CTTĐT - Được thành lập ngày 16/12/1964 theo Quyết định số 177-CP của Hội đồng Chính phủ, huyện Văn Yên gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng và phần lớn người dân là hộ nghèo. Sau 58 năm thành lập, với sự đoàn kết, đồng lòng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc, Văn Yên đã và đang phát triển mạnh trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế - xã hội, đời sống người dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn được thay đổi theo hướng văn minh.
Toàn cảnh huyện Văn Yên
Trong suốt chặng đường 58 năm hình thành và phát triển, dù gặp nhiều khó khăn, thử thách, song Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Văn Yên luôn khát vọng vươn lên trong xây dựng quê hương ấm no, giàu đẹp. Với điểm xuất phát thấp về mọi mặt, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa phát triển, số hộ nghèo cao, nhưng với tinh thần tự lực tự cường, được sự quan tâm giúp đỡ của tỉnh, Đảng bộ và Nhân dân trong huyện đã khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Đến nay, diện mạo, hạ tầng ngày càng thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại, kinh tế tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng.
Nắm bắt lợi thế vị trí địa lý thuận lợi, huyện Văn Yên đã chú trọng khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh để thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Trong sản xuất nông - lâm nghiệp, Văn Yên tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sản xuất hàng hóa, hiệu quả, bền vững. Cùng với xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, Văn Yên đã triển khai các mô hình thử nghiệm mới có tiềm năng, năng suất cao và giá trị kinh tế lớn vào trồng trọt, chăn nuôi; đưa giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản toàn huyện năm 2022 đạt trên 2.650 tỷ đồng, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 59.000 tấn. Cùng với đó, huyện đã triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021- 2025. Năm 2022 với 2 dự án liên kết sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị và 372 cơ sở chăn nuôi, 6 tổ hợp tác theo hướng sản xuất hàng hóa đặc sản, hữu cơ được hỗ trợ kinh phí gần 9,5 tỷ đồng, Văn Yên được đánh giá là địa phương có số lượng mô hình đăng ký lớn nhất tỉnh Yên Bái, đảm bảo các điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ. Chăn nuôi từng bước chuyển đổi mạnh từ phương thức chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn theo hướng trang trại. Tổng đàn gia súc chính toàn huyện hiện có gần 126 nghìn con, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt trên 10.500 tấn. Phát huy tiềm năng, thế mạnh về đất đai thổ nhưỡng, khí hậu, Văn Yên đã phát triển mạnh kinh tế rừng, chủ lực là cây quế. Đến nay huyện có diện tích và sản lượng quế lớn nhất cả nước, với diện tích trên 52 nghìn ha. Nguồn thu từ cây quế mang lại cho người dân Văn Yên mỗi năm khoảng gần 1 nghìn tỷ đồng.
Huyện Văn Yên luôn chú trọng việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất và thu hoạch
Năm 2022, huyện Văn Yên có 372 cơ sở chăn nuôi được hỗ trợ theo chính sách của Nghị quyết 69
Bên cạnh khuyến khích, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm thế mạnh, mở rộng thị trường đầu ra và bền vững cho các sản phẩm, Văn Yên đã triển khai hiệu quả “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế các sản phẩm đặc trưng của mỗi địa phương, tạo điều kiện thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Năm 2022, dự kiến 11 sản phẩm của huyện Văn Yên được UBND tỉnh công nhận đạt hạng 3 sao trở lên, nâng tổng số sản phẩm OCOP đạt hạng từ 3 sao trở lên là 38 sản phẩm. Cùng với đó, huyện đã có 103 sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc sản của huyện (trong đó có 31 sản phẩm OCOP) được đưa lên 02 sàn thương mại điện tử Postmart.vn, Voso.vn, góp phần tăng sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho các chủ thể. Bà Nguyễn Kim Thoa, Giám đốc doanh nghiệp Trà Thảo mộc Quế Phát cho biết: được sự quan tâm của huyện, doanh nghiệp chúng tôi đã xây dựng được 5 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao mang đặc trưng của thương hiệu Quế Văn Yên, đó là Trà Quế, nước rửa chén, nước lau sàn quế, Quế phát tinh dầu quế và Quế phát hương quế Văn Yên. Khi các sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong nước và nâng thu nhập cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp ttreen địa bàn huyện Văn Yên đảm bảo sản xuất và tăng trưởng
Trong bối cảnh bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, Văn Yên đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút đầu tư vào địa bàn huyện, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của huyện. Mặt khác huyện đã tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đơn vị đầu tư trên địa bàn, triển khai các biện pháp quyết liệt về chống thất thu ngân sách. Đến nay toàn huyện có 274 doanh nghiệp, 105 HTX và 671 tổ hợp tác. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng trưởng khá mạnh, một số lĩnh vực có bước phát triển đột phá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2022 đạt trên 2.927 tỷ đồng, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt trên 6,4 triệu USD; tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2022 dự ước đạt 341 tỷ đồng, bằng 116,6% so với kế hoạch tỉnh giao, bằng 113,7% so với nghị quyết HĐND huyện giao. Doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt 174 tỷ đồng, bằng 116% kế hoạch, tăng 37,5 tỷ đồng só với năm 2021.
Nét nổi bật trong bức tranh toàn cảnh về phát triển kinh tế của Văn Yên trong những năm qua là chương trình xây dựng nông thôn mới. Bằng sự chỉ đạo triển khai tích cực, quyết liệt với nhiều giải pháp và cách làm linh hoạt, sáng tạo, huy động được sức dân tham gia thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM. Cơ sở hạ tầng, hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư theo hướng kiên cố hóa, khang trang. Đến nay, toàn huyện đã có 19/24 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Diện mạo nông thôn ở tất cả các địa phương khang trang, sáng, xanh, sạch, đẹp hơn; giao thông nông thôn, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống dân sinh ngày càng được xây dựng khang trang, hiện đại tạo thuận lợi cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản, kích thích sản xuất phát triển. Kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm đầu tư, bước đầu có phát triển tích cực, năm 2022 toàn huyện có 2.456 hộ thoát nghèo, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 55 triệu đồng, tăng 5 triệu đồng so với năm 2021.
Năm 2022, 25/25 xã, thị trấn tổ chức thành công Ngày hội chuyển đổi số
Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, năm 2022 huyện Văn Yên đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 35 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó 27/35 chỉ tiêu về kinh tế hoàn thành vượt mức kế hoạch. Đặc biệt thực hiện năm “Đột phá về chuyển đổi số”, huyện Văn Yên đã trở thành điểm sáng về chuyển đổi số của tinh Yên bái. Năm 2022 đã có 90 phần việc chuyển đổi số được 79 cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp đăng ký thực hiện. 25/25 xã, thị trấn tổ chức thành công Ngày hội chuyển đổi số. Toàn huyện dự ước có trên 55 nghìn công dân số, đạt 67,4% so với tổng số công dân trong độ tuổi lao động của huyện.
Đồng chí Luyện Hữu Chung, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Văn Yên cho biết: Xác định mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới teo hướng bền vững là nhiệm vụ quan trọng nhất trong các nhiệm vụ, bởi vậy, trong thời gian tới, Đảng bộ huyện tiếp tục đề ra nhiều giải pháp để huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, riêng đối với lĩnh vực kinh tế tập trung triển khai một số đột phá như: Tập trung phát triển nông nghiệp xanh, sạch, an toàn, hữu cơ theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh chương trình mỗi xã một sản phẩm; tích cực ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn; chú trọng thu hút doanh nghiệp, phát triển mạnh hợp tác xã, tổ hợp tác đầu tư sản xuất,chế biến nông lâm sản; đặc biệt ưu tiên các dự án chế biến sâu, đa dạng hóacác sản phẩm từ quế thành các sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường cao cấp; Phát huy lợi thế về vị trí địa lý của huyện để thu hút phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Khai thác, phát huy hiệu quả giá trị các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, bản sắc văn hóa các dân tộc, lễ hội truyền thống, để phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng. Đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, hướng tới nền kinh tế số, xã hội số.
Có thể thấy, huyện Văn Yên hôm nay đã thay đổi diện mạo, tươi sáng, khoác lên mình bộ áo mới, bộ mặt nông thôn được thay đổi theo hướng văn minh. Phát huy truyền thống của huyện anh hùng, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên tiếp tục đoàn kết, chung sức chung lòng, vượt qua khó khăn, xây dựng huyện Văn Yên phát triển xanh, hài hoà, bản sắc và hạnh phúc, đạt huyện NTM vào năm 2024 theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra./.
3751 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Được thành lập ngày 16/12/1964 theo Quyết định số 177-CP của Hội đồng Chính phủ, huyện Văn Yên gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng và phần lớn người dân là hộ nghèo. Sau 58 năm thành lập, với sự đoàn kết, đồng lòng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc, Văn Yên đã và đang phát triển mạnh trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế - xã hội, đời sống người dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn được thay đổi theo hướng văn minh. Trong suốt chặng đường 58 năm hình thành và phát triển, dù gặp nhiều khó khăn, thử thách, song Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Văn Yên luôn khát vọng vươn lên trong xây dựng quê hương ấm no, giàu đẹp. Với điểm xuất phát thấp về mọi mặt, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa phát triển, số hộ nghèo cao, nhưng với tinh thần tự lực tự cường, được sự quan tâm giúp đỡ của tỉnh, Đảng bộ và Nhân dân trong huyện đã khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Đến nay, diện mạo, hạ tầng ngày càng thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại, kinh tế tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng.
Nắm bắt lợi thế vị trí địa lý thuận lợi, huyện Văn Yên đã chú trọng khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh để thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Trong sản xuất nông - lâm nghiệp, Văn Yên tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sản xuất hàng hóa, hiệu quả, bền vững. Cùng với xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, Văn Yên đã triển khai các mô hình thử nghiệm mới có tiềm năng, năng suất cao và giá trị kinh tế lớn vào trồng trọt, chăn nuôi; đưa giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản toàn huyện năm 2022 đạt trên 2.650 tỷ đồng, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 59.000 tấn. Cùng với đó, huyện đã triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021- 2025. Năm 2022 với 2 dự án liên kết sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị và 372 cơ sở chăn nuôi, 6 tổ hợp tác theo hướng sản xuất hàng hóa đặc sản, hữu cơ được hỗ trợ kinh phí gần 9,5 tỷ đồng, Văn Yên được đánh giá là địa phương có số lượng mô hình đăng ký lớn nhất tỉnh Yên Bái, đảm bảo các điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ. Chăn nuôi từng bước chuyển đổi mạnh từ phương thức chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn theo hướng trang trại. Tổng đàn gia súc chính toàn huyện hiện có gần 126 nghìn con, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt trên 10.500 tấn. Phát huy tiềm năng, thế mạnh về đất đai thổ nhưỡng, khí hậu, Văn Yên đã phát triển mạnh kinh tế rừng, chủ lực là cây quế. Đến nay huyện có diện tích và sản lượng quế lớn nhất cả nước, với diện tích trên 52 nghìn ha. Nguồn thu từ cây quế mang lại cho người dân Văn Yên mỗi năm khoảng gần 1 nghìn tỷ đồng.
Huyện Văn Yên luôn chú trọng việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất và thu hoạch
Năm 2022, huyện Văn Yên có 372 cơ sở chăn nuôi được hỗ trợ theo chính sách của Nghị quyết 69
Bên cạnh khuyến khích, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm thế mạnh, mở rộng thị trường đầu ra và bền vững cho các sản phẩm, Văn Yên đã triển khai hiệu quả “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế các sản phẩm đặc trưng của mỗi địa phương, tạo điều kiện thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Năm 2022, dự kiến 11 sản phẩm của huyện Văn Yên được UBND tỉnh công nhận đạt hạng 3 sao trở lên, nâng tổng số sản phẩm OCOP đạt hạng từ 3 sao trở lên là 38 sản phẩm. Cùng với đó, huyện đã có 103 sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc sản của huyện (trong đó có 31 sản phẩm OCOP) được đưa lên 02 sàn thương mại điện tử Postmart.vn, Voso.vn, góp phần tăng sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho các chủ thể. Bà Nguyễn Kim Thoa, Giám đốc doanh nghiệp Trà Thảo mộc Quế Phát cho biết: được sự quan tâm của huyện, doanh nghiệp chúng tôi đã xây dựng được 5 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao mang đặc trưng của thương hiệu Quế Văn Yên, đó là Trà Quế, nước rửa chén, nước lau sàn quế, Quế phát tinh dầu quế và Quế phát hương quế Văn Yên. Khi các sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong nước và nâng thu nhập cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp ttreen địa bàn huyện Văn Yên đảm bảo sản xuất và tăng trưởng
Trong bối cảnh bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, Văn Yên đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút đầu tư vào địa bàn huyện, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của huyện. Mặt khác huyện đã tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đơn vị đầu tư trên địa bàn, triển khai các biện pháp quyết liệt về chống thất thu ngân sách. Đến nay toàn huyện có 274 doanh nghiệp, 105 HTX và 671 tổ hợp tác. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng trưởng khá mạnh, một số lĩnh vực có bước phát triển đột phá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2022 đạt trên 2.927 tỷ đồng, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt trên 6,4 triệu USD; tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2022 dự ước đạt 341 tỷ đồng, bằng 116,6% so với kế hoạch tỉnh giao, bằng 113,7% so với nghị quyết HĐND huyện giao. Doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt 174 tỷ đồng, bằng 116% kế hoạch, tăng 37,5 tỷ đồng só với năm 2021.
