CTTĐT - Sáng 16/11, tại Trung tâm Hội nghị, UBND tỉnh Yên Bái gặp mặt trọng thể kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022). Cổng Thông tin điện tử tỉnh trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tại buổi gặp mặt.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy
Kính thưa đồng chí Ngô Thị Minh - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh,
Thưa quý vị đại biểu, khách quý,
Thưa các thế hệ thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục tỉnh nhà,
Những ngày này, các cấp ủy, chính quyền và toàn xã hội đang hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam với những tình cảm tri ân sâu sắc. Hôm nay, tôi rất vui mừng, phấn khởi cùng với các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo tới dự buổi gặp mặt kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Thay mặt Tỉnh uỷ - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và với tình cảm cá nhân, Tôi trân trọng gửi tới Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh, cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục và Đào tạo qua các thời kỳ, các vị đại biểu, khách quý lời chào mừng, lời thăm hỏi ân cần và những lời chúc mừng trân trọng nhất.
Kính thưa quý vị đại biểu,
Kính thưa các thế hệ nhà giáo,
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, “Tôn sư trọng đạo” luôn là truyền thống quý báu, là nét văn hóa đặc sắc, được hình thành, vun đắp qua nhiều thế hệ, góp phần tạo nên nền văn hiến kỳ vĩ của dân tộc Việt Nam. Trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, hình ảnh người thầy luôn được đề cao và tôn trọng, tiêu biểu trong các giai tầng xã hội và trên hết nghề dạy học được xã hội tôn vinh là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý.
Kể từ khi đất nước giành được độc lập đến nay, Đảng, Nhà nước ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giành sự quan tâm đặc biệt đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”, người coi “Giáo dục đào tạo là cốt sách hàng đầu”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Thực sự coi giáo dục - đào tạo, là quốc sách hàng đầu…, đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển”; kể từ Đại hội lần thứ XI, Đảng ta đã xác định đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là một trong ba đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, tại Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2011 “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Thấm nhầm quan điểm đó, từ nhiều nhiệm kỳ nay, Đảng và Nhà nước đã ưu tiên dành nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đưa nền giáo dục nước nhà vươn lên một tầm cao mới, là một trong những thành tựu nổi bật của thời kỳ đổi mới và hội nhập, đóng góp quan trọng và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Quán triệt sâu sắc chủ trương, chinh sách của Đảng, Nhà nước và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đặc biệt, từ Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ tỉnh đến nay, giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực được xác định là một trong ba đột phá chiến lược, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, đề án, chính sách và ưu tiên dành nguồn lực thỏa đáng để đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đạt được những kết quả nổi bật.
Quy mô, mạng lưới trường, lớp học, các cấp học, bậc học được sắp xếp tinh gọn, hợp lý, hiệu quả; cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại. Toàn tỉnh hiện có 463 cơ sở giáo dục với quy mô trên 6.800 lớp, trên 222.000 học sinh; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 84%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 66,0%.
Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Toàn ngành hiện có trên 13.000 cán bộ, viên chức, người lao động, trên 82% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, trong đó trên 20% trên chuẩn; trên 400 cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.
Chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được nâng lên, nhất là ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Yên Bái đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt chuẩn xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT và trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề tăng đều qua các năm. Chất lượng giáo dục mũi nhọn được cải thiện rõ rệt, thuộc vào nhóm khá của các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ; đặc biệt, Yên B đã có học sinh đạt giải tại các kỳ thi Olympic khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Olympic Quốc tế.
Công tác chuyển đổi số được triển khai mạnh mẽ; đặc biệt trong hơn 2 năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, nhưng toàn ngành Giáo dục và Đào tạo, đã nỗ lực vượt qua khó khăn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong dạy và học, quản lý giáo dục, đã hoàn thành tốt kế hoạch năm học.
Cùng với đó, mô hình “Trường học hạnh phúc” được triển khai và nhân rộng trên toàn tỉnh với phong trào thi đua “Thầy cô thay đổi vì trường học hạnh phúc”, đã góp phần tích cực nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân Yên Bái.
