà xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì có thể dẫn đến việc lựa chọn nhà thầu trong khi chưa phân bổ vốn chi tiết, có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản. Đại biểu đề nghị điều chỉnh theo hướng, kế hoạch lựa chọn nhà thầu được xây dựng trên cơ sở đã có kế hoạch bố trí vốn chi tiết đối với cả dự án đầu tư công và dự án không phải dự án đầu tư công.
Liên quan đến quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư, đại biểu Duy đề nghị sửa lại thành phải có tên trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước thời điểm đóng thầu thay vì nhà thầu phải có tên trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước thời điểm trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Theo đại biểu, bản chất là phải có tên và tư cách hợp lệ của nhà thầu phải được xác định ở giai đoạn đầu của quá trình lựa chọn nhà thầu chứ không phải đến khi phê duyệt thì lúc đấy mới quy định là có tên, như thế không phù hợp.
Liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư, đại biểu nêu trường hợp về thành lập doanh nghiệp dự án, trong dự thảo luật chưa quy định cụ thể về việc thành lập doanh nghiệp để quản lý dự án. Đề nghị nghiên cứu bổ sung các quy định cụ thể về việc thành lập doanh nghiệp để quản lý dự án, đại biểu khẳng định, điều này rất cần thiết đối với các địa phương khi mà nhà đầu tư có thể ở địa phương khác nhưng khi được lựa chọn làm nhà đầu tư, thành lập doanh nghiệp, quản lý dự án trên địa bàn thì rất thuận lợi, kể cả vấn đề quản lý thực hiện cũng như đóng góp về ngân sách nhà nước.
Về lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái kiến nghị nên đưa vào danh mục dự án được lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu để đảm bảo tăng tính cạnh tranh và sẽ lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực nhất để thực hiện dự án.
Về giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư có quy định mức bảo đảm thực hiện hợp đồng từ 1 đến 3% tổng mức đầu tư của dự án, đại cho rằng quy định như thế có thể dẫn đến chênh lệch lớn khi mà cơ quan quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu đưa ra mức để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Đặc biệt là đối với các gói thầu có giá trị lớn các dự án quy mô lớn và mức chênh lệch này có thể lên đến hàng trăm tỉ đồng, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy cần cân nhắc bổ sung quy định cụ thể về hạn mức đảm bảo thực hiện dự thầu tương ứng với giá trị, quy mô, tính chất của từng loại gói thầu theo hướng gói thầu quy mô càng lớn thì tỷ lệ bảo đảm có thể nhỏ hơn, còn gói thầu quy mô nhỏ thì có thể bảo đảm ở mức tỷ lệ lớn hơn.
Đồng tình với việc bổ sung thêm một số trường hợp chỉ định thầu, đại biểu nêu ví dụ khi mà gói thầu cung cấp dịch vụ trên một địa bàn, một khu vực chỉ có một nhà thầu cung cấp. "Việc lựa chọn các nhà thầu cung cấp dịch vụ như thu gom, xử lý rác thải đô thị hoặc là duy trì môi trường đô thị, hoặc chăm sóc công viên cây xanh; thực tế có nhiều trường hợp trên địa bàn của một đô thị chỉ có một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đó nếu như thực hiện quy trình đấu thầu thì thường là vừa mất thời gian và thường không kịp để thực hiện phù hợp với năm tài chính, khi mà ngay từ ngày đầu tiên của năm tài chính chúng ta phải có nhà thầu thực hiện dịch vụ này. Nhưng nếu chúng ta thực hiện thủ tục đấu thầu thì sẽ mất thời gian hàng tháng về việc này xảy ra ở nhiều địa phương và rất vướng mắc. Các dịch vụ công ích, tôi cho rằng khi mà chỉ có một nhà thầu thì nên áp dụng hình thức chỉ định thầu” - đại biểu Duy nêu ví dụ.
Về Luật giá (sửa đổi), liên quan đến điều giao cho Chính phủ quy định, đại biểu nghị rà soát theo hướng giảm bớt các điều luật giao cho Chính phủ quy định mà tăng các nội dung được quy định trong luật. Liên quan đến bình ổn giá, hiện nay dự thảo luật đang giao cho Chính phủ ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, đại biểu đề nghị cần xem xét thận trọng quy định này.
Theo đại biểu, chúng ta đang hướng tới xây dựng nền kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước nên cần tôn trọng quy luật vận động của thị trường, tôn trọng quyền quyết định giá của các tổ chức, cá nhân tham gia vào thị trường; việc điều tiết của Nhà nước thì cũng cần được xem xét thận trọng, phù hợp, bảo đảm công khai, minh bạch.
