CTTĐT - Trong những năm gần đây, thực hiện Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung, tạo ra nguồn nông sản dồi dào, có chất lượng. Sản phẩm nông sản của tỉnh không chỉ đáp ứng thị trường tiêu thụ nội tỉnh, trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Vùng trồng đao riềng Hợp tác xã Việt Hải Đăng tại thôn Thịnh Bình, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái được cấp mã số vùng trồng
Để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại đối với hàng hoá nông sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương trên địa bàn tỉnh đang tích cực hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đăng ký mã số vùng trồng và coi đây là tấm “hộ chiếu” để đưa sản phẩm nông sản của tỉnh ra các thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế.
Ông Nguyễn Xuân Huy - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Yên Bái cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nhiệm vụ cấp mã số vùng trồng, trong thời gian qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã ban hành các văn bản hướng dẫn thủ tục cấp mã số; phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền các địa phương tại cơ sở tuyên truyền, hướng dẫn các bước triển khai thực hiện; tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký; thành lập các đoàn khảo sát, kiểm tra, đánh giá, giám sát, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất trồng trọt thực hiện đăng ký mã số vùng trồng. Đến nay, công tác triển khai cấp mã số vùng trồng đã đạt được một số kết quả bước đầu.
Đối với thực hiện cấp mã số vùng trồng phục vụ tiêu thụ nội địa, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã tiếp nhận 11 hồ sơ đăng ký. Trong đó có 02 hồ sơ đủ điều kiện đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận và cấp mã số vùng trồng (gồm: Mã số cấp cho vùng trồng cam đường canh của Hợp tác xã cây ăn quả Hưng Thịnh tại thôn Yên Bình, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên với diện tích 2,6 ha; Mã số vùng trồng Đao riềng của Hợp tác xã Việt Hải Đăng tại thôn Thịnh Bình, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên với diện tích 4,385 ha). Các hồ sơ khác đang được xem xét, hướng dẫn hoàn thiện và cấp mã số trong thời gian tới.
Đối với cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã tiếp nhận hồ sơ của 06 đơn vị sản xuất, kinh doanh chè. Sau khi hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ, Chi cục đã báo cáo và đề nghị Cục Bảo vệ thực vật (đơn vị có thẩm quyền cấp mã số vùng trồng xuất khẩu) thực hiện quy trình xét duyệt, cấp mã số vùng trồng. Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật đã cấp mã số cho 11 vùng trồng chè với diện tích 294 ha tại các địa phương: Thị trấn nông trường Trần Phú, xã Suối Giàng, xã Suối Bu, xã Đồng Khê, xã Bình Thuận huyện Văn Chấn. Sau khi được cấp mã số, các vùng đã đảm bảo đủ điều kiện xuất khẩu đi các thị trường quốc tế như Indonesia, Nga, Ấn Độ, Đài Loan, Châu Âu...
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng quá trình triển khai cấp mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh cũng còn gặp những khó khăn như: Sản xuất trên địa bàn còn nhỏ lẻ, diện tích sản xuất tập trung chưa nhiều, một số hoạt động phải có chi phí để thực hiện (tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và các chi phí xét nghiệm mẫu đất, nước, sản phẩm…). Ngoài ra một số nguyên nhân khách quan như: Không phải thị trường nông sản nào cũng đưa ra yêu cầu, điều kiện về mã số vùng trồng, chính vì vậy các tổ chức, cá nhân sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng mã số vùng trồng.
Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc cây trồng, gắn chặt sản xuất theo quy trình nhất định để đáp ứng yêu cầu của các thị trường. Thực hiện các yêu cầu của mã số vùng trồng góp phần làm thay đổi nhận thức và hành động của người dân, doanh nghiệp và cán bộ quản lý tại địa phương trong quá trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua đó mang đến các tác động và hiệu quả tích cực trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản, thúc đẩy liên kết, hình thành các chuỗi giá trị bền vững. Mã số vùng trồng là xu thế và là điều kiện bắt buộc trong tương lai gần. Do vậy, trong thời gian tới, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn về mã số vùng trồng; tổ chức tiếp nhận đăng ký, kiểm tra, đánh giá, cấp mã số vùng trồng nội địa và đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu. Đồng thời tổ chức quản lý, giám sát vùng trồng theo đúng quy định.