Kính thưa quý vị đại biểu, cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo,
Đạt được những thành tựu rất đáng tự hào đó của ngành Giáo dục và Đào tạo là nhờ sự quan tâm, chăm lo của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và của toàn xã hội, đặc biệt là công lao đóng góp to lớn của các thế hệ nhà giáo của tỉnh nhà qua các thời kỳ.
Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cùng với quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh nhà, lớp lớp các thế hệ nhà giáo trong tỉnh đã và đang không ngừng nỗ lực, cố gắng, vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Từ những ngày đầu mới giành được chính quyền, ở một tỉnh với gần 100% người dân mù chữ, số người biết tiếng phổ thông chỉ là thiểu số, với phương châm “Người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ”, những “người thầy” khi đó đã góp phần tích cực tiêu diệt “giặc dốt”.
Đến những năm 1959-1960, nghe theo tiếng gọi của Đảng và Bác Hồ kinh yêu, đã có 54 thầy cô giáo từ các tỉnh miền xuôi, tình nguyện lên công tác, đưa ánh sáng văn hóa đến với đồng bào của tỉnh nghèo vùng cao Yên Bái. Những nhà giáo đáng kính như: Nguyễn Văn Chiêu, Tống Đức Long, Trần Thế Kỷ, Trịnh Thoại, Phạm Xuân Vân, Nguyễn Lê Thắng, Trịnh Thị Lự… cùng với nhiều thầy, cô giáo tiêu biểu khác đã ghi đậm dấu ấn trong trang sử phát triển của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái.
Trong thời kỳ đổi mới, đã có hàng ngàn thầy giáo, cô giáo đang từng ngày, từng giờ bám trường, bám lớp ở những địa bàn đặc biệt khó khăn, không quản nắng mưa, tình nguyện “cõng chữ lên non”, tiếp tục thắp sáng ngọn lửa tri thức cùng với học sinh và bà con dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.
Cùng với đó, đã có rất nhiều thầy giáo, cô giáo là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và trách nhiệm với nghề; không ngừng đổi mới sáng tạo, đạt thành tích xuất sắc trong giảng dạy và các phong trào thi đua yêu nước. Điển hình như: Cô giáo Vũ Thị Hạnh - Phó Hiệu trưởng trường THPT Chu Văn An (huyện Văn Yên), cô giáo Chu Thị Tú Liên - Phó hiệu trưởng trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ (Thị xã Nghĩa Lộ) đã có nhiều sáng kiến trong giảng dạy, được ứng dụng rộng rãi, hiệu quả; hay như cô giáo Phạm Thị Hải Linh, thầy giáo Đỗ Lê Nam của Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, cô giáo Lương Thị Thu Hương của Trường THCS Báo Đáp (huyện Trấn Yên); cô giáo Phạm Thị Thanh Hiền của trường TH&THCS Lý Tự Trọng (Thị xã Nghĩa Lộ) đã có nhiều thành tích xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp...
Hàng ngàn nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu, xuất sắc đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng các phần thưởng cao quý; đặc biệt, đã có 78 nhà giáo được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”. Đây là niềm vinh dự, tự hào của ngành Giáo dục và Đào tạo, là kết quả xứng đáng với sự nỗ lực, cống hiến của biết bao các thế hệ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tỉnh nhà.
Thay mặt Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và bằng tình cảm cá nhân của một người đã từng là học trò, là phụ huynh, là thầy giáo, tôi trân trọng ghi nhận, nhiệt liệt biểu dương và tri ân sâu sắc công lao đóng góp to lớn của đội ngũ các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tỉnh nhà; đồng thời chúc mừng những thành tựu to lớn mà ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhà đã đạt được trong suốt những năm vừa qua.
Kính thưa quý vị đại biểu, khách quý,
Kính thưa các nhà giáo,
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh xác định một trong 07 nhiệm vụ trọng tâm là “Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, thích ứng với Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, từng bước phát triển nền kinh tế số, xã hội số”. Theo đó, Tỉnh ủy đã ban hành các Nghị quyết số 22-NQ/TU về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...”; "Xây dựng nguồn nhân lực có phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhằm hình thành nguồn nhân lực chất lượng, nhất là đội ngũ nhân lực chất lượng cao, góp phần nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, nhân buổi gặp mặt đầy ý nghĩa này, tôi đề nghị ngành Giáo dục và Đào tạo, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, đề án, chính sách của Trung ương và của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch và đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong từng năm, từng quý, từng tháng để tổ chức thực hiện.
