CTTĐT - Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện Trấn Yên đã tổ chức được nhiều hoạt động hỗ trợ có chiều sâu, lựa chọn sản phẩm, đơn vị tham gia đúng yêu cầu, nội dung của chương trình. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có, việc triển khai chương trình đang được kỳ vọng sẽ góp phần quảng bá và phát triển một số sản phẩm truyền thống, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện.
Công nhân HTX Quế Hồi sản xuất sản phẩm quế điếu.
Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP, xã Đào Thịnh (huyện Trấn Yên) đã lựa chọn Sản phẩm Quế điếu thuốc của Hợp tác xã Quế hồi Việt Nam để đăng ký. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến ra sản phẩm Quế điếu thuốc đạt tiêu chuẩn được chứng nhận 4 sao như hiện nay, HTX đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm quế hữu cơ với tổng diện tích trên 14.000 m2, công suất từ 80 - 100 tấn quế tươi/tháng, vốn đầu tư 80 tỷ đồng với dây chuyền máy móc hiện đại và áp dụng quy trình chế biến khép kín. Đặc biệt nguồn nguyên liệu đầu vào cũng được HTX hết sức chú trọng với hơn 500ha quế hữu cơ tại các thôn 5, 6 và thôn 7 của xã Đào Thịnh.
Anh Nguyễn Bá Mão - Quản lý sản xuất HTX Quế hồi xã Đào Thịnh cho hay: “Hiện nay, HTX đang tích cực hoạt động, đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng, liên kết tiêu thụ sản phẩm ngành hàng quế, đi đầu trong việc sơ chế để nâng giá trị cho cây quế. Các sản phẩm quế của HTX đã chiếm lĩnh được các thị trường khó tính trong nước và quốc tế”.
Trong khi nhiều ở nhiều địa phương việc sản xuất, kinh doanh chè trong những năm gần đây gặp không ít khó khăn, thì ở xã Bảo Hưng (Trấn Yên), người dân đã và đang sống tốt nhờ sản xuất, chế biến chè sạch. Xác định chè là cây có giá trị hàng hóa, có triển vọng nâng cao thu nhập cho người dân, nên xã đã thành lập Hợp tác xã Chè xanh chất lượng cao Bảo Hưng đứng ra bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè cho người dân trên địa bàn. Khi hợp tác xã được thành lập, người dân đã thay đổi nhận thức và quan tâm phát triển cây chè. Đến nay xã đã có hơn 300 hộ liên kết tạo thành 6 nhóm hộ cùng sản xuất chè sạch, sản xuất, sơ chế, chế biến theo quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và bán chè búp tươi cho HTX. Trong tổng số hơn 150 ha chè của xã thì chủ yếu là chè chất lượng cao và trồng, sản xuất, chăm sóc, thu hái theo tiêu chuẩn chè sạch. Đây là cơ sở để HTX Chè xanh chất lượng cao xã Bảo Hưng sản xuất ra sản phẩm Trà Bát Tiên để dự thi sản phẩm OCOP.
Ông Vũ Viết Quốc - Giám đốc HTX Chè xanh CLC xã Bảo Hưng chia sẻ: “Quá trình xây dựng, phát triển sản phẩm Trà Bát Tiên được xếp hạng sản phẩm OCOP, HTX đã được các cấp chính quyền, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Trấn Yên tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển thành công các sản phẩm đảm bảo đủ điều kiện xét duyệt, như: Xây dựng dự án liên kết chuỗi sản xuất, các thủ tục, quản lý chất lượng, tư vấn từ khâu sản xuất đến khâu hoàn thiện sản phẩm như thiết kế, đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng bao bì cho sản phẩm Trà Bát Tiên. Đồng thời đẩy mạnh quảng bá thương hiệu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng”. Đến nay, sản phẩm Trà Bát Tiên đã đăng ký sở hữu trí tuệ logo sản phẩm và dán tem truy xuất nguồn gốc, vùng sản xuất được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGap. Nhờ đó hiện nay, Trà Bát Tiên đã được hội đồng thẩm định OCOP tỉnh Yên Bái công nhận là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao của huyện Trấn Yên. Từ đây mở ra cơ hội lớn để HTX và người dân địa phương cùng chung tay giữ gìn thương hiệu, mở rộng vùng chuyên canh chè hàng hóa chất lượng theo hướng bền vững.
Với mục tiêu chuẩn hóa các sản phẩm truyền thống, sản phẩm dịch vụ thế mạnh để có thể cạnh tranh trên thị trường, huyện Trấn Yên đã và đang tích cực triển khai Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Qua đó tiến hành khảo sát để xây dựng Đề án với 12 sản phẩm gồm: sản phẩm từ trồng dâu, nuôi tằm, sản phẩm từ cây quế, măng Bát Độ, sản phẩm từ đao riềng, sản phẩm từ cây chè, cây ăn quả có múi, sản phẩm từ rau, mía sạch, nước tinh khiết, sản phẩm rượu, sản phẩm từ gia cầm....
Bà Triệu Thị Bích Liệu - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trấn Yên cho biết: “Trấn Yên phấn đấu đến năm 2020 có 3 sản phẩm được chứng nhận 3 sao trở lên và đến năm 2025 có 7 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP 5 sao. Để đạt mục tiêu này, huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ các tổ chức kinh tế và người dân phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; tiếp tục nâng cao nguồn nhân lực; nâng cấp các sản phẩm đã tham gia OCOP và phát triển các sản phẩm đăng ký mới; tăng cường công tác xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm OCOP đã được xếp hạng”./.
