CTTĐT - Có thể nói hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật là quá trình hoạt động xuyên suốt từ khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành cho đến khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ hoặc không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội. Trong suốt quá trình đó, theo dõi tình hình thi hành pháp luật (THTHPL) trải qua các hoạt động xem xét, đánh giá thông qua các hình thức thực hiện pháp luật như sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật. Qua đó đánh giá tính thống nhất, đồng bộ; tính kịp thời, đầy đủ; tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật; hoạt động tập huấn phổ biến giáo dục pháp luật; tính phù hợp của tổ chức, bộ máy, nguồn nhân lực và kinh phí cho thi hành pháp luật.
Tọa đàm “Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và thực hiện trình tự thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật” tại Sở Tư pháp
Triển khai thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi thi hành pháp luật; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 04/10/2012 về triển khai thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Văn bản số 681/UBND-NCPC ngày 20/3/2020 về triển khai thực hiện Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; Quyết định số 3181/QĐ-UBND ngày 06/12/2017 ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Báí; Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 02/7/2019 về nâng cao hiệu quả công tác Tư pháp trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Giai đoạn từ 2013 đến 2022, hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đều ban hành các Kế hoạch về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các ngành, các cấp trong công tác phối hợp, triển khai thực hiện, đồng thời phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, từ đó nâng cao sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện đã ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi THTHPL trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành, địa phương.
Qua 10 năm thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì và phối hợp với các ngành, các cấp địa phương trong tỉnh tổ chức 06 hội nghị tập huấn nghiệp vụ thực hiện công tác theo dõi THTHPL cho gần 1.000 lượt đối tượng là công chức chuyên môn, công chức pháp chế, công chức tư pháp cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; 02 buổi toạ đàm; nhiều cuộc điều tra khảo sát và kiểm tra tình hình thi hành pháp luật theo lĩnh vực trọng tâm liên ngành. Nhìn chung, kết quả hoạt động theo dõi THTHPL đã đánh giá được thực trạng thi hành pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật của địa phương nói riêng; đưa ra kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung.
Triển khai thực hiện “Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn 2018-2022 ban hành kèm theo Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 26/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1020/QĐ-BTP ngày 08/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện “Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn năm 2018-2022”, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 01/8/2018 thực hiện “Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn năm 2018-2022” trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Từ năm 2018 đến 2022, UBND tỉnh đều triển khai thực hiện, trong đó chú trọng các nội dung trọng tâm như thực hiện công tác hoàn thiện thể chế về tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật.
Đối với công tác phổ biến pháp luật, tập huấn nghiệp vụ công tác theo dõi thi hành pháp luật đã được UBND tỉnh Yên Bái quan tâm, chú trọng triển khai. Theo kế hoạch của Bộ Tư pháp, hằng năm, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp tổ chức cho cán bộ, công chức các sở ngành và UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện nhiệm vụ tham mưu công tác theo dõi thi hành pháp luật tham gia các lớp tập huấn về công tác theo dõi thi hành pháp luật do Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tổ chức. UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo Sở Tư pháp, các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động phổ biến pháp luật về lĩnh vực theo dõi thi hành pháp luật bằng nhiều hình thức đa dạng như phổ biến lồng ghép trong các Hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật tại cơ sở; thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm và thông qua công tác kiểm tra cải cách thể thế, cải cách hành chính đối với UBND cấp huyện, xã và các Sở ngành.
Về tình hình kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế, bố trí kinh phí thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật: Tổng số biên chế thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn toàn tỉnh là 1.369 biên chế, trong đó có 02 biên chế chuyên trách (tại Sở Tư pháp); 29 công chức pháp chế tại các sở, ban, ngành; 1.338 công chức đối với UBND cấp huyện, cấp xã). Đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thực hiện công tác theo dõi THTHPL có trình độ chuyên môn, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo vị trí việc làm và yêu cầu công tác theo dõi THTHPL.
Qua 10 năm tổ chức thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những bất cập, hạn chế như việc xem xét, đánh giá THTHPL còn gặp nhiều khó khăn do nội dung của quy định chủ yếu mang tính định tính, ít tính định lượng; công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện nội dung theo dõi THTHPL, các hoạt động theo dõi THTHPL và trong việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo công tác theo dõi THTHPL có việc, có thời điểm chưa chặt chẽ, kịp thời nhất là công tác phối hợp với Sở Tư pháp trong công tác theo dõi THTHPL;… Những khó khăn, vướng mắc trên có nguyên nhân khách quan là do công tác theo dõi thi hành pháp luật là nhiệm vụ khó tiếp cận lại có phạm vi rộng, điều chỉnh đối với tất cả các lĩnh vực pháp luật và quản lý nhà nước, đòi hỏi công chức thực hiện phải chuyên tâm, chuyên sâu, nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, đầu tư nhiều thời gian, công sức; chưa có cơ chế quy định trách nhiệm rõ ràng và các biện pháp, giải pháp cần thiết ràng buộc để các cấp, các ngành, các cơ quan có liên quan phát huy tối đa trách nhiệm chung tay phối hợp thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật. Về nguyên nhân chủ quan là do đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật kiêm nhiệm, chưa được thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực hoạt động công tác; việc xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật tại một số xã, phường, thị trấn còn chung chung, chưa sát với tình hình thực tế; điều kiện về trang thiết bị và cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; kinh phí đảm bảo các điều kiện triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật sử dụng trong kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị nên chỉ đáp ứng một phần yêu cầu triển khai thực hiện công tác.
Xuất phát từ những khó khăn vướng mắc trên, để khắc phục các hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật, UBND tỉnh Yên Bái đã kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 55/2011/NĐ-CP nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý để củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động, cũng như đảm bảo chế độ làm việc, chính sách đối với đội ngũ pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, qua đó phát huy trách nhiệm năng lực của đội ngũ này trong thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Đồng thời UBND tỉnh Yên Bái kiến nghị Bộ Tư pháp tăng cường tập huấn nghiệp vụ công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật cho cán bộ, công chức các địa phương nhằm nâng cao năng lực tham mưu cho thủ trưởng đơn vị, chính quyền các cấp thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước lĩnh vực theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kiến nghị Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài chính có quy định, hướng dẫn cụ thể về mức hỗ trợ cho người làm công tác pháp chế, trong đó có công tác theo dõi thi hành pháp luật.
Kể từ khi Nghị định số 59/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân đã được nâng lên, việc triển khai thực hiện đã có nội dung, trọng tâm, trọng điểm, được sự quan tâm phối hợp của các ngành, các cấp, có sự gắn kết và phát huy hiệu quả giữa công tác theo dõi thi hành pháp luật với công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, cải cách hành chính và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tăng cường hơn nữa công tác lãnh chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động theo dõi thi hành pháp luật, nhằm nâng cao nhận thức của công chức các ngành, các cấp đối với công tác này, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật./.
3676 lượt xem
CTV: Thu Hằng (Sở Tư pháp)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Có thể nói hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật là quá trình hoạt động xuyên suốt từ khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành cho đến khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ hoặc không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội. Trong suốt quá trình đó, theo dõi tình hình thi hành pháp luật (THTHPL) trải qua các hoạt động xem xét, đánh giá thông qua các hình thức thực hiện pháp luật như sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật. Qua đó đánh giá tính thống nhất, đồng bộ; tính kịp thời, đầy đủ; tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật; hoạt động tập huấn phổ biến giáo dục pháp luật; tính phù hợp của tổ chức, bộ máy, nguồn nhân lực và kinh phí cho thi hành pháp luật.Triển khai thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi thi hành pháp luật; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 04/10/2012 về triển khai thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Văn bản số 681/UBND-NCPC ngày 20/3/2020 về triển khai thực hiện Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; Quyết định số 3181/QĐ-UBND ngày 06/12/2017 ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Báí; Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 02/7/2019 về nâng cao hiệu quả công tác Tư pháp trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Giai đoạn từ 2013 đến 2022, hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đều ban hành các Kế hoạch về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các ngành, các cấp trong công tác phối hợp, triển khai thực hiện, đồng thời phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, từ đó nâng cao sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện đã ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi THTHPL trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành, địa phương.
Qua 10 năm thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì và phối hợp với các ngành, các cấp địa phương trong tỉnh tổ chức 06 hội nghị tập huấn nghiệp vụ thực hiện công tác theo dõi THTHPL cho gần 1.000 lượt đối tượng là công chức chuyên môn, công chức pháp chế, công chức tư pháp cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; 02 buổi toạ đàm; nhiều cuộc điều tra khảo sát và kiểm tra tình hình thi hành pháp luật theo lĩnh vực trọng tâm liên ngành. Nhìn chung, kết quả hoạt động theo dõi THTHPL đã đánh giá được thực trạng thi hành pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật của địa phương nói riêng; đưa ra kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung.
Triển khai thực hiện “Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn 2018-2022 ban hành kèm theo Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 26/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1020/QĐ-BTP ngày 08/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện “Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn năm 2018-2022”, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 01/8/2018 thực hiện “Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn năm 2018-2022” trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Từ năm 2018 đến 2022, UBND tỉnh đều triển khai thực hiện, trong đó chú trọng các nội dung trọng tâm như thực hiện công tác hoàn thiện thể chế về tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật.
Đối với công tác phổ biến pháp luật, tập huấn nghiệp vụ công tác theo dõi thi hành pháp luật đã được UBND tỉnh Yên Bái quan tâm, chú trọng triển khai. Theo kế hoạch của Bộ Tư pháp, hằng năm, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp tổ chức cho cán bộ, công chức các sở ngành và UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện nhiệm vụ tham mưu công tác theo dõi thi hành pháp luật tham gia các lớp tập huấn về công tác theo dõi thi hành pháp luật do Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tổ chức. UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo Sở Tư pháp, các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động phổ biến pháp luật về lĩnh vực theo dõi thi hành pháp luật bằng nhiều hình thức đa dạng như phổ biến lồng ghép trong các Hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật tại cơ sở; thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm và thông qua công tác kiểm tra cải cách thể thế, cải cách hành chính đối với UBND cấp huyện, xã và các Sở ngành.
Về tình hình kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế, bố trí kinh phí thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật: Tổng số biên chế thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn toàn tỉnh là 1.369 biên chế, trong đó có 02 biên chế chuyên trách (tại Sở Tư pháp); 29 công chức pháp chế tại các sở, ban, ngành; 1.338 công chức đối với UBND cấp huyện, cấp xã). Đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thực hiện công tác theo dõi THTHPL có trình độ chuyên môn, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo vị trí việc làm và yêu cầu công tác theo dõi THTHPL.
Qua 10 năm tổ chức thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những bất cập, hạn chế như việc xem xét, đánh giá THTHPL còn gặp nhiều khó khăn do nội dung của quy định chủ yếu mang tính định tính, ít tính định lượng; công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện nội dung theo dõi THTHPL, các hoạt động theo dõi THTHPL và trong việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo công tác theo dõi THTHPL có việc, có thời điểm chưa chặt chẽ, kịp thời nhất là công tác phối hợp với Sở Tư pháp trong công tác theo dõi THTHPL;… Những khó khăn, vướng mắc trên có nguyên nhân khách quan là do công tác theo dõi thi hành pháp luật là nhiệm vụ khó tiếp cận lại có phạm vi rộng, điều chỉnh đối với tất cả các lĩnh vực pháp luật và quản lý nhà nước, đòi hỏi công chức thực hiện phải chuyên tâm, chuyên sâu, nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, đầu tư nhiều thời gian, công sức; chưa có cơ chế quy định trách nhiệm rõ ràng và các biện pháp, giải pháp cần thiết ràng buộc để các cấp, các ngành, các cơ quan có liên quan phát huy tối đa trách nhiệm chung tay phối hợp thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật. Về nguyên nhân chủ quan là do đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật kiêm nhiệm, chưa được thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực hoạt động công tác; việc xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật tại một số xã, phường, thị trấn còn chung chung, chưa sát với tình hình thực tế; điều kiện về trang thiết bị và cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; kinh phí đảm bảo các điều kiện triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật sử dụng trong kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị nên chỉ đáp ứng một phần yêu cầu triển khai thực hiện công tác.
Xuất phát từ những khó khăn vướng mắc trên, để khắc phục các hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật, UBND tỉnh Yên Bái đã kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 55/2011/NĐ-CP nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý để củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động, cũng như đảm bảo chế độ làm việc, chính sách đối với đội ngũ pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, qua đó phát huy trách nhiệm năng lực của đội ngũ này trong thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Đồng thời UBND tỉnh Yên Bái kiến nghị Bộ Tư pháp tăng cường tập huấn nghiệp vụ công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật cho cán bộ, công chức các địa phương nhằm nâng cao năng lực tham mưu cho thủ trưởng đơn vị, chính quyền các cấp thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước lĩnh vực theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kiến nghị Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài chính có quy định, hướng dẫn cụ thể về mức hỗ trợ cho người làm công tác pháp chế, trong đó có công tác theo dõi thi hành pháp luật.
Kể từ khi Nghị định số 59/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân đã được nâng lên, việc triển khai thực hiện đã có nội dung, trọng tâm, trọng điểm, được sự quan tâm phối hợp của các ngành, các cấp, có sự gắn kết và phát huy hiệu quả giữa công tác theo dõi thi hành pháp luật với công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, cải cách hành chính và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tăng cường hơn nữa công tác lãnh chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động theo dõi thi hành pháp luật, nhằm nâng cao nhận thức của công chức các ngành, các cấp đối với công tác này, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật./.