CTTĐT - Chiều ngày 19/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2023. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh dự và chỉ đạo Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Dự Hội nghị, tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, Công an tỉnh, Tòa án tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Đoàn luật sự tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Hội Công chứng viên; lãnh đạo các phòng, đơn vị của Sở Tư pháp, Cục thi hành án dân sự tỉnh; lãnh đạo phòng Tư pháp các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Thành phố Yên Bái.
Năm 2022, toàn ngành Tư pháp đã bám sát các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các nghị quyết, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bám sát mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế xã hội năm 2022 tại các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ và của từng địa phương để triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Việc triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, địa phương hoặc các nhiệm vụ đột xuất thuộc lĩnh vực quản lý được thực hiện chủ động, ban hành sớm để tổ chức thực hiện với tinh thần vào cuộc “từ sớm, từ xa”.
Nhờ đó, trong năm 2022, một số lĩnh vực công tác của ngành đã đạt kết quả nổi bật như: Công tác xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã được các Bộ, ngành quan tâm, chú trọng triển khai quyết liệt. Các báo cáo thẩm định của Bộ, ngành Tư pháp được các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật coi là kênh ý kiến quan trọng để quyết định ban hành văn bản. Công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật tiếp tục đạt được những kết quả tích cực với tinh thần khẩn trương, đã cơ bản hoàn thành Bộ Pháp điển sớm hơn so với lộ trình đề ra.
Công tác phổ biến giáo dục pháp luật tiếp tục đổi mới, bám sát yêu cầu đời sống thực tiễn, lấy người dân là trung tâm thụ hưởng. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tiếp tục được xây dựng và vận hành hiệu quả, duy trì kết nối, chia sẻ thông suốt với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Toàn ngành đã giải quyết kịp thời hàng triệu yêu cầu của người dân trong công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực. Thể chế trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phòng chống tham nhũng, tiêu cực và quản lý nhà nước.
Công tác trợ giúp pháp lý có nhiều dấu ấn nổi bật khi lần đầu tiên nhiệm vụ về trợ giúp pháp lý được triển khai đồng bộ trong tất cả Chương trình mục tiêu quốc gia. Công tác pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế có nhiều dấn ấn quan trọng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, viên chức, cán bộ làm công tác pháp luật, tư pháp tiếp tục được quan tâm, chú trọng. Những kết quả trên đã tiếp tục đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước và của từng địa phương…
Năm 2023, ngành Tư pháp xác định sẽ tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện và thể chế hóa, tham mưu thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 04 ngày 2/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Nâng cao hiệu quả phòng ngừa và tăng cường năng lực tham mưu trong giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp… Ngành Tư pháp cũng đã đề ra 6 giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong năm 2023.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Báo cáo chuyên đề về xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật theo Nghị quyết số 27/NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và giải pháp thực hiện.
Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu tập trung đánh giá về những tồn tại, hạn chế trong thực hiện công tác tư pháp, đồng thời đề xuất các giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời gian tới; giải pháp thu hút nguồn lực, tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; các giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, khắc phục khó khăn, hạn chế trong công tác thi hành án dân sự…
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu tham luận tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn đã tham luận về tình hình triển khai công tác tư pháp, nhất là những thuận lợi, khó khăn, hạn chế trong công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đồng chí nhấn mạnh: Thực hiện công tác tư pháp năm 2022, tỉnh Yên Bái đã bám sát 9 nhóm nhiệm vụ trọng trọng tâm của Bộ Tư pháp, của tỉnh gắn với chuyển đổi số để triển khai các nhiệm vụ công tác tư pháp đạt chất lượng, hiệu quả cao. Trong đó đã tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn trong thực thi nhiệm vụ; tập trung làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật. Đến nay, tỉnh đã thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng tại 173/173 xã, phường, thị trấn và 1.356/1.356 thôn, bản, tổ dân phố với gần 10.500 thành viên tham gia; các thôn, tổ dân phố đều thành lập các nhóm zalo để thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các quy định của địa phương, trong đó đã thực sự phát huy tác dụng trong công tác phòng, chống dịch vừa qua. Tỉnh cũng đã đầu trang thiết bị để kết nối phần mềm giữa cơ quan tư pháp, cơ quan công an và trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia nhằm tra cứu hồ sơ, cấp lý lịch tư pháp co người dân. Đặc biệt, với việc xác định “Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý” là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Tư pháp, với đặc thù trên 50% dân số là người đồng bào dân tộc, tỉnh Yên Bái đã tập trung kiện toàn đội ngũ già làng, trưởng bản, những người có uy tín để hỗ trợ và làm tốt công tác trợ giúp pháp lý, quan tâm, đôn đốc, chỉ đạo, triển khai thực hiện và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, luôn