CTTĐT - 2 năm qua, đại dịch COVID-19 như cơn bão khủng khiếp làm suy kiệt nền kinh tế thế giới, nhất là ngành du lịch. Trước những thách thức chưa từng có, ngành du lịch Yên Bái đã không ngừng sáng tạo, đưa ra giải pháp phù hợp để thích ứng linh hoạt, vượt qua khó khăn trong năm 2022.
.
Yên Bái có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp kết hợp với truyền thống văn hóa lâu đời đã tạo nên những tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành Du lịch. Đặc biệt, nhiều di sản văn hoá vật thể, phi vật thể được xếp hạng quốc gia và quốc gia đặc biệt; nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; con người Yên Bái thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập... Những yếu tố đó đã và đang trở thành sức mạnh nội sinh thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với những thành quả của tỉnh trong phòng chống dịch bệnh Covid-19, ngành đã chủ động tham mưu, triển khai các biện pháp kích cầu du lịch và chuẩn bị các điều kiện theo quy định để mở cửa lại hoạt động du lịch.
Nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Đứng trước nhiều khó khăn, ngành du lịch đã kịp thời có những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng quản lý về du lịch bằng việc xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo. Tỉnh Yên Bái đã triển khai kịp thời phương án đón khách du lịch trong giai đoạn bình thường mới và các điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 theo Phương án số 829/PA-BVHTTDL ngày 15/3/2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới. Tổ chức đón đoàn Famtrip kết nối khảo sát các sản phẩm du lịch và Hội nghị “tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển du lịch tỉnh Yên Bái trong tình hình mới”: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thành công Hội nghị kích cầu du lịch năm 2022 với chủ đề "Yên Bái điểm đến an toàn, thân thiện, bản sắc, hấp dẫn và ấn tượng" vào ngày 19/4/2022 tại thành phố Yên Bái với sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp lữ hành, các tổ chức, cá nhân làm du lịch nhằm đánh giá toàn diện tiềm năng, thực trạng, tác động của đại dịch đối với ngành du lịch Yên Bái; hoàn thiện các sản phẩm du lịch sau chương trình khảo sát và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo sự thích ứng trong điều kiện bình thường mới; liên kết tour, liên kết điểm đến nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi du lịch. Kết quả sau hội nghị đã tạo hiệu ứng tích cực, thu hút nhiều du khách đến tham quan; tổ chức, cá nhân làm du lịch đã rất phấn chấn trở lại hoạt động sau hơn 2 năm hoạt động cầm chừng.
Khi tình hình dịch bệnh COVID-19 dần được kiểm soát, tháng 9/2022, tỉnh Yên Bái đã phối hợp với tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu tổ chức thành công Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò và khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022. Đặc biệt, trong thời gian diễn ra các sự kiện lễ hội, công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, công tác y tế và vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được đảm bảo, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, nhiều lễ hội với quy mô cấp huyện, các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức liên tiếp tại các địa phương trong tỉnh như: Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ IV năm 2022; Festival Dù lượn năm 2022; Lễ hội bưởi Đại Minh và khám phá danh thắng quốc gia hồ Thác Bà, huyện Yên Bình; Chương trình du lịch “Về miền đất Ngọc” huyện Lục Yên lần thứ III năm 2022; Lễ hội hoa Tớ dày, huyện Mù Cang Chải… cũng góp phần thúc đẩy ngành du lịch từng bước phục hồi trong bối cảnh mới. Thông qua các lễ hội, du khách có những trải nghiệm thú vị, ấn tượng sâu sắc, khó quên về những nét đẹp tiềm ẩn “Nơi hội tụ sắc mầu Tây Bắc” – vùng đất thiên nhiên tươi đẹp với những con người thân thiện, nhân ái, mến khách.
Chị FUKUDA KAEDE - Du khách Nhật Bản đến thăm quan một số địa điểm của tỉnh Yên Bái: Tôi đã thăm rất nhiều điểm di tích lịch của của Việt Nam. Tuy nhiên đến với Yên Bái được tìm hiểu văn hóa, truyền thống lịch sử của người Thái, Mường tôi thực sự rất ấn tượng với các mô hình du lịch cộng đồng, con người thân thiện, môi trường trong lành và đặc biệt bản sắc văn hóa của đồng bào nơi đây được bảo tồn và phát huy, tôi rất yều thích nơi này.