Hai là, Tiếp tục sắp xếp hợp lý quy mô, mạng lưới trường, lớp học, các cấp học; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập cho các nhà trường; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gắn với xây dựng nông thôn mới, nhất là hệ thống các trường PTDT nội trú, bán trú.
Ba là, Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; trước mắt là tuyển dụng bổ sung, bố trí hợp lý, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, viên chức, người lao động trong toàn ngành nhằm khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên, cống hiến vì sự nghiệp phát triển chung của tỉnh Yên Bái. Mỗi thầy giáo, cô giáo cần không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, tâm huyết, yêu nghề; thực sự là tấm gương sáng về sự hiểu biết tri thức và phẩm chất, đạo đức, lối sống; là người truyền cảm hứng, thắp lên ngọn lửa đam mê học tập, tìm kiếm, khám phá tri thức nhân loại, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, khát khao cống hiến cho các thế hệ học sinh.
Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo. Thực hiện các chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ giáo viên, cán bộ quản lý giỏi. Kịp thời động viên, chăm lo, thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trường học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bốn là, Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ về nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn và giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quan tâm giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa các dân tộc, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên cho học sinh, sinh viên, gắn với xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.
Năm là, Đẩy mạnh chuyển đổi số, kết hợp hài hòa giữa các phương pháp dạy và học truyền thống với các phương pháp mới, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số. Khuyến khích, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, quản lý giáo dục; từng bước xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, đưa dạy và học trên môi trường số thành hoạt động giáo dục thiết yếu, có chất lượng, hiệu quả cao, hướng tới mục tiêu xây dựng mô hình “Trường học chuyển đổi số” trên địa bàn tỉnh.
Sáu là, Triển khai sâu rộng, hiệu quả việc xây dựng “Trường học hạnh phúc” trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”
Kính thưa quý vị đại biểu, khách quý, cùng toàn thể các nhà giáo,
Nhân buổi gặp mặt đầy ý nghĩa này, thay mặt các đồng chí lãnh đạo Tỉnh Yên Bái, Tôi xin gửi lời trân trọng cảm ơn tới Bộ Giáo dục và Đâò tạo, các đồng chí lãnh đạo Bộ, trong suốt những năm qua đã luôn quan tâm, giành những tình cảm đặc biệt, thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ tỉnh Yên Bái nói chung và ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhà nói riêng trong triển khai hiệu quả các nhiệm vụ của ngành trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ nhiều hơn nữa của các đồng chí để sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh ngày càng phát triển.
Tôi cũng đề nghị các ngành, các cấp trong hệ thống chính trị, các bậc cha mẹ học sinh và toàn xã hội tiếp tục quan tâm, chung tay góp sức, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà ngày càng phát triển. Mỗi người chúng ta hãy luôn là một người học trò để học tập không ngừng, học tập suốt đời và cũng luôn là một nhà giáo dục trách nhiệm, nhiệt huyết, tham gia tích cực vào sự nghiệp “Trồng người” vẻ vang, cao quý và đầy ý nghĩa này, qua đó góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, phát triển của tỉnh.
Với truyền thống quý báu và những thành tựu nổi bật trong suốt những năm vừa qua của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhà, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của các thầy giáo, cô giáo, các nhà quản lý giáo dục và sự quan tâm chăm lo của cấp ủy, chính quyền các cấp và toàn xã hội; Tôi mong muốn và tin tưởng sâu sắc rằng, nhất định sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, giành được nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa, ngày càng đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh nhà, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái.
Một lần nữa, thay mặt các đồng chí lãnh đạo tỉnh tôi thân ái gửi tới các quý vị đại biểu, khách quý, các nhà giáo lão thành, các nhà quản lý giáo dục cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Xin trân trọng cảm ơn!
6377 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 16/11, tại Trung tâm Hội nghị, UBND tỉnh Yên Bái gặp mặt trọng thể kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022). Cổng Thông tin điện tử tỉnh trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tại buổi gặp mặt.
Kính thưa đồng chí Ngô Thị Minh - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh,
Thưa quý vị đại biểu, khách quý,
Thưa các thế hệ thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục tỉnh nhà,
Những ngày này, các cấp ủy, chính quyền và toàn xã hội đang hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam với những tình cảm tri ân sâu sắc. Hôm nay, tôi rất vui mừng, phấn khởi cùng với các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo tới dự buổi gặp mặt kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Thay mặt Tỉnh uỷ - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và với tình cảm cá nhân, Tôi trân trọng gửi tới Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh, cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục và Đào tạo qua các thời kỳ, các vị đại biểu, khách quý lời chào mừng, lời thăm hỏi ân cần và những lời chúc mừng trân trọng nhất.
Kính thưa quý vị đại biểu,
Kính thưa các thế hệ nhà giáo,
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, “Tôn sư trọng đạo” luôn là truyền thống quý báu, là nét văn hóa đặc sắc, được hình thành, vun đắp qua nhiều thế hệ, góp phần tạo nên nền văn hiến kỳ vĩ của dân tộc Việt Nam. Trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, hình ảnh người thầy luôn được đề cao và tôn trọng, tiêu biểu trong các giai tầng xã hội và trên hết nghề dạy học được xã hội tôn vinh là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý.
Kể từ khi đất nước giành được độc lập đến nay, Đảng, Nhà nước ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giành sự quan tâm đặc biệt đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”, người coi “Giáo dục đào tạo là cốt sách hàng đầu”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Thực sự coi giáo dục - đào tạo, là quốc sách hàng đầu…, đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển”; kể từ Đại hội lần thứ XI, Đảng ta đã xác định đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là một trong ba đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, tại Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2011 “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Thấm nhầm quan điểm đó, từ nhiều nhiệm kỳ nay, Đảng và Nhà nước đã ưu tiên dành nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đưa nền giáo dục nước nhà vươn lên một tầm cao mới, là một trong những thành tựu nổi bật của thời kỳ đổi mới và hội nhập, đóng góp quan trọng và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Quán triệt sâu sắc chủ trương, chinh sách của Đảng, Nhà nước và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đặc biệt, từ Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ tỉnh đến nay, giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực được xác định là một trong ba đột phá chiến lược, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, đề án, chính sách và ưu tiên dành nguồn lực thỏa đáng để đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đạt được những kết quả nổi bật.
Quy mô, mạng lưới trường, lớp học, các cấp học, bậc học được sắp xếp tinh gọn, hợp lý, hiệu quả; cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại. Toàn tỉnh hiện có 463 cơ sở giáo dục với quy mô trên 6.800 lớp, trên 222.000 học sinh; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 84%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 66,0%.
Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Toàn ngành hiện có trên 13.000 cán bộ, viên chức, người lao động, trên 82% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, trong đó trên 20% trên chuẩn; trên 400 cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.
Chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được nâng lên, nhất là ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Yên Bái đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt chuẩn xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT và trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề tăng đều qua các năm. Chất lượng giáo dục mũi nhọn được cải thiện rõ rệt, thuộc vào nhóm khá của các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ; đặc biệt, Yên B đã có học sinh đạt giải tại các kỳ thi Olympic khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Olympic Quốc tế.
Công tác chuyển đổi số được triển khai mạnh mẽ; đặc biệt trong hơn 2 năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, nhưng toàn ngành Giáo dục và Đào tạo, đã nỗ lực vượt qua khó khăn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong dạy và học, quản lý giáo dục, đã hoàn thành tốt kế hoạch năm học.
Cùng với đó, mô hình “Trường học hạnh phúc” được triển khai và nhân rộng trên toàn tỉnh với phong trào thi đua “Thầy cô thay đổi vì trường học hạnh phúc”, đã góp phần tích cực nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân Yên Bái.
Kính thưa quý vị đại biểu, cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo,
Đạt được những thành tựu rất đáng tự hào đó của ngành Giáo dục và Đào tạo là nhờ sự quan tâm, chăm lo của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và của toàn xã hội, đặc biệt là công lao đóng góp to lớn của các thế hệ nhà giáo của tỉnh nhà qua các thời kỳ.
Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cùng với quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh nhà, lớp lớp các thế hệ nhà giáo trong tỉnh đã và đang không ngừng nỗ lực, cố gắng, vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Từ những ngày đầu mới giành được chính quyền, ở một tỉnh với gần 100% người dân mù chữ, số người biết tiếng phổ thông chỉ là thiểu số, với phương châm “Người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ”, những “người thầy” khi đó đã góp phần tích cực tiêu diệt “giặc dốt”.