lấy đối tượng người nghèo, người có công, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế khác là mục tiêu phục vụ, góp phần tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo và một số nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội. Nhờ vậy, năm 2022, công tác trợ giúp pháp lý của tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực, số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý tăng cao, nhất là các vụ việc tham gia tố tụng (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng là 518 vụ việc, tăng 172 vụ so với năm 2021). Chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý cũng được nâng lên. Qua đó, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân đã được bảo vệ, nhận thức pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của người dân cũng được nâng lên, hoạt động trợ giúp pháp lý đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tư pháp năm 2023 và các năm tiếp theo, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã kiến nghị Bộ Tư pháp, Bộ Công an sớm triển khai tái cấu trúc, kết nối các cơ sở dữ liệu chuyên ngành; hoàn thiện phần mềm để sớm triển khai các dịch vụ công thiết yếu tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp khi có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính; sớm có văn bản triển khai nhiệm vụ trợ giúp pháp lý theo Nghị quyết số 27 ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”. Về lâu dài, cần có Đề án triển khai cụ thể nội dung này; trên cơ sở kết quả tổng kết 05 năm thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cho phù hợp với tình hình thực tiễn (như nghiên cứu mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý...); xây dựng Đề án phát triển trợ giúp pháp lý giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Có định hướng phát triển đối với các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ở địa phương tương xứng với vị trí của một đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công thiết yếu; phối hợp, làm việc với các Bộ, ngành có liên quan quan tâm cấp kinh phí để kịp thời triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
2885 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều ngày 19/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2023. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh dự và chỉ đạo Hội nghị.Dự Hội nghị, tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, Công an tỉnh, Tòa án tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Đoàn luật sự tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Hội Công chứng viên; lãnh đạo các phòng, đơn vị của Sở Tư pháp, Cục thi hành án dân sự tỉnh; lãnh đạo phòng Tư pháp các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Thành phố Yên Bái.
Năm 2022, toàn ngành Tư pháp đã bám sát các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các nghị quyết, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bám sát mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế xã hội năm 2022 tại các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ và của từng địa phương để triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Việc triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, địa phương hoặc các nhiệm vụ đột xuất thuộc lĩnh vực quản lý được thực hiện chủ động, ban hành sớm để tổ chức thực hiện với tinh thần vào cuộc “từ sớm, từ xa”.
Nhờ đó, trong năm 2022, một số lĩnh vực công tác của ngành đã đạt kết quả nổi bật như: Công tác xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã được các Bộ, ngành quan tâm, chú trọng triển khai quyết liệt. Các báo cáo thẩm định của Bộ, ngành Tư pháp được các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật coi là kênh ý kiến quan trọng để quyết định ban hành văn bản. Công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật tiếp tục đạt được những kết quả tích cực với tinh thần khẩn trương, đã cơ bản hoàn thành Bộ Pháp điển sớm hơn so với lộ trình đề ra.
Công tác phổ biến giáo dục pháp luật tiếp tục đổi mới, bám sát yêu cầu đời sống thực tiễn, lấy người dân là trung tâm thụ hưởng. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tiếp tục được xây dựng và vận hành hiệu quả, duy trì kết nối, chia sẻ thông suốt với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Toàn ngành đã giải quyết kịp thời hàng triệu yêu cầu của người dân trong công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực. Thể chế trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phòng chống tham nhũng, tiêu cực và quản lý nhà nước.
Công tác trợ giúp pháp lý có nhiều dấu ấn nổi bật khi lần đầu tiên nhiệm vụ về trợ giúp pháp lý được triển khai đồng bộ trong tất cả Chương trình mục tiêu quốc gia. Công tác pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế có nhiều dấn ấn quan trọng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, viên chức, cán bộ làm công tác pháp luật, tư pháp tiếp tục được quan tâm, chú trọng. Những kết quả trên đã tiếp tục đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước và của từng địa phương…
Năm 2023, ngành Tư pháp xác định sẽ tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện và thể chế hóa, tham mưu thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 04 ngày 2/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Nâng cao hiệu quả phòng ngừa và tăng cường năng lực tham mưu trong giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp… Ngành Tư pháp cũng đã đề ra 6 giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong năm 2023.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Báo cáo chuyên đề về xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật theo Nghị quyết số 27/NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và giải pháp thực hiện.
Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu tập trung đánh giá về những tồn tại, hạn chế trong thực hiện công tác tư pháp, đồng thời đề xuất các giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời gian tới; giải pháp thu hút nguồn lực, tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; các giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, khắc phục khó khăn, hạn chế trong công tác thi hành án dân sự…
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu tham luận tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn đã tham luận về tình hình triển khai công tác tư pháp, nhất là những thuận lợi, khó khăn, hạn chế trong công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đồng chí nhấn mạnh: Thực hiện công tác tư pháp năm 2022, tỉnh Yên Bái đã bám sát 9 nhóm nhiệm vụ trọng trọng tâm của Bộ Tư pháp, của tỉnh gắn với chuyển đổi số để triển khai các nhiệm vụ công tác tư pháp đạt chất lượng, hiệu quả cao. Trong đó đã tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn trong thực thi nhiệm vụ; tập trung làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật. Đến nay, tỉnh đã thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng tại 173/173 xã, phường, thị trấn và 1.356/1.356 thôn, bản, tổ dân phố với gần 10.500 thành viên tham gia; các thôn, tổ dân phố đều thành lập các nhóm zalo để thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các quy định của địa phương, trong đó đã thực sự phát huy tác dụng trong công tác phòng, chống dịch vừa qua. Tỉnh cũng đã đầu trang thiết bị để kết nối phần mềm giữa cơ quan tư pháp, cơ quan công an và trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia nhằm tra cứu hồ sơ, cấp lý lịch tư pháp co người dân. Đặc biệt, với việc xác định “Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý” là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Tư pháp, với đặc thù trên 50% dân số là người đồng bào dân tộc, tỉnh Yên Bái đã tập trung kiện toàn đội ngũ già làng, trưởng bản, những người có uy tín để hỗ trợ và làm tốt công tác trợ giúp pháp lý, quan tâm, đôn đốc, chỉ đạo, triển khai thực hiện và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, luôn lấy đối tượng người nghèo, người có công, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế khác là mục tiêu phục vụ, góp phần tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo và một số nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội. Nhờ vậy, năm 2022, công tác trợ giúp pháp lý của tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực, số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý tăng cao, nhất là các vụ việc tham gia tố tụng (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng là 518 vụ việc, tăng 172 vụ so với năm 2021). Chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý cũng được nâng lên. Qua đó, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân đã được bảo vệ, nhận thức pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của người dân cũng được nâng lên, hoạt động trợ giúp pháp lý đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tư pháp năm 2023 và các năm tiếp theo, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã kiến nghị Bộ Tư pháp, Bộ Công an sớm triển khai tái cấu trúc, kết nối các cơ sở dữ liệu chuyên ngành; hoàn thiện phần mềm để sớm triển khai các dịch vụ công thiết yếu tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp khi có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính; sớm có văn bản triển khai nhiệm vụ trợ giúp pháp lý theo Nghị quyết số 27 ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”. Về lâu dài, cần có Đề án triển khai cụ thể nội dung này; trên cơ sở kết quả tổng kết 05 năm thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cho phù hợp với tình hình thực tiễn (như nghiên cứu mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý...); xây dựng Đề án phát triển trợ giúp pháp lý giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Có định hướng phát triển đối với các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ở địa phương tương xứng với vị trí của một đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công thiết yếu; phối hợp, làm việc với các Bộ, ngành có liên quan quan tâm cấp kinh phí để kịp thời triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Các bài khác
- Đại hội công đoàn các cấp cần coi trọng chất lượng, thiết thực và đúng tiến độ (19/12/2022)
- Thành lập các đoàn đi kiểm tra tình hình, thăm và tặng quà nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và đón Tết Nguyên Đán (19/12/2022)
- Yên Bái: Nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023 (18/12/2022)
- “Ngày thanh niên cùng hành động” chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kì 2022 - 2027 (17/12/2022)
- Viettel triển khai chương trình quay số trúng thưởng nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 (16/12/2022)
- Triển khai thực hiện Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025 (16/12/2022)
- Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 (16/12/2022)
- Hoa Tớ Dày bung nở giữa đất trời Tây Bắc (15/12/2022)
- Yên Bái phát huy vai trò chủ thể, nòng cốt của nông dân xây dựng nông thôn mới (15/12/2022)
- Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, băng giá và sương muối trên địa bàn tỉnh Yên Bái (14/12/2022)
Xem thêm »