CTTĐT - Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 405/QĐ-BYT ngày 22/2/2022 ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em.
Việc điều trị trẻ em mắc COVID-19 phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chuẩn trước và trong thời gian điều trị, chăm sóc
Theo Bộ Y tế, phần lớn trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp trên hoặc tiêu hoá (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%). Trẻ nhũ nhi < 12 tháng tuổi có nguy cơ cao diễn tiến nặng.
Bệnh nhi mắc COVID-19 có các triệu chứng lâm sàng:
- Thời gian ủ bệnh từ 2 - 14 ngày, trung bình là 4 - 5 ngày.
- Khởi phát: có một hay nhiều triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, mất vị giác/khứu giác, nôn và tiêu chảy, đau cơ, tuy nhiên trẻ thường không có triệu chứng.
- Tiến triển: hầu hết trẻ chỉ bị viêm đường hô hấp trên với sốt nhẹ, ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi; hay viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1-2 tuần. Khoảng 2% trẻ có diễn tiến nặng, thường vào ngày thứ 5-8 của bệnh. Trong đó một số trẻ (khoảng 0,7%) cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biến chứng nặng như: hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS), viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng, và hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Các yếu tố tiên lượng nặng trẻ béo phì, trẻ chậm phát triển, bại não, bệnh phổi mạn, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, tim bẩm sinh... Tỷ lệ tử vong ở trẻ rất thấp (< 0,1%), hầu hết tử vong do bệnh nền.
- Thời kỳ hồi phục: thường trong giai đoạn từ ngày thứ 7-10 ngày, nếu không có các biến chứng nặng trẻ sẽ hết dần các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh.
Tất cả trẻ nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 cần được lấy mẫu bệnh phẩm dịch hầu họng dịch mũi hoặc dịch nội khí quản (NKQ)/rửa phế quản (nếu thở máy) để chẩn đoán xác định COVID-19.
Điều trị trẻ em mắc COVID-19
Việc điều trị trẻ em mắc COVID-19 phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chuẩn trước và trong thời gian điều trị, chăm sóc; phân loại trẻ bệnh theo mức độ và điều trị theo các mức độ nặng của bệnh; đảm bảo trẻ được bú mẹ và dinh dưỡng hợp lý theo mức độ nặng của bệnh, bù nước điện giải, vật lý trị liệu, sức khỏe tâm thần; điều trị triệu chứng: hạ sốt giảm ho, giảm đau…
Cụ thể, đối với trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng thì được cách ly tại nhà, theo dõi và chăm sóc theo hướng dẫn của Bộ Y tế (đối với tất cả các lứa tuổi).
Đối với trẻ mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ: Cân nhắc điều trị tại cơ sở cơ sở y tế nếu trẻ có yếu tố nguy cơ.
Ở mức độ nhẹ, Bộ Y tế hướng dẫn điều trị không dùng thuốc như sau:
- Nằm phòng cách ly, hoặc theo hướng dẫn cách ly tại nhà của Bộ Y tế.
- Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 2 tuổi.
- Uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol.
- Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.
- Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.
- Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).
- Theo dõi:
+ Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt
+ Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.
Khai báo y tế hàng ngày (qua điện thoại hoặc phần mềm qui định), báo nhân viên y tế khi có triệu chứng bất thường:
Nếu có các triệu chứng bất thường như sốt > 380C; tức ngực; đau rát họng, ho; cảm giác khó thở; tiêu chảy; SpO2 < 96%; trẻ mệt, không chịu chơi; ăn/bú kém thì cần báo nhân viên y tế.
Bộ Y tế lưu ý các dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay: Thở nhanh; li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống; khó thở, cánh mũi phập phồng; tím tái môi đầu chi; rút lõm lồng ngực; SpO2 < 95%.
Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ về điều trị bằng thuốc kháng virus (Remdesivir); kháng thể kháng virus, điều trị hỗ trợ.
Đối với trẻ mắc COVID-19 ở mức độ trung bình: Nhập viện điều trị; nằm phòng cách ly, áp dụng phòng ngừa chuẩn như mức độ nhẹ.