Đến những năm 1959-1960, nghe theo tiếng gọi của Đảng và Bác Hồ kinh yêu, đã có 54 thầy cô giáo từ các tỉnh miền xuôi, tình nguyện lên công tác, đưa ánh sáng văn hóa đến với đồng bào của tỉnh nghèo vùng cao Yên Bái. Những nhà giáo đáng kính như: Nguyễn Văn Chiêu, Tống Đức Long, Trần Thế Kỷ, Trịnh Thoại, Phạm Xuân Vân, Nguyễn Lê Thắng, Trịnh Thị Lự… cùng với nhiều thầy, cô giáo tiêu biểu khác đã ghi đậm dấu ấn trong trang sử phát triển của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái.
Trong thời kỳ đổi mới, đã có hàng ngàn thầy giáo, cô giáo đang từng ngày, từng giờ bám trường, bám lớp ở những địa bàn đặc biệt khó khăn, không quản nắng mưa, tình nguyện “cõng chữ lên non”, tiếp tục thắp sáng ngọn lửa tri thức cùng với học sinh và bà con dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.
Cùng với đó, đã có rất nhiều thầy giáo, cô giáo là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và trách nhiệm với nghề; không ngừng đổi mới sáng tạo, đạt thành tích xuất sắc trong giảng dạy và các phong trào thi đua yêu nước. Điển hình như: Cô giáo Vũ Thị Hạnh - Phó Hiệu trưởng trường THPT Chu Văn An (huyện Văn Yên), cô giáo Chu Thị Tú Liên - Phó hiệu trưởng trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ (Thị xã Nghĩa Lộ) đã có nhiều sáng kiến trong giảng dạy, được ứng dụng rộng rãi, hiệu quả; hay như cô giáo Phạm Thị Hải Linh, thầy giáo Đỗ Lê Nam của Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, cô giáo Lương Thị Thu Hương của Trường THCS Báo Đáp (huyện Trấn Yên); cô giáo Phạm Thị Thanh Hiền của trường TH&THCS Lý Tự Trọng (Thị xã Nghĩa Lộ) đã có nhiều thành tích xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp...
Hàng ngàn nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu, xuất sắc đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng các phần thưởng cao quý; đặc biệt, đã có 78 nhà giáo được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”. Đây là niềm vinh dự, tự hào của ngành Giáo dục và Đào tạo, là kết quả xứng đáng với sự nỗ lực, cống hiến của biết bao các thế hệ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tỉnh nhà.
Thay mặt Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và bằng tình cảm cá nhân của một người đã từng là học trò, là phụ huynh, là thầy giáo, tôi trân trọng ghi nhận, nhiệt liệt biểu dương và tri ân sâu sắc công lao đóng góp to lớn của đội ngũ các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tỉnh nhà; đồng thời chúc mừng những thành tựu to lớn mà ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhà đã đạt được trong suốt những năm vừa qua.
Kính thưa quý vị đại biểu, khách quý,
Kính thưa các nhà giáo,
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh xác định một trong 07 nhiệm vụ trọng tâm là “Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, thích ứng với Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, từng bước phát triển nền kinh tế số, xã hội số”. Theo đó, Tỉnh ủy đã ban hành các Nghị quyết số 22-NQ/TU về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...”; "Xây dựng nguồn nhân lực có phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhằm hình thành nguồn nhân lực chất lượng, nhất là đội ngũ nhân lực chất lượng cao, góp phần nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, nhân buổi gặp mặt đầy ý nghĩa này, tôi đề nghị ngành Giáo dục và Đào tạo, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, đề án, chính sách của Trung ương và của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch và đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong từng năm, từng quý, từng tháng để tổ chức thực hiện.
Hai là, Tiếp tục sắp xếp hợp lý quy mô, mạng lưới trường, lớp học, các cấp học; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập cho các nhà trường; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gắn với xây dựng nông thôn mới, nhất là hệ thống các trường PTDT nội trú, bán trú.
