CTTĐT - Ngày 30/11, Chính phủ tổ chức Hội nghị đô thị toàn quốc năm 2022 phổ biến Nghị quyết số 148 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng chí Phạm Minh Chính - Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn và các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Đồng chủ trì Hội nghị có đồng chí Trần Tuấn Anh -Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; dự hội nghị có lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, thành phố Hà Nội, các tổ chức, chuyên gia, đối tác quốc tế.
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các Sở: Xây dựng, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo UBND thành phố Yên Bái.
Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/1/2022 về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định 5 nhóm quan điểm và 6 nhiệm vụ giải pháp chủ yếu. Ngay sau khi Nghị quyết 06-NQ/TW được ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết.
Chương trình hành động đã bám sát các quan điểm chỉ đạo cũng như 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết 06 để xây dựng 33 nhóm nhiệm vụ cụ thể, tập trung vào các nội dung trọng tâm về xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao chất lượng quy hoạch đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đô thị; đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu; và xây dựng các đề án chuyên ngành… cùng sự phân công tổ chức, trách nhiệm thực hiện rõ ràng của các cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp gắn với tiến độ, lộ trình thực hiện cụ thể cho từng năm trong giai đoạn đến năm 2030.
Theo đó, đến năm 2030, đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực thông minh kết nối với khu vực và thế giới. Thể chế hóa chính sách về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững cơ bản được hoàn thiện.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại. Kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Chất lượng sống tại khu vực đô thị ở mức cao, đảm bảo đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị...
Và tầm nhìn đến năm 2045, tỉ lệ đô thị hóa thuộc nhóm trung bình cao của khu vực ASEAN và châu Á. Hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền, có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh.
Xây dựng được ít nhất 05 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế. Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện địa với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỉ trọng lớn.
Chương trình hành động xác định 11 chỉ tiêu cụ thể về hệ thống đô thị; hình thái đô thị và liên kết đô thị; tỉ lệ đô thị hóa; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị và cơ cấu kinh tế đô thị phấn đấu đạt được đến năm 2025 và năm 2030. Một số chỉ tiêu quan trọng như: Tỉ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%, đến năm 2030 đạt trên 50%. Số lượng đô thị trên toàn quốc đạt khoảng 950-1.000 đô thị năm 2025 và khoảng 1.000-1.200 đô thị năm 2030.
Đến năm 2025 có 100% đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng và công trình văn hóa cấp đô thị; hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN vào năm 2030.
Diện tích sàn nhà ở bình quân trên đầu người tại khu vực đô thị đạt tối thiểu 28 m2 năm 2025 và 32 m2 năm 2030. Kinh tế đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 75% năm 2025 và khoảng 85% năm 2030. Xây dựng được mạng lưới đô thị thông minh trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng kết nối quốc tế và 3-5 đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế đến năm 2030.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận các nội dung quan trọng như: Xác định các nhiệm vụ, giải pháp tạo đột phá để xây dựng đô thị bền vững, trước mắt là việc xây dựng, quản lý quy hoạch; xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại; phát triển hệ thống, theo mạng lưới đô thị thống nhất, bền vững, phù hợp, đồng bộ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị đô thị toàn quốc
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao công tác chuẩn bị hội nghị. Tại hội các đại biểu đã báo cáo trình bày nhiều ý kiến tham luận sâu sắc, khách quan, trách nhiệm, tâm huyết, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về phát triển đô thị. Các đề xuất, kiến nghị các giải pháp của các đại biểu rất sát với tình hình thực tế, phản ánh trung thực những vấn đề đã làm được, chưa làm được và làm rõ các nguyên nhân, từ đó góp ý nhiều sáng kiến để phát triển đô thị nhanh và bền vững.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Phải xác định rõ vị trí, vai trò tiềm năng, thế mạnh của đô thị; phát triển đô thị là động lực để phát triển của nền kinh tế, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
Việc phát triển đô thị không phải riêng của một ngành, một cấp nào, chính vì vậy các cấp, các ngành, địa phương, các cơ quan, các đơn vị phải phối hợp chặt chẽ để tạo ra nguồn lực, sức mạnh tổng hợp để thực hiện phát triển đô thị.