Hướng dẫn cũng quy định cụ thể về điều trị đối với trường hợp mức độ nặng, mức độ nguy kịch, ECMO cho người bệnh COVID-19, điều trị chống đông, kiểm soát đường huyết; điều trị trường hợp trẻ sơ sinh mắc COVID-19…
1049 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 405/QĐ-BYT ngày 22/2/2022 ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em. Theo Bộ Y tế, phần lớn trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp trên hoặc tiêu hoá (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%). Trẻ nhũ nhi
Bệnh nhi mắc COVID-19 có các triệu chứng lâm sàng:
- Thời gian ủ bệnh từ 2 - 14 ngày, trung bình là 4 - 5 ngày.
- Khởi phát: có một hay nhiều triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, mất vị giác/khứu giác, nôn và tiêu chảy, đau cơ, tuy nhiên trẻ thường không có triệu chứng.
- Tiến triển: hầu hết trẻ chỉ bị viêm đường hô hấp trên với sốt nhẹ, ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi; hay viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1-2 tuần. Khoảng 2% trẻ có diễn tiến nặng, thường vào ngày thứ 5-8 của bệnh. Trong đó một số trẻ (khoảng 0,7%) cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biến chứng nặng như: hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS), viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng, và hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Các yếu tố tiên lượng nặng trẻ béo phì, trẻ chậm phát triển, bại não, bệnh phổi mạn, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, tim bẩm sinh... Tỷ lệ tử vong ở trẻ rất thấp (
- Thời kỳ hồi phục: thường trong giai đoạn từ ngày thứ 7-10 ngày, nếu không có các biến chứng nặng trẻ sẽ hết dần các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh.
Tất cả trẻ nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 cần được lấy mẫu bệnh phẩm dịch hầu họng dịch mũi hoặc dịch nội khí quản (NKQ)/rửa phế quản (nếu thở máy) để chẩn đoán xác định COVID-19.
Điều trị trẻ em mắc COVID-19
Việc điều trị trẻ em mắc COVID-19 phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chuẩn trước và trong thời gian điều trị, chăm sóc; phân loại trẻ bệnh theo mức độ và điều trị theo các mức độ nặng của bệnh; đảm bảo trẻ được bú mẹ và dinh dưỡng hợp lý theo mức độ nặng của bệnh, bù nước điện giải, vật lý trị liệu, sức khỏe tâm thần; điều trị triệu chứng: hạ sốt giảm ho, giảm đau…
Cụ thể, đối với trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng thì được cách ly tại nhà, theo dõi và chăm sóc theo hướng dẫn của Bộ Y tế (đối với tất cả các lứa tuổi).
Đối với trẻ mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ: Cân nhắc điều trị tại cơ sở cơ sở y tế nếu trẻ có yếu tố nguy cơ.
Ở mức độ nhẹ, Bộ Y tế hướng dẫn điều trị không dùng thuốc như sau:
- Nằm phòng cách ly, hoặc theo hướng dẫn cách ly tại nhà của Bộ Y tế.
- Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 2 tuổi.
- Uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol.
- Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.
- Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.
- Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).
- Theo dõi:
+ Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt
+ Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.
Khai báo y tế hàng ngày (qua điện thoại hoặc phần mềm qui định), báo nhân viên y tế khi có triệu chứng bất thường:
Nếu có các triệu chứng bất thường như sốt > 380C; tức ngực; đau rát họng, ho; cảm giác khó thở; tiêu chảy; SpO2
Bộ Y tế lưu ý các dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay: Thở nhanh; li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống; khó thở, cánh mũi phập phồng; tím tái môi đầu chi; rút lõm lồng ngực; SpO2
Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ về điều trị bằng thuốc kháng virus (Remdesivir); kháng thể kháng virus, điều trị hỗ trợ.
Đối với trẻ mắc COVID-19 ở mức độ trung bình: Nhập viện điều trị; nằm phòng cách ly, áp dụng phòng ngừa chuẩn như mức độ nhẹ.
Hướng dẫn cũng quy định cụ thể về điều trị đối với trường hợp mức độ nặng, mức độ nguy kịch, ECMO cho người bệnh COVID-19, điều trị chống đông, kiểm soát đường huyết; điều trị trường hợp trẻ sơ sinh mắc COVID-19…