1254 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện Trấn Yên đã tổ chức được nhiều hoạt động hỗ trợ có chiều sâu, lựa chọn sản phẩm, đơn vị tham gia đúng yêu cầu, nội dung của chương trình. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có, việc triển khai chương trình đang được kỳ vọng sẽ góp phần quảng bá và phát triển một số sản phẩm truyền thống, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện.Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP, xã Đào Thịnh (huyện Trấn Yên) đã lựa chọn Sản phẩm Quế điếu thuốc của Hợp tác xã Quế hồi Việt Nam để đăng ký. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến ra sản phẩm Quế điếu thuốc đạt tiêu chuẩn được chứng nhận 4 sao như hiện nay, HTX đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm quế hữu cơ với tổng diện tích trên 14.000 m2, công suất từ 80 - 100 tấn quế tươi/tháng, vốn đầu tư 80 tỷ đồng với dây chuyền máy móc hiện đại và áp dụng quy trình chế biến khép kín. Đặc biệt nguồn nguyên liệu đầu vào cũng được HTX hết sức chú trọng với hơn 500ha quế hữu cơ tại các thôn 5, 6 và thôn 7 của xã Đào Thịnh.
Anh Nguyễn Bá Mão - Quản lý sản xuất HTX Quế hồi xã Đào Thịnh cho hay: “Hiện nay, HTX đang tích cực hoạt động, đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng, liên kết tiêu thụ sản phẩm ngành hàng quế, đi đầu trong việc sơ chế để nâng giá trị cho cây quế. Các sản phẩm quế của HTX đã chiếm lĩnh được các thị trường khó tính trong nước và quốc tế”.
Trong khi nhiều ở nhiều địa phương việc sản xuất, kinh doanh chè trong những năm gần đây gặp không ít khó khăn, thì ở xã Bảo Hưng (Trấn Yên), người dân đã và đang sống tốt nhờ sản xuất, chế biến chè sạch. Xác định chè là cây có giá trị hàng hóa, có triển vọng nâng cao thu nhập cho người dân, nên xã đã thành lập Hợp tác xã Chè xanh chất lượng cao Bảo Hưng đứng ra bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè cho người dân trên địa bàn. Khi hợp tác xã được thành lập, người dân đã thay đổi nhận thức và quan tâm phát triển cây chè. Đến nay xã đã có hơn 300 hộ liên kết tạo thành 6 nhóm hộ cùng sản xuất chè sạch, sản xuất, sơ chế, chế biến theo quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và bán chè búp tươi cho HTX. Trong tổng số hơn 150 ha chè của xã thì chủ yếu là chè chất lượng cao và trồng, sản xuất, chăm sóc, thu hái theo tiêu chuẩn chè sạch. Đây là cơ sở để HTX Chè xanh chất lượng cao xã Bảo Hưng sản xuất ra sản phẩm Trà Bát Tiên để dự thi sản phẩm OCOP.
Ông Vũ Viết Quốc - Giám đốc HTX Chè xanh CLC xã Bảo Hưng chia sẻ: “Quá trình xây dựng, phát triển sản phẩm Trà Bát Tiên được xếp hạng sản phẩm OCOP, HTX đã được các cấp chính quyền, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Trấn Yên tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển thành công các sản phẩm đảm bảo đủ điều kiện xét duyệt, như: Xây dựng dự án liên kết chuỗi sản xuất, các thủ tục, quản lý chất lượng, tư vấn từ khâu sản xuất đến khâu hoàn thiện sản phẩm như thiết kế, đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng bao bì cho sản phẩm Trà Bát Tiên. Đồng thời đẩy mạnh quảng bá thương hiệu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng”. Đến nay, sản phẩm Trà Bát Tiên đã đăng ký sở hữu trí tuệ logo sản phẩm và dán tem truy xuất nguồn gốc, vùng sản xuất được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGap. Nhờ đó hiện nay, Trà Bát Tiên đã được hội đồng thẩm định OCOP tỉnh Yên Bái công nhận là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao của huyện Trấn Yên. Từ đây mở ra cơ hội lớn để HTX và người dân địa phương cùng chung tay giữ gìn thương hiệu, mở rộng vùng chuyên canh chè hàng hóa chất lượng theo hướng bền vững.
Với mục tiêu chuẩn hóa các sản phẩm truyền thống, sản phẩm dịch vụ thế mạnh để có thể cạnh tranh trên thị trường, huyện Trấn Yên đã và đang tích cực triển khai Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Qua đó tiến hành khảo sát để xây dựng Đề án với 12 sản phẩm gồm: sản phẩm từ trồng dâu, nuôi tằm, sản phẩm từ cây quế, măng Bát Độ, sản phẩm từ đao riềng, sản phẩm từ cây chè, cây ăn quả có múi, sản phẩm từ rau, mía sạch, nước tinh khiết, sản phẩm rượu, sản phẩm từ gia cầm....
Bà Triệu Thị Bích Liệu - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trấn Yên cho biết: “Trấn Yên phấn đấu đến năm 2020 có 3 sản phẩm được chứng nhận 3 sao trở lên và đến năm 2025 có 7 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP 5 sao. Để đạt mục tiêu này, huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ các tổ chức kinh tế và người dân phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; tiếp tục nâng cao nguồn nhân lực; nâng cấp các sản phẩm đã tham gia OCOP và phát triển các sản phẩm đăng ký mới; tăng cường công tác xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm OCOP đã được xếp hạng”./.