3016 lượt xem
Theo Trang TTĐT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm gần đây, thực hiện Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung, tạo ra nguồn nông sản dồi dào, có chất lượng. Sản phẩm nông sản của tỉnh không chỉ đáp ứng thị trường tiêu thụ nội tỉnh, trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại đối với hàng hoá nông sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương trên địa bàn tỉnh đang tích cực hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đăng ký mã số vùng trồng và coi đây là tấm “hộ chiếu” để đưa sản phẩm nông sản của tỉnh ra các thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế.
Ông Nguyễn Xuân Huy - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Yên Bái cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nhiệm vụ cấp mã số vùng trồng, trong thời gian qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã ban hành các văn bản hướng dẫn thủ tục cấp mã số; phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền các địa phương tại cơ sở tuyên truyền, hướng dẫn các bước triển khai thực hiện; tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký; thành lập các đoàn khảo sát, kiểm tra, đánh giá, giám sát, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất trồng trọt thực hiện đăng ký mã số vùng trồng. Đến nay, công tác triển khai cấp mã số vùng trồng đã đạt được một số kết quả bước đầu.
Đối với thực hiện cấp mã số vùng trồng phục vụ tiêu thụ nội địa, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã tiếp nhận 11 hồ sơ đăng ký. Trong đó có 02 hồ sơ đủ điều kiện đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận và cấp mã số vùng trồng (gồm: Mã số cấp cho vùng trồng cam đường canh của Hợp tác xã cây ăn quả Hưng Thịnh tại thôn Yên Bình, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên với diện tích 2,6 ha; Mã số vùng trồng Đao riềng của Hợp tác xã Việt Hải Đăng tại thôn Thịnh Bình, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên với diện tích 4,385 ha). Các hồ sơ khác đang được xem xét, hướng dẫn hoàn thiện và cấp mã số trong thời gian tới.
Đối với cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã tiếp nhận hồ sơ của 06 đơn vị sản xuất, kinh doanh chè. Sau khi hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ, Chi cục đã báo cáo và đề nghị Cục Bảo vệ thực vật (đơn vị có thẩm quyền cấp mã số vùng trồng xuất khẩu) thực hiện quy trình xét duyệt, cấp mã số vùng trồng. Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật đã cấp mã số cho 11 vùng trồng chè với diện tích 294 ha tại các địa phương: Thị trấn nông trường Trần Phú, xã Suối Giàng, xã Suối Bu, xã Đồng Khê, xã Bình Thuận huyện Văn Chấn. Sau khi được cấp mã số, các vùng đã đảm bảo đủ điều kiện xuất khẩu đi các thị trường quốc tế như Indonesia, Nga, Ấn Độ, Đài Loan, Châu Âu...
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng quá trình triển khai cấp mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh cũng còn gặp những khó khăn như: Sản xuất trên địa bàn còn nhỏ lẻ, diện tích sản xuất tập trung chưa nhiều, một số hoạt động phải có chi phí để thực hiện (tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và các chi phí xét nghiệm mẫu đất, nước, sản phẩm…). Ngoài ra một số nguyên nhân khách quan như: Không phải thị trường nông sản nào cũng đưa ra yêu cầu, điều kiện về mã số vùng trồng, chính vì vậy các tổ chức, cá nhân sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng mã số vùng trồng.
Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc cây trồng, gắn chặt sản xuất theo quy trình nhất định để đáp ứng yêu cầu của các thị trường. Thực hiện các yêu cầu của mã số vùng trồng góp phần làm thay đổi nhận thức và hành động của người dân, doanh nghiệp và cán bộ quản lý tại địa phương trong quá trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua đó mang đến các tác động và hiệu quả tích cực trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản, thúc đẩy liên kết, hình thành các chuỗi giá trị bền vững. Mã số vùng trồng là xu thế và là điều kiện bắt buộc trong tương lai gần. Do vậy, trong thời gian tới, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn về mã số vùng trồng; tổ chức tiếp nhận đăng ký, kiểm tra, đánh giá, cấp mã số vùng trồng nội địa và đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu. Đồng thời tổ chức quản lý, giám sát vùng trồng theo đúng quy định.