Thủ tướng mong muốn, sau hội nghị này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, các bộ, ngành, tỉnh, thành phố có các chương trình hành động cụ thể, thiết thực, triển khai ngay, quyết liệt quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị Việt Nam để các nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống…
3565 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 30/11, Chính phủ tổ chức Hội nghị đô thị toàn quốc năm 2022 phổ biến Nghị quyết số 148 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng chí Phạm Minh Chính - Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị.Đồng chủ trì Hội nghị có đồng chí Trần Tuấn Anh -Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; dự hội nghị có lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, thành phố Hà Nội, các tổ chức, chuyên gia, đối tác quốc tế.
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các Sở: Xây dựng, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo UBND thành phố Yên Bái.
Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/1/2022 về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định 5 nhóm quan điểm và 6 nhiệm vụ giải pháp chủ yếu. Ngay sau khi Nghị quyết 06-NQ/TW được ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết.
Chương trình hành động đã bám sát các quan điểm chỉ đạo cũng như 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết 06 để xây dựng 33 nhóm nhiệm vụ cụ thể, tập trung vào các nội dung trọng tâm về xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao chất lượng quy hoạch đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đô thị; đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu; và xây dựng các đề án chuyên ngành… cùng sự phân công tổ chức, trách nhiệm thực hiện rõ ràng của các cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp gắn với tiến độ, lộ trình thực hiện cụ thể cho từng năm trong giai đoạn đến năm 2030.
Theo đó, đến năm 2030, đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực thông minh kết nối với khu vực và thế giới. Thể chế hóa chính sách về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững cơ bản được hoàn thiện.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại. Kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Chất lượng sống tại khu vực đô thị ở mức cao, đảm bảo đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị...
Và tầm nhìn đến năm 2045, tỉ lệ đô thị hóa thuộc nhóm trung bình cao của khu vực ASEAN và châu Á. Hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền, có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh.
Xây dựng được ít nhất 05 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế. Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện địa với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỉ trọng lớn.
Chương trình hành động xác định 11 chỉ tiêu cụ thể về hệ thống đô thị; hình thái đô thị và liên kết đô thị; tỉ lệ đô thị hóa; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị và cơ cấu kinh tế đô thị phấn đấu đạt được đến năm 2025 và năm 2030. Một số chỉ tiêu quan trọng như: Tỉ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%, đến năm 2030 đạt trên 50%. Số lượng đô thị trên toàn quốc đạt khoảng 950-1.000 đô thị năm 2025 và khoảng 1.000-1.200 đô thị năm 2030.
Đến năm 2025 có 100% đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng và công trình văn hóa cấp đô thị; hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN vào năm 2030.
Diện tích sàn nhà ở bình quân trên đầu người tại khu vực đô thị đạt tối thiểu 28 m2 năm 2025 và 32 m2 năm 2030. Kinh tế đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 75% năm 2025 và khoảng 85% năm 2030. Xây dựng được mạng lưới đô thị thông minh trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng kết nối quốc tế và 3-5 đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế đến năm 2030.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận các nội dung quan trọng như: Xác định các nhiệm vụ, giải pháp tạo đột phá để xây dựng đô thị bền vững, trước mắt là việc xây dựng, quản lý quy hoạch; xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại; phát triển hệ thống, theo mạng lưới đô thị thống nhất, bền vững, phù hợp, đồng bộ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị đô thị toàn quốc
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao công tác chuẩn bị hội nghị. Tại hội các đại biểu đã báo cáo trình bày nhiều ý kiến tham luận sâu sắc, khách quan, trách nhiệm, tâm huyết, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về phát triển đô thị. Các đề xuất, kiến nghị các giải pháp của các đại biểu rất sát với tình hình thực tế, phản ánh trung thực những vấn đề đã làm được, chưa làm được và làm rõ các nguyên nhân, từ đó góp ý nhiều sáng kiến để phát triển đô thị nhanh và bền vững.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Phải xác định rõ vị trí, vai trò tiềm năng, thế mạnh của đô thị; phát triển đô thị là động lực để phát triển của nền kinh tế, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
Việc phát triển đô thị không phải riêng của một ngành, một cấp nào, chính vì vậy các cấp, các ngành, địa phương, các cơ quan, các đơn vị phải phối hợp chặt chẽ để tạo ra nguồn lực, sức mạnh tổng hợp để thực hiện phát triển đô thị.
Thủ tướng mong muốn, sau hội nghị này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, các bộ, ngành, tỉnh, thành phố có các chương trình hành động cụ thể, thiết thực, triển khai ngay, quyết liệt quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị Việt Nam để các nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống…