CTTĐT - Hoạt động tiếp công dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của HĐND, đại biểu HĐND các cấp; đồng thời đó cũng là cầu nối giúp đại biểu dân cử lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và kịp thời kiến nghị giải quyết các ý kiến, kiến nghị chính đáng của nhân dân địa phương.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động tiếp công dân
Bên cạnh đó, tiếp công dân cũng là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, thực hiện công vụ của cán bộ, công chức; giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội và mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước nói chung và với các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử nói riêng.
Hiện tại, quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước đã có quy định rất cụ thể về trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, đại biểu HĐND trong việc tiếp công dân: “Đại biểu HĐND có trách nhiệm thực hiện việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật và theo lịch tiếp công dân đã được công bố”; “Thường trực HĐND có nhiệm vụ, quyền hạn sắp xếp lịch và tổ chức để đại biểu HĐND tiếp công dân tại nơi tiếp công dân ở địa phương mà đại biểu ứng cử”; “Chủ tịch HĐND phải bố trí thời gian để trực tiếp tiếp công dân ít nhất mỗi quý 01 ngày”. Quy định số 11 năm 2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân quy định: “Người đứng đầu cấp ủy cấp huyện tiếp dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng”…
Qua theo dõi, giám sát, từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay, quy định về hoạt động tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân đã được các cấp quan tâm xây dựng, ban hành. Cấp tỉnh: Thường trực HĐND tỉnh đã ban hành Quy chế tiếp công dân, tiếp nhận xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của HĐND, đại biểu HĐND. Cấp huyện: Một số đơn vị đã cụ thể hóa ngay trong Quy chế hoạt động của HĐND (TP. Yên Bái, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Lục Yên, Yên Bình), một số đơn vị ban hành Quy chế tiếp công dân riêng (Văn Yên, Văn Chấn, TX. Nghĩa Lộ).
Nhìn chung, hoạt động tiếp công dân đã được Thường trực HĐND cấp huyện chỉ đạo thực hiện cơ bản đảm bảo theo quy định. Thường trực HĐND cấp huyện đã xây dựng, ban hành lịch tiếp công dân, bố trí lãnh đạo HĐND, lãnh đạo chuyên trách các Ban của HĐND và chỉ đạo các Tổ đại biểu HĐND bố trí cho các đại biểu HĐND tham gia tiếp công dân định kỳ tại Phòng tiếp công dân của cấp huyện và tại nơi đại biểu ứng cử.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên công tác tiếp công dân vẫn còn một số hạn chế nhất định, đó là: Chưa tổ chức được các cuộc tiếp công dân riêng của Chủ tịch HĐND, hầu hết thực hiện kết hợp đồng thời lịch tiếp công dân của Chủ tịch HĐND và lịch tiếp công dân Bí thư; lãnh đạo chuyên trách các Ban HĐND tham gia tiếp công dân cùng Ban tiếp công dân và lãnh đạo Ủy ban nhân dân. Một số đại biểu HĐND chưa quan tâm thực hiện việc tiếp công dân theo quy định, chưa sắp xếp thời gian tham gia tiếp công dân theo lịch đã thông báo; chưa chủ động phối hợp thực hiện hoạt động tiếp công dân tại nơi đại biểu ứng cử; chưa thể hiện hết vai trò, trách nhiệm của đại biểu dân cử; chưa thực sự quan tâm, đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu để nâng cao chất lượng, hiệu quả việc tiếp công dân. Việc tiếp công dân chủ yếu vẫn do các đại biểu HĐND chuyên trách thực hiện. Kỹ năng tiếp công dân của một số đại biểu còn hạn chế, thiếu tự tin nên việc tiếp nhận đơn của công dân còn lúng túng.
Để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động tiếp công dân, cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các đại biểu HĐND cần nắm vững các quy định của pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn gửi đến HĐND, đại biểu HĐND. Việc tiếp công dân được quy định trong các văn bản: Luật Tiếp công dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị quyết số 759/2014/UBTVQH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc xử lý đơn của công dân quy định tại Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ. Nắm vững các quy định pháp luật không chỉ giúp Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các đại biểu HĐND thực hiện tốt nhiệm vụ mà còn giúp cho hoạt động tiếp công dân đúng quy định pháp luật, bảo đảm kịp thời quyền lợi chính đáng của công dân.
Hai là, rà soát sửa đổi, bổ sung, thay thế, ban hành mới Quy chế tiếp công dân (đối với đơn vị chưa ban hành). Đưa vào chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm về hoạt động tiếp công dân. Thường trực HĐND sắp xếp quy định thời gian, lịch tiếp công dân và phân công cụ thể trách nhiệm tiếp công dân của Thường trực HĐND, lãnh đạo các Ban HĐND và các tổ đại biểu HĐND.
Ba là, phát huy vai trò, trách nhiệm của Tổ đại biểu HĐND trong việc tổ chức cho đại biểu tiếp công dân. Đặc biệt là vai trò của Tổ trưởng trong việc phối hợp, chỉ đạo, cung cấp thông tin tài liệu để đại biểu HĐND thực hiện tốt hoạt động tiếp công dân, nhất là việc tổ chức cho đại biểu tiếp công dân tại nơi ứng cử.
Bốn là, Thường trực HĐND, đại biểu HĐND cần duy trì và thực hiện nghiêm lịch tiếp công dân, nội quy, quy chế tiếp công dân. Tăng cường, đổi mới hình thức tiếp công dân, đổi mới phương pháp, cách thức thu thập thông tin, để nắm bắt tình hình dư luận xã hội, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Có bản lĩnh, nhiệt tình, trách nhiệm, chủ động trong việc nghiên cứu, cập nhật kiến thức pháp luật để tư vấn, giải thích cho công dân hiểu.
Năm là, các cuộc tiếp công dân đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao của đại biểu, không chỉ tham gia đủ các cuộc tiếp công dân, đại biểu còn phải hướng dẫn, giải thích pháp luật để công dân hiểu và tuân thủ các quy định của pháp luật; ý kiến, kiến nghị của công dân phải được ghi chép, giải thích rõ ràng. Không chỉ “ghi nhận” và chuyển kiến nghị tới các cơ quan hữu quan, đại biểu phải đeo bám, giám sát để đôn đốc cho đến khi vấn đề được giải quyết thỏa đáng để trả lời công dân trong những cuộc tiếp công dân sau.
Sáu là, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức cho đại biểu HĐND trong việc tiếp công dân; thường xuyên tổ chức, trao đổi, tập huấn, rút kinh nghiệm để giúp đại biểu HĐND thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Quan tâm kiện toàn, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng của bộ phận làm nhiệm vụ tham mưu giúp Thường trực HĐND, đại biểu HĐND trong việc tổ chức tiếp công dân. Cán bộ tham mưu phải có trình độ chuyên môn về pháp luật, có năng lực, phẩm chất, đạo đức tốt.
1946 lượt xem
CTV: Việt Linh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hoạt động tiếp công dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của HĐND, đại biểu HĐND các cấp; đồng thời đó cũng là cầu nối giúp đại biểu dân cử lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và kịp thời kiến nghị giải quyết các ý kiến, kiến nghị chính đáng của nhân dân địa phương. Bên cạnh đó, tiếp công dân cũng là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, thực hiện công vụ của cán bộ, công chức; giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội và mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước nói chung và với các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử nói riêng.
Hiện tại, quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước đã có quy định rất cụ thể về trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, đại biểu HĐND trong việc tiếp công dân: “Đại biểu HĐND có trách nhiệm thực hiện việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật và theo lịch tiếp công dân đã được công bố”; “Thường trực HĐND có nhiệm vụ, quyền hạn sắp xếp lịch và tổ chức để đại biểu HĐND tiếp công dân tại nơi tiếp công dân ở địa phương mà đại biểu ứng cử”; “Chủ tịch HĐND phải bố trí thời gian để trực tiếp tiếp công dân ít nhất mỗi quý 01 ngày”. Quy định số 11 năm 2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân quy định: “Người đứng đầu cấp ủy cấp huyện tiếp dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng”…
Qua theo dõi, giám sát, từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay, quy định về hoạt động tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân đã được các cấp quan tâm xây dựng, ban hành. Cấp tỉnh: Thường trực HĐND tỉnh đã ban hành Quy chế tiếp công dân, tiếp nhận xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của HĐND, đại biểu HĐND. Cấp huyện: Một số đơn vị đã cụ thể hóa ngay trong Quy chế hoạt động của HĐND (TP. Yên Bái, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Lục Yên, Yên Bình), một số đơn vị ban hành Quy chế tiếp công dân riêng (Văn Yên, Văn Chấn, TX. Nghĩa Lộ).
Nhìn chung, hoạt động tiếp công dân đã được Thường trực HĐND cấp huyện chỉ đạo thực hiện cơ bản đảm bảo theo quy định. Thường trực HĐND cấp huyện đã xây dựng, ban hành lịch tiếp công dân, bố trí lãnh đạo HĐND, lãnh đạo chuyên trách các Ban của HĐND và chỉ đạo các Tổ đại biểu HĐND bố trí cho các đại biểu HĐND tham gia tiếp công dân định kỳ tại Phòng tiếp công dân của cấp huyện và tại nơi đại biểu ứng cử.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên công tác tiếp công dân vẫn còn một số hạn chế nhất định, đó là: Chưa tổ chức được các cuộc tiếp công dân riêng của Chủ tịch HĐND, hầu hết thực hiện kết hợp đồng thời lịch tiếp công dân của Chủ tịch HĐND và lịch tiếp công dân Bí thư; lãnh đạo chuyên trách các Ban HĐND tham gia tiếp công dân cùng Ban tiếp công dân và lãnh đạo Ủy ban nhân dân. Một số đại biểu HĐND chưa quan tâm thực hiện việc tiếp công dân theo quy định, chưa sắp xếp thời gian tham gia tiếp công dân theo lịch đã thông báo; chưa chủ động phối hợp thực hiện hoạt động tiếp công dân tại nơi đại biểu ứng cử; chưa thể hiện hết vai trò, trách nhiệm của đại biểu dân cử; chưa thực sự quan tâm, đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu để nâng cao chất lượng, hiệu quả việc tiếp công dân. Việc tiếp công dân chủ yếu vẫn do các đại biểu HĐND chuyên trách thực hiện. Kỹ năng tiếp công dân của một số đại biểu còn hạn chế, thiếu tự tin nên việc tiếp nhận đơn của công dân còn lúng túng.
Để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động tiếp công dân, cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các đại biểu HĐND cần nắm vững các quy định của pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn gửi đến HĐND, đại biểu HĐND. Việc tiếp công dân được quy định trong các văn bản: Luật Tiếp công dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị quyết số 759/2014/UBTVQH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc xử lý đơn của công dân quy định tại Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ. Nắm vững các quy định pháp luật không chỉ giúp Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các đại biểu HĐND thực hiện tốt nhiệm vụ mà còn giúp cho hoạt động tiếp công dân đúng quy định pháp luật, bảo đảm kịp thời quyền lợi chính đáng của công dân.
Hai là, rà soát sửa đổi, bổ sung, thay thế, ban hành mới Quy chế tiếp công dân (đối với đơn vị chưa ban hành). Đưa vào chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm về hoạt động tiếp công dân. Thường trực HĐND sắp xếp quy định thời gian, lịch tiếp công dân và phân công cụ thể trách nhiệm tiếp công dân của Thường trực HĐND, lãnh đạo các Ban HĐND và các tổ đại biểu HĐND.
Ba là, phát huy vai trò, trách nhiệm của Tổ đại biểu HĐND trong việc tổ chức cho đại biểu tiếp công dân. Đặc biệt là vai trò của Tổ trưởng trong việc phối hợp, chỉ đạo, cung cấp thông tin tài liệu để đại biểu HĐND thực hiện tốt hoạt động tiếp công dân, nhất là việc tổ chức cho đại biểu tiếp công dân tại nơi ứng cử.
Bốn là, Thường trực HĐND, đại biểu HĐND cần duy trì và thực hiện nghiêm lịch tiếp công dân, nội quy, quy chế tiếp công dân. Tăng cường, đổi mới hình thức tiếp công dân, đổi mới phương pháp, cách thức thu thập thông tin, để nắm bắt tình hình dư luận xã hội, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Có bản lĩnh, nhiệt tình, trách nhiệm, chủ động trong việc nghiên cứu, cập nhật kiến thức pháp luật để tư vấn, giải thích cho công dân hiểu.
Năm là, các cuộc tiếp công dân đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao của đại biểu, không chỉ tham gia đủ các cuộc tiếp công dân, đại biểu còn phải hướng dẫn, giải thích pháp luật để công dân hiểu và tuân thủ các quy định của pháp luật; ý kiến, kiến nghị của công dân phải được ghi chép, giải thích rõ ràng. Không chỉ “ghi nhận” và chuyển kiến nghị tới các cơ quan hữu quan, đại biểu phải đeo bám, giám sát để đôn đốc cho đến khi vấn đề được giải quyết thỏa đáng để trả lời công dân trong những cuộc tiếp công dân sau.
Sáu là, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức cho đại biểu HĐND trong việc tiếp công dân; thường xuyên tổ chức, trao đổi, tập huấn, rút kinh nghiệm để giúp đại biểu HĐND thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Quan tâm kiện toàn, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng của bộ phận làm nhiệm vụ tham mưu giúp Thường trực HĐND, đại biểu HĐND trong việc tổ chức tiếp công dân. Cán bộ tham mưu phải có trình độ chuyên môn về pháp luật, có năng lực, phẩm chất, đạo đức tốt.