CTTĐT - Sáng 11/11, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân năm 2022 với chủ đề “Hỗ trợ nông dân khởi nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, xây dựng nông thôn mới bền vững, văn minh, hạnh phúc”. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị tỉnh và trực tuyến tại 6 điểm cầu các huyện, thị xã.
Quang cảnh Hội nghị đối thoại
Tham dự Hội nghị có đồng chí Vũ Quỳnh Khánh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Đảng ủy khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh; cùng gần 500 cán bộ, hội viên, nông dân, đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp có mặt tại điểm cầu của tỉnh và 06 điểm cầu trực tuyến tại các huyện, thị xã.
Về phía trung ương, dự Hội nghị có đồng chí Cao Xuân Thu Vân - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
Trong những năm qua, quan tâm tới nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh Yên Bái đã ban hành các nghị quyết chuyên đề, các chính sách đặc thù nhằm phát triển tam nông. Đến nay, rất nhiều chủ trương, chính sách của tỉnh đã được các cấp, các ngành, các địa phương triển khai thực hiện và bước đầu mang lại những kết quả tích cực. Nổi bật là tỉnh đã phát triển một số vùng chuyên canh, thâm canh có quy mô lớn với 10 sản phẩm chủ lực và 10 sản phẩm đặc sản, hữu cơ. Toàn tỉnh có 88/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 17 xã nông thôn mới nâng cao; 03 xã kiểu mẫu; 03 đơn vị cấp huyện đạt và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, phong trào nông dân, nhất là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững vận động nông dân xây dựng nông thôn mới đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội. Đã xuất hiện nhiều nông dân điển hình tiên tiến sản xuất, kinh doanh giỏi; nhiều nông dân khởi nghiệp thành công; góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc, xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh vẫn còn những khó khăn, hạn chế.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu khai mạc Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn nhấn mạnh: Đây là lần đầu tiên tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân. Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong thời điểm tỉnh đang tập trung triển khai Nghị quyết số 19, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là diễn đàn quan trọng, dân chủ thực sự để đại diện nông dân, các cấp hội nông dân của tỉnh, các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trực tiếp phản ánh tâm tư, nguyện vọng với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về những thành tựu đã đạt được; những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các đại biểu là nông dân, doanh nghiệp hợp tác xã tham gia đối thoại cần phát huy tinh thần thẳng thắn, cởi mở, tập trung thảo luận, trao đổi, nêu ý kiến ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể trên các lĩnh vực, trong đó, tập trung vào các vấn đề phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đang nhận được sự quan tâm của nông dân và toàn xã hội. Nêu lên những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là trong triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh, trong thực hiện chương trình hỗ trợ nông dân khởi nghiệp... Đồng thời, mạnh dạn hiến kế, tham góp ý kiến, đề xuất giải pháp nhằm hỗ trợ nông dân khởi nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, xây dựng nông thôn mới văn minh, bền vững; phát huy vai trò chủ thể của nông dân, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
Các sở, ngành, cơ quan có liên quan khi được nông dân nêu câu hỏi, kiến nghị, đề xuất cần nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu các ý kiến; trả lời đúng - trúng - thỏa đáng, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề, ngắn gọn, dễ hiểu; không qua loa, né tránh; đảm bảo đúng quy định đối với các ý kiến, kiến nghị.
UBND tỉnh sẽ lắng nghe, tiếp thu, giải đáp những vấn đề mà bà con nông dân quan tâm, đề xuất, trao đổi, nhất là những đề xuất về tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện chính sách tam nông, xây dựng tổ chức Hội Nông dân vững mạnh.
Đại biểu Ngô Thị Thúy Vân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên phát biểu ý kiến tại Hội nghị
Tại Hội nghị, phát huy tinh thần thẳng thắn, cởi mở, cán bộ, hội viên, nông dân, đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông dân trên địa bàn tỉnh đã đưa ra 18 ý kiến trao đổi ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể trên các lĩnh vực. Trong đó tập trung vào các nội dung như: những chủ trương, chính sách để phát triển các vùng đồng bào dân tộc, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn; định hướng để xây dựng nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hóa quy mô lớn có giá trị tăng cao gắn với thị trường trong và ngoài nước và quốc tế; giải pháp quản lý và phát triển nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân đáp ứng nhu cầu khởi nghiệp và phát triển sản xuất của nông dân; bổ sung chính sách trong Nghị quyết số 69 ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh Yên Bái về hỗ trợ cấp giấy chứng nhận đối với hộ sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh; cơ chế chính sách khắc phục khó khăn cho người trồng rừng; giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
Các đại biểu cũng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất kém hiệu quả sang đất khác cho phù hợp với sự phát triển của địa phương; xem xét, cho phép miễn các loại phí liên quan đến việc chỉnh lý biến động đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi người dân đã thực hiện việc hiến đất cho nhà nước và ưu tiên hoàn thiện thủ tục, hồ sơ chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với thời gian sớm nhất; kêu gọi thu hút các nhà đầu tư có năng lực, tâm huyết đầu tư sản xuất kinh doanh và gắn bó lâu dài với nông nghiệp, nông dân, nông thôn để liên kết sản xuất, chế biến nông lâm sản, tham gia xây dựng thương hiệu, uy tín, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông lâm sản, phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh; tăng cường thanh tra, kiểm tra chất lượng mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để tránh thiệt hại cho người nông dân; tăng phụ cấp cho phó các đoàn thể cấp xã và có chế độ cho các chi hội trưởng các đoàn thể; có cơ chế, chính sách, quy định về thủ tục kinh doanh để các nhà kinh doanh xăng dầu xây dựng cây xăng mini tại các xã vùng cao…
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước trả lời các kiến nghị, đề xuất của nông dân
Những vấn đề này đã được đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và các sở, ngành lắng nghe và trực tiếp trả lời đúng - trúng - thỏa đáng ngay tại Hội nghị.