Đại biểu cũng cho biết, quy định về tiêu chí xác định hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá trong dự thảo cũng chưa cụ thể. Chưa có định lượng và không có mục tiêu đánh giá rõ ràng, nên để ở mức độ Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định trong trường hợp cần phải điều chỉnh khác với danh mục quy định trong luật…
2525 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại phiên thảo luận ở tổ chiều ngày 7/11, đại biểu Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã dành phần lớn thời gian tham gia ý kiến vào Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).Về hình thức chỉ định thầu, đại biểu Duy thống nhất cao với quy định cho phép chỉ định thầu các gói thầu tư vấn có giá trị dưới 500 triệu đồng, còn các gói thầu mà thực tế hiện nay có giá trị hơn 500 triệu đồng, lớn hơn 500 triệu đồng thường là vào các gói thầu về tư vấn thiết kế xây dựng công trình, một số gói thầu tư vấn lập quy hoạch. Nêu một số trường hợp diễn ra trong thực tiến, đại biểu thống nhất với nội dung quy định theo đó các gói thầu tư vấn được chỉ định thầu.
Ngoài ra, đề nghị rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về kiến trúc và pháp luật về quy hoạch xây dựng theo hướng là đối với các công trình kiến trúc quy mô lớn, quan trọng đối với các đồ án quy hoạch xây dựng quan trọng cần tổ chức thi tuyển để lựa chọn tư vấn, có phương án kiến trúc tối ưu hoặc có ý tưởng quy hoạch, đồ án quy hoạch tốt và khi đó sẽ tiến hành chỉ định các nhà thầu.
Về quy định chỉ định thầu gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của phương án trúng tuyển theo quy định pháp luật về kiến trúc, đại biểu đề nghị bổ sung thêm quy định đối với trường hợp thi tuyển ý tưởng, đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng.
Đối với quy định được chỉ định thầu các gói thầu xây dựng theo lệnh khẩn cấp theo quy định của pháp luật về xây dựng, đại biểu Đỗ Đức Duy đề nghị sửa lại thành các gói thầu xây dựng công trình khẩn cấp theo quy định của pháp luật về xây dựng để đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định của Nghị định 15 năm 2021 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
"Chỉ có khái niệm là công trình xây dựng khẩn cấp không có khái niệm công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp. Bởi vì pháp luật hiện nay cũng không quy định ai là người ban bố lệnh khẩn cấp để áp dụng cho các công trình xây dựng khẩn cấp mà chỉ quy định loại công trình nào thì được xác định là công trình xây dựng khẩn cấp. Ví dụ như công trình phòng, chống thiên tai hay công trình phòng, chống phục vụ cho công tác ứng phó với các thảm họa…" - đại biểu nhấn mạnh.
Liên quan đến đấu thầu trước quy định tại Điều 39, trong đó có quy định trường hợp dự án không được phê duyệt thì chủ đầu tư bồi hoàn chi phí liên quan đến việc tham dự thầu của nhà thầu trúng thầu, đại biểu cho biết trong dự thảo chưa quy định rõ nguồn kinh phí để thực hiện việc này được lấy từ nguồn kinh phí nào? Trong trường hợp này là chủ đầu tư phải bỏ ra 2 khoản kinh phí là kinh phí để tổ chức đấu thầu và kinh phí bồi hoàn cho nhà thầu trúng thầu do họ đã phải bỏ kinh phí để tham gia dự thầu. Vậy cần quy định rõ là lấy từ nguồn kinh phí nào, vì dự án không được phê duyệt thì không được lấy từ nguồn kinh phí thực hiện dự án.
Về kế hoạch lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều 35, đại biểu cho rằng, nếu chỉ căn cứ vào kế hoạch và đầu tư công thì cũng chưa phù hợp; bởi vì trong nhiều trường hợp mặc dù dự án đã nằm trong kế hoạch và đầu tư công nhưng có thể không được bố trí vốn do thiếu nguồn vốn hoặc là không được bố trí vốn theo tiến độ như kế hoạch đã xây dựng ban đầu, mà nếu chỉ căn cứ vào kế hoạch và đầu tư công mà xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì có thể dẫn đến việc lựa chọn nhà thầu trong khi chưa phân bổ vốn chi tiết, có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản. Đại biểu đề nghị điều chỉnh theo hướng, kế hoạch lựa chọn nhà thầu được xây dựng trên cơ sở đã có kế hoạch bố trí vốn chi tiết đối với cả dự án đầu tư công và dự án không phải dự án đầu tư công.
