CTTĐT - Sáng 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 1 năm triển khai Đề án 06 “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” và tổng kết hoạt động của Uỷ ban Chuyển đổi số Quốc gia năm 2022.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh Yên Bái, Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 tỉnh; đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh, Tổ phó Tổ công tác Đề án 06 tỉnh.
Sau 1 năm triển khai Đề án 06 và tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022 đã thu được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là, việc nhận thức và hành động về chuyển đổi số quốc gia tiếp tục chuyển biến tích cực, có sự lan tỏa ở các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là người đứng đầu. 100% bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương đã ban hành chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số giai đoạn 5 năm. Hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng số tiếp tục được phát triển ở trung ương và địa phương, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chuyển đổi số. 48/63 địa phương đã triển khai Trung tâm giám sát, điều hành thông minh cấp tỉnh.
Các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai xây dựng, kết nối, chia sẻ; tạo tiện ích trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, Bộ Công an đã tích cực triển khai CSDL quốc gia về dân cư, từng bước hình thành hệ sinh thái công dân số. Đã cấp trên 76 triệu thẻ căn cước gắn chíp điện tử; đồng bộ trên 234 triệu thông tin tiêm chủng; kích hoạt gần 2,6 triệu tài khoản định danh điện tử…
Dịch vụ công trực tuyến được triển khai ngày càng sâu rộng, hiệu quả. Cổng Dịch vụ công quốc gia đã cung cấp gần 4,4 nghìn dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (gấp 3 lần năm 2021); hơn 3,9 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến (gấp hơn 5,7 lần năm 2021). An toàn, an ninh thông tin tiếp tục được quan tâm. Nhân lực chuyển đổi số được quan tâm đầu tư và đạt được kết quả tích cực.
Kinh tế số, xã hội số có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt.
Cùng với đó đã hoàn thành 9/12 chỉ tiêu và 101/107 nhiệm vụ trong Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; hoàn thành 45/56 nhiệm vụ theo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại các Phiên họp trước; hoàn thành 59/225 nhiệm vụ của Đề án 06 và đang tiếp tục triển khai 166 nhiệm vụ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương, cần tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của CĐS quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, quyết liệt triển khai kế hoạch hành động của Uỷ ban CĐS Quốc gia và Đề án 06 năm 2023. Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần ban hành kế hoạch CĐS năm 2023 thực chất, tránh hình thức, gắn với điều kiện thực tế của địa phương, gắn kết chặt chẽ với các nguồn lực để thực hiện; chủ động hướng dẫn, triển khai số hoá các dịch vụ công trực tuyến, thường xuyên đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh xây dựng cập nhật, liên thông, kết nối các nền tảng số, các CSDL có trọng tâm trọng điểm; hoàn thiện nền tảng dịch vụ công toàn diện trên môi trường mạng; hoàn thành triển khai 54 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 và Quyết định số 422 của Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với đó cần hoàn thiện quy trình nghiệp vụ số hoá hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính trên môi trường mạng; kết nối các dịch vụ công trực tuyến với Cổng dịch vụ công quốc gia; đẩy mạnh thương mại điện tử, hỗ trợ an sinh xã hội thông qua hệ thống CĐS, thanh toán không dùng tiền mặt; rà soát, đánh giá, an toàn thông tin mạng, khẩn trương khắc phục các hạn chế, lộ lọt thông tin, dữ liệu cá nhân; tập trung xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp về nhân lực chuyển đổi số, nhất là nhân lực cao; tăng cường hợp tác quốc tế về CĐS…
3089 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 1 năm triển khai Đề án 06 “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” và tổng kết hoạt động của Uỷ ban Chuyển đổi số Quốc gia năm 2022.Tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh Yên Bái, Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 tỉnh; đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh, Tổ phó Tổ công tác Đề án 06 tỉnh.
Sau 1 năm triển khai Đề án 06 và tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022 đã thu được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là, việc nhận thức và hành động về chuyển đổi số quốc gia tiếp tục chuyển biến tích cực, có sự lan tỏa ở các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là người đứng đầu. 100% bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương đã ban hành chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số giai đoạn 5 năm. Hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng số tiếp tục được phát triển ở trung ương và địa phương, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chuyển đổi số. 48/63 địa phương đã triển khai Trung tâm giám sát, điều hành thông minh cấp tỉnh.
Các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai xây dựng, kết nối, chia sẻ; tạo tiện ích trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, Bộ Công an đã tích cực triển khai CSDL quốc gia về dân cư, từng bước hình thành hệ sinh thái công dân số. Đã cấp trên 76 triệu thẻ căn cước gắn chíp điện tử; đồng bộ trên 234 triệu thông tin tiêm chủng; kích hoạt gần 2,6 triệu tài khoản định danh điện tử…
Dịch vụ công trực tuyến được triển khai ngày càng sâu rộng, hiệu quả. Cổng Dịch vụ công quốc gia đã cung cấp gần 4,4 nghìn dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (gấp 3 lần năm 2021); hơn 3,9 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến (gấp hơn 5,7 lần năm 2021). An toàn, an ninh thông tin tiếp tục được quan tâm. Nhân lực chuyển đổi số được quan tâm đầu tư và đạt được kết quả tích cực.
Kinh tế số, xã hội số có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt.
Cùng với đó đã hoàn thành 9/12 chỉ tiêu và 101/107 nhiệm vụ trong Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; hoàn thành 45/56 nhiệm vụ theo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại các Phiên họp trước; hoàn thành 59/225 nhiệm vụ của Đề án 06 và đang tiếp tục triển khai 166 nhiệm vụ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương, cần tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của CĐS quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, quyết liệt triển khai kế hoạch hành động của Uỷ ban CĐS Quốc gia và Đề án 06 năm 2023. Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần ban hành kế hoạch CĐS năm 2023 thực chất, tránh hình thức, gắn với điều kiện thực tế của địa phương, gắn kết chặt chẽ với các nguồn lực để thực hiện; chủ động hướng dẫn, triển khai số hoá các dịch vụ công trực tuyến, thường xuyên đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh xây dựng cập nhật, liên thông, kết nối các nền tảng số, các CSDL có trọng tâm trọng điểm; hoàn thiện nền tảng dịch vụ công toàn diện trên môi trường mạng; hoàn thành triển khai 54 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 và Quyết định số 422 của Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với đó cần hoàn thiện quy trình nghiệp vụ số hoá hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính trên môi trường mạng; kết nối các dịch vụ công trực tuyến với Cổng dịch vụ công quốc gia; đẩy mạnh thương mại điện tử, hỗ trợ an sinh xã hội thông qua hệ thống CĐS, thanh toán không dùng tiền mặt; rà soát, đánh giá, an toàn thông tin mạng, khẩn trương khắc phục các hạn chế, lộ lọt thông tin, dữ liệu cá nhân; tập trung xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp về nhân lực chuyển đổi số, nhất là nhân lực cao; tăng cường hợp tác quốc tế về CĐS…