Đồng chí Cao Xuân Thu Vân - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị đối thoại, đồng chí Cao Xuân Thu Vân - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam đánh giá cao tinh thần thẳng thắn, trọng tâm của nông dân Yên Bái tại hội nghị đối thoại; Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan trả lời rất thỏa đáng, thiết thực câu hỏi của nông dân. Đồng chí Phó Chủ tịch nghị Hội Nông dân Việt Nam cũng đề nghị Hội Nông dân tỉnh Yên Bái tiếp tục nghiên cứu các chủ trương, chính sách để thực hiện; thành lập các chi hội nghề nghiệp, làm tốt công tác tổ chức, tổ chức tốt các phong trào; làm tốt công tác tư tưởng cho hội viên nông dân tiếp tục phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao đời sống. Đề nghị tỉnh Yên Bái có thêm nhiều cơ chế, chính sách để tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn đề nghị sau Hội nghị này, cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng NTM theo hướng “nông nghiệp sinh thái - nông thôn hiện đại - nông dân văn minh”. Tiếp tục nghiên cứu, tổ chức các diễn đàn, các buổi gặp gỡ, hội nghị đối thoại, trong đó ưu tiên lựa chọn các chuyên đề để nông dân có cơ hội giao lưu, bày tỏ chính kiến, tâm tư, nguyện vọng chính đáng và những đề xuất của mình; được định hướng, tạo điều kiện cho những ý tưởng khởi nghiệp, những cách làm sáng tạo, hiệu quả, tạo động lực có thêm ý chí, khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng.
Các sở, ban, ngành nghiêm túc tiếp thu những ý kiến, kiến nghị của nông dân; rà soát các quy định, chính sách của Trung ương, của tỉnh; từ đó nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, để các nghị quyết, cơ chế chính sách thực sự đi vào cuộc sống. Tiếp tục tham mưu các giải pháp khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao giá trị trên một diện tích, khuyến khích nông dân đầu tư, phát triển.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện tiếp tục hướng dẫn, tạo điều kiện để nông dân được tiếp cận, thụ hưởng các cơ chế, chính sách của Trung ương và các chính sách đặc thù của tỉnh về hỗ trợ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích nông dân sản xuất, kinh doanh những ngành nghề có lợi nhuận cao mà tỉnh đã có định hướng phát triển.
Hội Nông dân không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; nâng cao công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết hội viên, nông dân; đẩy mạnh các phong trào thi đua, nhất là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; phát huy vai trò là cầu nối giữa chính quyền với nông dân; kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã với nông dân; thường xuyên nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của nông dân đề xuất với các cấp chính quyền giải quyết; làm tốt giám sát và phản biện xã hội; chủ động đề xuất với sở, ngành trong việc đề xuất cơ chế, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh những tấm gương nông dân tiêu biểu, nhất là những nông dân trẻ khởi nghiệp thành công, tạo động lực tinh thần tích cực, tính lan rỏa mạnh mẽ và nhân rộng những điển hình tiên tiến, mô hình hay, cách làm hiệu quả trong phát triển nông nghiệp.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn mong rằng nông dân tỉnh Yên Bái chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp để khởi nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, xây dựng nông thôn mới văn minh, bền vững.