Liên quan đến quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư, đại biểu Duy đề nghị sửa lại thành phải có tên trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước thời điểm đóng thầu thay vì nhà thầu phải có tên trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước thời điểm trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Theo đại biểu, bản chất là phải có tên và tư cách hợp lệ của nhà thầu phải được xác định ở giai đoạn đầu của quá trình lựa chọn nhà thầu chứ không phải đến khi phê duyệt thì lúc đấy mới quy định là có tên, như thế không phù hợp.
Liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư, đại biểu nêu trường hợp về thành lập doanh nghiệp dự án, trong dự thảo luật chưa quy định cụ thể về việc thành lập doanh nghiệp để quản lý dự án. Đề nghị nghiên cứu bổ sung các quy định cụ thể về việc thành lập doanh nghiệp để quản lý dự án, đại biểu khẳng định, điều này rất cần thiết đối với các địa phương khi mà nhà đầu tư có thể ở địa phương khác nhưng khi được lựa chọn làm nhà đầu tư, thành lập doanh nghiệp, quản lý dự án trên địa bàn thì rất thuận lợi, kể cả vấn đề quản lý thực hiện cũng như đóng góp về ngân sách nhà nước.
Về lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái kiến nghị nên đưa vào danh mục dự án được lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu để đảm bảo tăng tính cạnh tranh và sẽ lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực nhất để thực hiện dự án.
Về giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư có quy định mức bảo đảm thực hiện hợp đồng từ 1 đến 3% tổng mức đầu tư của dự án, đại cho rằng quy định như thế có thể dẫn đến chênh lệch lớn khi mà cơ quan quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu đưa ra mức để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Đặc biệt là đối với các gói thầu có giá trị lớn các dự án quy mô lớn và mức chênh lệch này có thể lên đến hàng trăm tỉ đồng, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy cần cân nhắc bổ sung quy định cụ thể về hạn mức đảm bảo thực hiện dự thầu tương ứng với giá trị, quy mô, tính chất của từng loại gói thầu theo hướng gói thầu quy mô càng lớn thì tỷ lệ bảo đảm có thể nhỏ hơn, còn gói thầu quy mô nhỏ thì có thể bảo đảm ở mức tỷ lệ lớn hơn.
Đồng tình với việc bổ sung thêm một số trường hợp chỉ định thầu, đại biểu nêu ví dụ khi mà gói thầu cung cấp dịch vụ trên một địa bàn, một khu vực chỉ có một nhà thầu cung cấp. "Việc lựa chọn các nhà thầu cung cấp dịch vụ như thu gom, xử lý rác thải đô thị hoặc là duy trì môi trường đô thị, hoặc chăm sóc công viên cây xanh; thực tế có nhiều trường hợp trên địa bàn của một đô thị chỉ có một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đó nếu như thực hiện quy trình đấu thầu thì thường là vừa mất thời gian và thường không kịp để thực hiện phù hợp với năm tài chính, khi mà ngay từ ngày đầu tiên của năm tài chính chúng ta phải có nhà thầu thực hiện dịch vụ này. Nhưng nếu chúng ta thực hiện thủ tục đấu thầu thì sẽ mất thời gian hàng tháng về việc này xảy ra ở nhiều địa phương và rất vướng mắc. Các dịch vụ công ích, tôi cho rằng khi mà chỉ có một nhà thầu thì nên áp dụng hình thức chỉ định thầu” - đại biểu Duy nêu ví dụ.
Về Luật giá (sửa đổi), liên quan đến điều giao cho Chính phủ quy định, đại biểu nghị rà soát theo hướng giảm bớt các điều luật giao cho Chính phủ quy định mà tăng các nội dung được quy định trong luật. Liên quan đến bình ổn giá, hiện nay dự thảo luật đang giao cho Chính phủ ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, đại biểu đề nghị cần xem xét thận trọng quy định này.
Theo đại biểu, chúng ta đang hướng tới xây dựng nền kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước nên cần tôn trọng quy luật vận động của thị trường, tôn trọng quyền quyết định giá của các tổ chức, cá nhân tham gia vào thị trường; việc điều tiết của Nhà nước thì cũng cần được xem xét thận trọng, phù hợp, bảo đảm công khai, minh bạch.
Đại biểu cũng cho biết, quy định về tiêu chí xác định hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá trong dự thảo cũng chưa cụ thể. Chưa có định lượng và không có mục tiêu đánh giá rõ ràng, nên để ở mức độ Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định trong trường hợp cần phải điều chỉnh khác với danh mục quy định trong luật…