Ba là, Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; trước mắt là tuyển dụng bổ sung, bố trí hợp lý, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, viên chức, người lao động trong toàn ngành nhằm khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên, cống hiến vì sự nghiệp phát triển chung của tỉnh Yên Bái. Mỗi thầy giáo, cô giáo cần không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, tâm huyết, yêu nghề; thực sự là tấm gương sáng về sự hiểu biết tri thức và phẩm chất, đạo đức, lối sống; là người truyền cảm hứng, thắp lên ngọn lửa đam mê học tập, tìm kiếm, khám phá tri thức nhân loại, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, khát khao cống hiến cho các thế hệ học sinh.
Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo. Thực hiện các chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ giáo viên, cán bộ quản lý giỏi. Kịp thời động viên, chăm lo, thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trường học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bốn là, Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ về nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn và giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quan tâm giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa các dân tộc, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên cho học sinh, sinh viên, gắn với xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.
Năm là, Đẩy mạnh chuyển đổi số, kết hợp hài hòa giữa các phương pháp dạy và học truyền thống với các phương pháp mới, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số. Khuyến khích, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, quản lý giáo dục; từng bước xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, đưa dạy và học trên môi trường số thành hoạt động giáo dục thiết yếu, có chất lượng, hiệu quả cao, hướng tới mục tiêu xây dựng mô hình “Trường học chuyển đổi số” trên địa bàn tỉnh.
Sáu là, Triển khai sâu rộng, hiệu quả việc xây dựng “Trường học hạnh phúc” trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”
Kính thưa quý vị đại biểu, khách quý, cùng toàn thể các nhà giáo,
Nhân buổi gặp mặt đầy ý nghĩa này, thay mặt các đồng chí lãnh đạo Tỉnh Yên Bái, Tôi xin gửi lời trân trọng cảm ơn tới Bộ Giáo dục và Đâò tạo, các đồng chí lãnh đạo Bộ, trong suốt những năm qua đã luôn quan tâm, giành những tình cảm đặc biệt, thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ tỉnh Yên Bái nói chung và ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhà nói riêng trong triển khai hiệu quả các nhiệm vụ của ngành trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ nhiều hơn nữa của các đồng chí để sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh ngày càng phát triển.
Tôi cũng đề nghị các ngành, các cấp trong hệ thống chính trị, các bậc cha mẹ học sinh và toàn xã hội tiếp tục quan tâm, chung tay góp sức, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà ngày càng phát triển. Mỗi người chúng ta hãy luôn là một người học trò để học tập không ngừng, học tập suốt đời và cũng luôn là một nhà giáo dục trách nhiệm, nhiệt huyết, tham gia tích cực vào sự nghiệp “Trồng người” vẻ vang, cao quý và đầy ý nghĩa này, qua đó góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, phát triển của tỉnh.
Với truyền thống quý báu và những thành tựu nổi bật trong suốt những năm vừa qua của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhà, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của các thầy giáo, cô giáo, các nhà quản lý giáo dục và sự quan tâm chăm lo của cấp ủy, chính quyền các cấp và toàn xã hội; Tôi mong muốn và tin tưởng sâu sắc rằng, nhất định sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, giành được nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa, ngày càng đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh nhà, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái.
Một lần nữa, thay mặt các đồng chí lãnh đạo tỉnh tôi thân ái gửi tới các quý vị đại biểu, khách quý, các nhà giáo lão thành, các nhà quản lý giáo dục cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Xin trân trọng cảm ơn!
Các bài khác
- Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (15/11/2022)
- Văn Yên tập chung cao độ để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra năm 2022 (15/11/2022)
- Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh được bầu giữ chức danh Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, nhiệm kỳ 2018 - 2023 (kiêm nhiệm) (14/11/2022)
- Điểm hoạt động chỉ đạo điều hành của các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh trong tuần qua (7-13/11/2022) (14/11/2022)
- Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” tại Tổ dân phố 11, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái (13/11/2022)
- Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chúc mừng thầy cô giáo Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (thành phố Yên Bái) nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (13/11/2022)
- Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại Tổ dân phố số 7, thị trấn Mậu A (12/11/2022)
- Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại Tổ dân phố 3, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ (12/11/2022)
- Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Hương Lý, xã Đại Đồng, huyện Yên Bình (12/11/2022)
- Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn chúc mừng các thầy cô giáo Trường Tiểu học thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên (12/11/2022)
Xem thêm »