CTTĐT - Khởi nghiệp Quốc gia năm 2022, Yên Bái có 1 đại diện lọt TOP 20. Đó là Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch Nà Hẩu với dự án đang triển khai:“Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu”.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo huyện Văn Yên đến thăm và chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo HTX Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu
Thành lập năm 2019, sau hơn 3 năm hoạt động, được đánh giá là mô hình Kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả, HTX Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu (huyện Văn Yên) đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để nuôi cá tầm, gà đen, lợn bản địa gắn với phát triển du lịch cộng đồng phục vụ du khách.
Với dự án nuôi cá tầm, HTX Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu đã chủ động kết nối với Viện Nghiên cứu ứng dụng và phát triển - Trường Đại học Hùng Vương thực hiện. Vì vậy, mô hình nuôi cá tầm của HTX từ quy trình nuôi đến đầu ra của sản phẩm đều được vận hành theo chuỗi giá trị. Với sản lượng cá bình quân đạt trên 30 tấn và giá bán dao động từ 250.000 - 300.000 đồng/kg. Hiện HTX đã đầu tư thêm bể nuôi cá tầm để mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm và thu nhập cho thành viên và người dân.
Mô hình nuôi cá tầm của HTX nhìn từ trên cao
Xã Nà Hẩu, nằm trong lòng chảo của vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có hệ sinh thái động, thực vật rất phong phú và đa dạng, với 98% dân số là đồng bào dân tộc Mông với văn hóa bản địa đặc sắc. Phát huy lợi thế so sánh này, HTX Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu đã tập trung phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái vừa góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc vừa thu hút du khách đến với địa phương, tạo sinh kế, việc làm, thu nhập cho đồng bào sở tại.
Cùng với chính quyền xã, HTX đã hoàn thiện đường đi đến Suối Thác Tiên, thác Bản Tát để đón khách du lịch trải nghiệm, cùng hệ thống hang động như: Hang Gấu, Hang Dơi, Hang Vàng... Riêng trong năm 2022 đã có trên 5.000 lượt khách đến du lịch tại Nà Hẩu, đã tạo sinh kế và mang lại thu nhập đáng kể cho người dân. Đặc biệt, tháng 4/2022, sản phẩm "Điểm du lịch cộng đồng Bản Tát” đã được UBND tỉnh Yên Bái công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao đầu tiên của huyện Văn Yên. Tại Bản Tát, hiện nay đã có một số hộ dân đầu tư kinh doanh dịch vụ homestay hoàn chỉnh, đủ điều kiện để đón du khách trong nước và khách nước ngoài. Đến với điểm du lịch cộng đồng Bản Tát, du khách không chỉ được hòa mình vào thiên nhiên mà còn được trải nghiệm những sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Điểm nổi bật của sản phẩm này là có sự tham gia của người dân, các hộ dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch và hưởng lợi từ đó, cả trên khía cạnh kinh tế và xã hội, đặc biệt là bảo vệ môi trường thiên nhiên thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu.
Thành viên HTX nông nghiệp và du lịch Nà Hẩu mùa khèn phục vụ du khách tại Thác Bản Tát.
Năm 2022, doanh thu của HTX Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu là 2 tỷ, lợi nhuận đạt được là gần 1 tỷ đồng. Hiện HTX có 14 thành viên và người lao động với mức thu nhập ổn định 6,5 triệu đồng/người/tháng.
Thực tế cho thấy, mô hình nuôi cá tầm đặc sản và phát triển du lịch cộng đồng của HTX Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu đã và đang tiếp tục mở ra cơ hội mới để bà con người Mông vùng cao Nà Hẩu học hỏi và nhân rộng và từng bước làm giàu.
Với dự án: “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu”, HTX Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu đã xuất sắc lọt Top 20 Khởi nghiệp Quốc gia năm 2022 do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)./.
2854 lượt xem
CTV: Hoàng Hà
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Khởi nghiệp Quốc gia năm 2022, Yên Bái có 1 đại diện lọt TOP 20. Đó là Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch Nà Hẩu với dự án đang triển khai:“Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu”. Thành lập năm 2019, sau hơn 3 năm hoạt động, được đánh giá là mô hình Kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả, HTX Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu (huyện Văn Yên) đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để nuôi cá tầm, gà đen, lợn bản địa gắn với phát triển du lịch cộng đồng phục vụ du khách.
Với dự án nuôi cá tầm, HTX Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu đã chủ động kết nối với Viện Nghiên cứu ứng dụng và phát triển - Trường Đại học Hùng Vương thực hiện. Vì vậy, mô hình nuôi cá tầm của HTX từ quy trình nuôi đến đầu ra của sản phẩm đều được vận hành theo chuỗi giá trị. Với sản lượng cá bình quân đạt trên 30 tấn và giá bán dao động từ 250.000 - 300.000 đồng/kg. Hiện HTX đã đầu tư thêm bể nuôi cá tầm để mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm và thu nhập cho thành viên và người dân.
Mô hình nuôi cá tầm của HTX nhìn từ trên cao
Xã Nà Hẩu, nằm trong lòng chảo của vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có hệ sinh thái động, thực vật rất phong phú và đa dạng, với 98% dân số là đồng bào dân tộc Mông với văn hóa bản địa đặc sắc. Phát huy lợi thế so sánh này, HTX Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu đã tập trung phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái vừa góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc vừa thu hút du khách đến với địa phương, tạo sinh kế, việc làm, thu nhập cho đồng bào sở tại.
Cùng với chính quyền xã, HTX đã hoàn thiện đường đi đến Suối Thác Tiên, thác Bản Tát để đón khách du lịch trải nghiệm, cùng hệ thống hang động như: Hang Gấu, Hang Dơi, Hang Vàng... Riêng trong năm 2022 đã có trên 5.000 lượt khách đến du lịch tại Nà Hẩu, đã tạo sinh kế và mang lại thu nhập đáng kể cho người dân. Đặc biệt, tháng 4/2022, sản phẩm "Điểm du lịch cộng đồng Bản Tát” đã được UBND tỉnh Yên Bái công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao đầu tiên của huyện Văn Yên. Tại Bản Tát, hiện nay đã có một số hộ dân đầu tư kinh doanh dịch vụ homestay hoàn chỉnh, đủ điều kiện để đón du khách trong nước và khách nước ngoài. Đến với điểm du lịch cộng đồng Bản Tát, du khách không chỉ được hòa mình vào thiên nhiên mà còn được trải nghiệm những sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Điểm nổi bật của sản phẩm này là có sự tham gia của người dân, các hộ dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch và hưởng lợi từ đó, cả trên khía cạnh kinh tế và xã hội, đặc biệt là bảo vệ môi trường thiên nhiên thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu.
Thành viên HTX nông nghiệp và du lịch Nà Hẩu mùa khèn phục vụ du khách tại Thác Bản Tát.
Năm 2022, doanh thu của HTX Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu là 2 tỷ, lợi nhuận đạt được là gần 1 tỷ đồng. Hiện HTX có 14 thành viên và người lao động với mức thu nhập ổn định 6,5 triệu đồng/người/tháng.
Thực tế cho thấy, mô hình nuôi cá tầm đặc sản và phát triển du lịch cộng đồng của HTX Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu đã và đang tiếp tục mở ra cơ hội mới để bà con người Mông vùng cao Nà Hẩu học hỏi và nhân rộng và từng bước làm giàu.
Với dự án: “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu”, HTX Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu đã xuất sắc lọt Top 20 Khởi nghiệp Quốc gia năm 2022 do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)./.