CTTĐT - Chiều ngày 23/11, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo khoa học “Thúc đẩy công tác ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp”.
Quang cảnh Hội thảo
Giai đoạn 2017-2021, Sở Khoa học và Công nghệ đã đề xuất và được UBND tỉnh chấp thuận đưa vào thực hiện 66 nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp với tổng kinh phí sự nghiệp khoa học hỗ trợ trên 53 tỷ đồng (chiếm 66% tổng số nhiệm vụ, 69,3% tổng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ). Trong đó có 42 nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp; 3 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản; 21 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Sở cũng đã lựa chọn và đề xuất triển khai thực hiện 6 Dự án thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, cùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025” do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý với tổng kinh phí 42,5 tỷ đồng. Thông qua quá trình triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ đã đưa những tiến bộ khoa học công nghệ vào phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, tập trung giải quyết một số vấn đề trọng tâm của ngành và thực tiễn yêu cầu sản xuất, bước đầu thay đổi nhận thức của người dân, tạo động lực cho sản xuất theo hướng liên kết chuỗi, sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cho các sản phẩm của địa phương.
Việc xây dựng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản địa phương được quan tâm triển khai thông qua các nhiệm vụ khoa học công nghệ. Đến hết năm 2021, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai xác lập bảo hộ sở hữu trí tuệ cho 45 sản phẩm nông nghiệp trong nhóm sản phẩm chủ lực, góp phần nâng cao giá trị, sức cạnh tranh, thương hiệu cho sản phẩm chủ lực. Trên cơ sở kết quả đạt được từ các nhiệm vụ khoa học công nghệ, hàng năm, Sở cũng đã tổ chức Hội nghị bàn giao kết quả đã nghiệm thu cho các sở, ban, ngành và các cơ quan, địa phương, có cam kết tiếp nhận sản phẩm để có kế hoạch tuyên truyền, đẩy mạnh công tác chuyển giao, đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống để phát huy và nhân rộng.
Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu tại Hội thảo
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ những tồn tại, hạn chế của hoạt động ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất. Các tổ chức khoa học công nghệ đã giới thiệu những kết quả nghiên cứu, những tiến bộ khoa học công nghệ, giải pháp tiên tiến đề xuất cho tỉnh ứng dụng, chuyển giao để thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp phát triển. Các viện nghiên cứu, trường đại học cũng đã trao đổi cụ thể về khó khăn, trở ngại, đề xuất, kiến nghị, giải pháp trong quá trình thực hiện, triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ tại tỉnh.
Đây là dịp để ngành Khoa học và Công nghệ nắm bắt nhu cầu của các địa phương trong tỉnh đối với lĩnh vực khoa học công nghệ, trao đổi thông tin, xác định những tồn tại hạn chế; tiếp nhận ý tưởng, đề xuất giải pháp từ các chuyên gia, nhà khoa học, góp phần thúc đẩy việc ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông lâm nghiệp đạt hiệu quả cao.
3789 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều ngày 23/11, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo khoa học “Thúc đẩy công tác ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp”.Giai đoạn 2017-2021, Sở Khoa học và Công nghệ đã đề xuất và được UBND tỉnh chấp thuận đưa vào thực hiện 66 nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp với tổng kinh phí sự nghiệp khoa học hỗ trợ trên 53 tỷ đồng (chiếm 66% tổng số nhiệm vụ, 69,3% tổng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ). Trong đó có 42 nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp; 3 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản; 21 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Sở cũng đã lựa chọn và đề xuất triển khai thực hiện 6 Dự án thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, cùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025” do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý với tổng kinh phí 42,5 tỷ đồng. Thông qua quá trình triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ đã đưa những tiến bộ khoa học công nghệ vào phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, tập trung giải quyết một số vấn đề trọng tâm của ngành và thực tiễn yêu cầu sản xuất, bước đầu thay đổi nhận thức của người dân, tạo động lực cho sản xuất theo hướng liên kết chuỗi, sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cho các sản phẩm của địa phương.
Việc xây dựng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản địa phương được quan tâm triển khai thông qua các nhiệm vụ khoa học công nghệ. Đến hết năm 2021, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai xác lập bảo hộ sở hữu trí tuệ cho 45 sản phẩm nông nghiệp trong nhóm sản phẩm chủ lực, góp phần nâng cao giá trị, sức cạnh tranh, thương hiệu cho sản phẩm chủ lực. Trên cơ sở kết quả đạt được từ các nhiệm vụ khoa học công nghệ, hàng năm, Sở cũng đã tổ chức Hội nghị bàn giao kết quả đã nghiệm thu cho các sở, ban, ngành và các cơ quan, địa phương, có cam kết tiếp nhận sản phẩm để có kế hoạch tuyên truyền, đẩy mạnh công tác chuyển giao, đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống để phát huy và nhân rộng.
Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu tại Hội thảo
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ những tồn tại, hạn chế của hoạt động ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất. Các tổ chức khoa học công nghệ đã giới thiệu những kết quả nghiên cứu, những tiến bộ khoa học công nghệ, giải pháp tiên tiến đề xuất cho tỉnh ứng dụng, chuyển giao để thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp phát triển. Các viện nghiên cứu, trường đại học cũng đã trao đổi cụ thể về khó khăn, trở ngại, đề xuất, kiến nghị, giải pháp trong quá trình thực hiện, triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ tại tỉnh.
Đây là dịp để ngành Khoa học và Công nghệ nắm bắt nhu cầu của các địa phương trong tỉnh đối với lĩnh vực khoa học công nghệ, trao đổi thông tin, xác định những tồn tại hạn chế; tiếp nhận ý tưởng, đề xuất giải pháp từ các chuyên gia, nhà khoa học, góp phần thúc đẩy việc ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông lâm nghiệp đạt hiệu quả cao.