Nét nổi bật trong bức tranh toàn cảnh về phát triển kinh tế của Văn Yên trong những năm qua là chương trình xây dựng nông thôn mới. Bằng sự chỉ đạo triển khai tích cực, quyết liệt với nhiều giải pháp và cách làm linh hoạt, sáng tạo, huy động được sức dân tham gia thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM. Cơ sở hạ tầng, hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư theo hướng kiên cố hóa, khang trang. Đến nay, toàn huyện đã có 19/24 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Diện mạo nông thôn ở tất cả các địa phương khang trang, sáng, xanh, sạch, đẹp hơn; giao thông nông thôn, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống dân sinh ngày càng được xây dựng khang trang, hiện đại tạo thuận lợi cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản, kích thích sản xuất phát triển. Kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm đầu tư, bước đầu có phát triển tích cực, năm 2022 toàn huyện có 2.456 hộ thoát nghèo, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 55 triệu đồng, tăng 5 triệu đồng so với năm 2021.
Năm 2022, 25/25 xã, thị trấn tổ chức thành công Ngày hội chuyển đổi số
Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, năm 2022 huyện Văn Yên đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 35 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó 27/35 chỉ tiêu về kinh tế hoàn thành vượt mức kế hoạch. Đặc biệt thực hiện năm “Đột phá về chuyển đổi số”, huyện Văn Yên đã trở thành điểm sáng về chuyển đổi số của tinh Yên bái. Năm 2022 đã có 90 phần việc chuyển đổi số được 79 cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp đăng ký thực hiện. 25/25 xã, thị trấn tổ chức thành công Ngày hội chuyển đổi số. Toàn huyện dự ước có trên 55 nghìn công dân số, đạt 67,4% so với tổng số công dân trong độ tuổi lao động của huyện.
Đồng chí Luyện Hữu Chung, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Văn Yên cho biết: Xác định mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới teo hướng bền vững là nhiệm vụ quan trọng nhất trong các nhiệm vụ, bởi vậy, trong thời gian tới, Đảng bộ huyện tiếp tục đề ra nhiều giải pháp để huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, riêng đối với lĩnh vực kinh tế tập trung triển khai một số đột phá như: Tập trung phát triển nông nghiệp xanh, sạch, an toàn, hữu cơ theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh chương trình mỗi xã một sản phẩm; tích cực ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn; chú trọng thu hút doanh nghiệp, phát triển mạnh hợp tác xã, tổ hợp tác đầu tư sản xuất,chế biến nông lâm sản; đặc biệt ưu tiên các dự án chế biến sâu, đa dạng hóacác sản phẩm từ quế thành các sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường cao cấp; Phát huy lợi thế về vị trí địa lý của huyện để thu hút phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Khai thác, phát huy hiệu quả giá trị các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, bản sắc văn hóa các dân tộc, lễ hội truyền thống, để phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng. Đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, hướng tới nền kinh tế số, xã hội số.
Có thể thấy, huyện Văn Yên hôm nay đã thay đổi diện mạo, tươi sáng, khoác lên mình bộ áo mới, bộ mặt nông thôn được thay đổi theo hướng văn minh. Phát huy truyền thống của huyện anh hùng, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên tiếp tục đoàn kết, chung sức chung lòng, vượt qua khó khăn, xây dựng huyện Văn Yên phát triển xanh, hài hoà, bản sắc và hạnh phúc, đạt huyện NTM vào năm 2024 theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra./.