Đồng thời nhấn mạnh lãnh đạo tỉnh luôn đồng hành, khuyến khích, tạo điều kiện, hướng dẫn, định hướng, tư vấn về hướng đi, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, tìm kiếm thị trường để nông dân phát huy vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM và mong muốn trong thời gian tới, sẽ xuất hiện nhiều mô hình, tấm gương điển hình tiên tiến của hội viên, nông dân khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh giỏi, nông dân triệu phú góp phần xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
2266 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 11/11, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân năm 2022 với chủ đề “Hỗ trợ nông dân khởi nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, xây dựng nông thôn mới bền vững, văn minh, hạnh phúc”. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị tỉnh và trực tuyến tại 6 điểm cầu các huyện, thị xã.Tham dự Hội nghị có đồng chí Vũ Quỳnh Khánh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Đảng ủy khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh; cùng gần 500 cán bộ, hội viên, nông dân, đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp có mặt tại điểm cầu của tỉnh và 06 điểm cầu trực tuyến tại các huyện, thị xã.
Về phía trung ương, dự Hội nghị có đồng chí Cao Xuân Thu Vân - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
Trong những năm qua, quan tâm tới nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh Yên Bái đã ban hành các nghị quyết chuyên đề, các chính sách đặc thù nhằm phát triển tam nông. Đến nay, rất nhiều chủ trương, chính sách của tỉnh đã được các cấp, các ngành, các địa phương triển khai thực hiện và bước đầu mang lại những kết quả tích cực. Nổi bật là tỉnh đã phát triển một số vùng chuyên canh, thâm canh có quy mô lớn với 10 sản phẩm chủ lực và 10 sản phẩm đặc sản, hữu cơ. Toàn tỉnh có 88/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 17 xã nông thôn mới nâng cao; 03 xã kiểu mẫu; 03 đơn vị cấp huyện đạt và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, phong trào nông dân, nhất là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững vận động nông dân xây dựng nông thôn mới đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội. Đã xuất hiện nhiều nông dân điển hình tiên tiến sản xuất, kinh doanh giỏi; nhiều nông dân khởi nghiệp thành công; góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc, xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh vẫn còn những khó khăn, hạn chế.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu khai mạc Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn nhấn mạnh: Đây là lần đầu tiên tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân. Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong thời điểm tỉnh đang tập trung triển khai Nghị quyết số 19, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là diễn đàn quan trọng, dân chủ thực sự để đại diện nông dân, các cấp hội nông dân của tỉnh, các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trực tiếp phản ánh tâm tư, nguyện vọng với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về những thành tựu đã đạt được; những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các đại biểu là nông dân, doanh nghiệp hợp tác xã tham gia đối thoại cần phát huy tinh thần thẳng thắn, cởi mở, tập trung thảo luận, trao đổi, nêu ý kiến ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể trên các lĩnh vực, trong đó, tập trung vào các vấn đề phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đang nhận được sự quan tâm của nông dân và toàn xã hội. Nêu lên những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là trong triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh, trong thực hiện chương trình hỗ trợ nông dân khởi nghiệp... Đồng thời, mạnh dạn hiến kế, tham góp ý kiến, đề xuất giải pháp nhằm hỗ trợ nông dân khởi nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, xây dựng nông thôn mới văn minh, bền vững; phát huy vai trò chủ thể của nông dân, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
Các sở, ngành, cơ quan có liên quan khi được nông dân nêu câu hỏi, kiến nghị, đề xuất cần nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu các ý kiến; trả lời đúng - trúng - thỏa đáng, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề, ngắn gọn, dễ hiểu; không qua loa, né tránh; đảm bảo đúng quy định đối với các ý kiến, kiến nghị.
UBND tỉnh sẽ lắng nghe, tiếp thu, giải đáp những vấn đề mà bà con nông dân quan tâm, đề xuất, trao đổi, nhất là những đề xuất về tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện chính sách tam nông, xây dựng tổ chức Hội Nông dân vững mạnh.
Đại biểu Ngô Thị Thúy Vân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên phát biểu ý kiến tại Hội nghị
Tại Hội nghị, phát huy tinh thần thẳng thắn, cởi mở, cán bộ, hội viên, nông dân, đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông dân trên địa bàn tỉnh đã đưa ra 18 ý kiến trao đổi ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể trên các lĩnh vực. Trong đó tập trung vào các nội dung như: những chủ trương, chính sách để phát triển các vùng đồng bào dân tộc, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn; định hướng để xây dựng nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hóa quy mô lớn có giá trị tăng cao gắn với thị trường trong và ngoài nước và quốc tế; giải pháp quản lý và phát triển nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân đáp ứng nhu cầu khởi nghiệp và phát triển sản xuất của nông dân; bổ sung chính sách trong Nghị quyết số 69 ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh Yên Bái về hỗ trợ cấp giấy chứng nhận đối với hộ sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh; cơ chế chính sách khắc phục khó khăn cho người trồng rừng; giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
Các đại biểu cũng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất kém hiệu quả sang đất khác cho phù hợp với sự phát triển của địa phương; xem xét, cho phép miễn các loại phí liên quan đến việc chỉnh lý biến động đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi người dân đã thực hiện việc hiến đất cho nhà nước và ưu tiên hoàn thiện thủ tục, hồ sơ chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với thời gian sớm nhất; kêu gọi thu hút các nhà đầu tư có năng lực, tâm huyết đầu tư sản xuất kinh doanh và gắn bó lâu dài với nông nghiệp, nông dân, nông thôn để liên kết sản xuất, chế biến nông lâm sản, tham gia xây dựng thương hiệu, uy tín, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông lâm sản, phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh; tăng cường thanh tra, kiểm tra chất lượng mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để tránh thiệt hại cho người nông dân; tăng phụ cấp cho phó các đoàn thể cấp xã và có chế độ cho các chi hội trưởng các đoàn thể; có cơ chế, chính sách, quy định về thủ tục kinh doanh để các nhà kinh doanh xăng dầu xây dựng cây xăng mini tại các xã vùng cao…
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước trả lời các kiến nghị, đề xuất của nông dân
Những vấn đề này đã được đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và các sở, ngành lắng nghe và trực tiếp trả lời đúng - trúng - thỏa đáng ngay tại Hội nghị.
Đồng chí Cao Xuân Thu Vân - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị đối thoại, đồng chí Cao Xuân Thu Vân - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam đánh giá cao tinh thần thẳng thắn, trọng tâm của nông dân Yên Bái tại hội nghị đối thoại; Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan trả lời rất thỏa đáng, thiết thực câu hỏi của nông dân. Đồng chí Phó Chủ tịch nghị Hội Nông dân Việt Nam cũng đề nghị Hội Nông dân tỉnh Yên Bái tiếp tục nghiên cứu các chủ trương, chính sách để thực hiện; thành lập các chi hội nghề nghiệp, làm tốt công tác tổ chức, tổ chức tốt các phong trào; làm tốt công tác tư tưởng cho hội viên nông dân tiếp tục phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao đời sống. Đề nghị tỉnh Yên Bái có thêm nhiều cơ chế, chính sách để tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn đề nghị sau Hội nghị này, cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng NTM theo hướng “nông nghiệp sinh thái - nông thôn hiện đại - nông dân văn minh”. Tiếp tục nghiên cứu, tổ chức các diễn đàn, các buổi gặp gỡ, hội nghị đối thoại, trong đó ưu tiên lựa chọn các chuyên đề để nông dân có cơ hội giao lưu, bày tỏ chính kiến, tâm tư, nguyện vọng chính đáng và những đề xuất của mình; được định hướng, tạo điều kiện cho những ý tưởng khởi nghiệp, những cách làm sáng tạo, hiệu quả, tạo động lực có thêm ý chí, khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng.
Các sở, ban, ngành nghiêm túc tiếp thu những ý kiến, kiến nghị của nông dân; rà soát các quy định, chính sách của Trung ương, của tỉnh; từ đó nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, để các nghị quyết, cơ chế chính sách thực sự đi vào cuộc sống. Tiếp tục tham mưu các giải pháp khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao giá trị trên một diện tích, khuyến khích nông dân đầu tư, phát triển.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện tiếp tục hướng dẫn, tạo điều kiện để nông dân được tiếp cận, thụ hưởng các cơ chế, chính sách của Trung ương và các chính sách đặc thù của tỉnh về hỗ trợ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích nông dân sản xuất, kinh doanh những ngành nghề có lợi nhuận cao mà tỉnh đã có định hướng phát triển.
Hội Nông dân không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; nâng cao công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết hội viên, nông dân; đẩy mạnh các phong trào thi đua, nhất là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; phát huy vai trò là cầu nối giữa chính quyền với nông dân; kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã với nông dân; thường xuyên nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của nông dân đề xuất với các cấp chính quyền giải quyết; làm tốt giám sát và phản biện xã hội; chủ động đề xuất với sở, ngành trong việc đề xuất cơ chế, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh những tấm gương nông dân tiêu biểu, nhất là những nông dân trẻ khởi nghiệp thành công, tạo động lực tinh thần tích cực, tính lan rỏa mạnh mẽ và nhân rộng những điển hình tiên tiến, mô hình hay, cách làm hiệu quả trong phát triển nông nghiệp.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn mong rằng nông dân tỉnh Yên Bái chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp để khởi nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, xây dựng nông thôn mới văn minh, bền vững.
Đồng thời nhấn mạnh lãnh đạo tỉnh luôn đồng hành, khuyến khích, tạo điều kiện, hướng dẫn, định hướng, tư vấn về hướng đi, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, tìm kiếm thị trường để nông dân phát huy vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM và mong muốn trong thời gian tới, sẽ xuất hiện nhiều mô hình, tấm gương điển hình tiên tiến của hội viên, nông dân khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh giỏi, nông dân triệu phú góp phần xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.