Sau 2 năm bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, tháng 3 năm 2022, Homestay của gia đình bà Hoàng Thị Loan ở bản Sà Rèn - thị xã Nghĩa Lộ mở cửa hoạt động trở lại. Bà Loan cho biết: Năm 2022, Homestay của gia đình đón trên 700 lượt khách trong đó chủ yếu là khách nước ngoài. Trong thời gian dịch bệnh, Homestay của gia đình tôi được hỗ trợ 20 triệu đồng theo Nghị quyết 10 của HĐND tỉnh và được vay 50 triệu đồng để tu sửa lại cơ sở vật chất, mua sắm các thiết bị để phục vụ khách.
Triển khai thực hiện Chương trình kích cầu du lịch năm 2022, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tham gia các chương trình kích cầu du lịch theo hướng giảm giá từ 10 – 50% các dịch vụ du lịch đối với khách du lịch nội địa và quốc tế. Trong năm 2022, đã vận động các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tham gia chương trình kích cầu theo hướng giảm giá nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng phục vụ qua đó đã thu hút nhiều du khách đến Yên Bái, cụ thể: Lechamp Tú Lệ (huyện Văn Chấn) giảm giá dịch vụ lưu trú, ẩm thực giảm từ 30 - 35%, đối với khách du lịch là người Yên Bái giảm 60% vào các ngày thường; Không gian Văn hóa Trà Suối Giàng (huyện Văn Chấn) giảm 30% dịch vụ lưu trú, 20% mua sắm quà lưu niệm; Khách sạn Hồng Nhung (thành phố Yên Bái) giảm 10% tất cả các dịch vụ, riêng dịch vụ lưu trú giảm 30%; Doanh nghiệp Đại phú An (huyện Văn Yên) giảm 15% tất cả các dịch vụ vào các ngày cuối tuần và ngày lễ; 20% vào các ngày trong tuần.
Du khách tham quan các địa điểm du lịch ở Mù Cang Chải
Năm 2022, việc tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 24/02/2021 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo nên hình ảnh và điểm đến đặc thù “Yên Bái nơi hội tụ sắc màu Tây Bắc”. Ngành Du lịch tỉnh đã được tập trung đầu tư và có nhiều khởi sắc. Nhiều loại hình du lịch được đẩy mạnh và tạo được sức hút đối với du khách, đã dần hình thành các sản phẩm đặc trưng gắn với bản sắc văn hóa truyền thống; không gian du lịch ngày càng được mở rộng. Tốc độ phát triển du lịch của tỉnh có sự chuyển biến rõ nét, tăng trưởng vượt bậc, thu hút được một số dự án đầu tư du lịch với quy mô lớn; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ngày càng tăng về số lượng, chất lượng dịch vụ được cải thiện đáng kể; góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đặc biệt các chương trình, hoạt động hợp tác phát triển du lịch được quan tâm đẩy mạnh. Trong đó, tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều Hoạt động hợp tác với tỉnh Val - de - Marne (Cộng hòa Pháp), hợp tác với tỉnh Mimasaka – Nhật Bản, triển khai chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Đồng thời, tỉnh cũng thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch
Với những giải pháp đồng bộ, tích cực, ngành Du lịch tỉnh Yên Bái đã bứt phá thành công, vượt qua mọi khó khăn để tìm được thời cơ trong thách thức. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, trong năm 2022 toàn ngành du lịch tỉnh Yên Bái ước đón và phục vụ được 1.588.900 lượt khách (vượt 44,4 % kế hoạch năm, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021), trong đó khách quốc tế ước đạt 28.000 lượt khách, doanh thu ước đạt 1.100,6 tỷ đồng (vượt 30,2% kế hoạch năm, tăng 124,5% so với cùng kỳ năm 2021). Năm 2022, ngành du lịch đã phục hồi, bứt phá, làm tốt công tác kích cầu du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch Yên Bái là điểm đến an toàn, thân thiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, cùng với các giải pháp nhằm kích cầu thị trường du lịch nội địa, đồng thời tăng cường công tác xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch dịch vụ mới phù hợp với thị trường khách du lịch tiềm năng nên lượng khách du lịch đến Yên Bái vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Đồng chí Lê Thị Thanh Bình - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái cho biết: Phát huy kết quả đạt được, đồng thời để tiếp tục duy trì khẳng định thương hiệu “Yên Bái điểm đến an toàn”, trong thời gian tới, ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư, nhất là đầu tư vào các địa bàn trọng điểm, có sản phẩm du lịch đặc thù, có tiềm năng phát triển du lịch. Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, giúp đỡ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án về lĩnh vực du lịch, dịch vụ nhằm hình thành tổ hợp du lịch quy mô lớn với các sản phẩm du lịch cao cấp theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo gắn với phát huy bảo tồn giá trị văn hóa địa phương, đáp ứng nhu cầu phân khúc thị trường khách du lịch. Cùng với đó, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Xây dựng và làm mới các sản phẩm du lịch sẵn có, hình thành các sản phẩm du lịch mới độc đáo, hấp dẫn “Sản phẩm mới, phong cách mới, trải nghiệm mới” khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của vùng, địa phương; Xây dựng, định vị rõ thương hiệu du lịch Yên Bái và hướng tới hoàn thiện hệ sinh thái du lịch xanh theo chuỗi giá trị, tạo nên hình ảnh và điểm đến đặc thù “Yên Bái – Nơi hội tụ sắc mầu Tây Bắc”, với các sản phẩm chủ đạo du lịch sinh thái, chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng, hài hòa với thiên nhiên; du lịch trải nghiệm và khám phá, du lịch tìm hiểu văn hóa các dân tộc nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Năm 2023 ngành du lịch Yên Bái phấn đấu ước đón và phục vụ 1.500.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế 150.000 lượt, khách nội địa đạt 1.350.000 lượt. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 1.350 tỷ đồng. Vững vàng vượt qua những khó khăn và thách thức của đại dịch COVID-19, ngành du lịch Yên Bái đã có cơ hội phục hồi sớm, bước vào năm 2023 với tâm thế chủ động. Tin tưởng rằng, bằng nhiều giải pháp, ngành Du lịch tỉnh sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp đưa du lịch Yên Bái đến với bạn bè trong và ngoài nước, quyết tâm bảo đảm thương hiệu Yên Bái là điểm đến hấp dẫn, an toàn, bản sắc, thân thiện.
2769 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - 2 năm qua, đại dịch COVID-19 như cơn bão khủng khiếp làm suy kiệt nền kinh tế thế giới, nhất là ngành du lịch. Trước những thách thức chưa từng có, ngành du lịch Yên Bái đã không ngừng sáng tạo, đưa ra giải pháp phù hợp để thích ứng linh hoạt, vượt qua khó khăn trong năm 2022.Yên Bái có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp kết hợp với truyền thống văn hóa lâu đời đã tạo nên những tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành Du lịch. Đặc biệt, nhiều di sản văn hoá vật thể, phi vật thể được xếp hạng quốc gia và quốc gia đặc biệt; nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; con người Yên Bái thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập... Những yếu tố đó đã và đang trở thành sức mạnh nội sinh thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với những thành quả của tỉnh trong phòng chống dịch bệnh Covid-19, ngành đã chủ động tham mưu, triển khai các biện pháp kích cầu du lịch và chuẩn bị các điều kiện theo quy định để mở cửa lại hoạt động du lịch.
Nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Đứng trước nhiều khó khăn, ngành du lịch đã kịp thời có những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng quản lý về du lịch bằng việc xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo. Tỉnh Yên Bái đã triển khai kịp thời phương án đón khách du lịch trong giai đoạn bình thường mới và các điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 theo Phương án số 829/PA-BVHTTDL ngày 15/3/2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới. Tổ chức đón đoàn Famtrip kết nối khảo sát các sản phẩm du lịch và Hội nghị “tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển du lịch tỉnh Yên Bái trong tình hình mới”: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thành công Hội nghị kích cầu du lịch năm 2022 với chủ đề "Yên Bái điểm đến an toàn, thân thiện, bản sắc, hấp dẫn và ấn tượng" vào ngày 19/4/2022 tại thành phố Yên Bái với sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp lữ hành, các tổ chức, cá nhân làm du lịch nhằm đánh giá toàn diện tiềm năng, thực trạng, tác động của đại dịch đối với ngành du lịch Yên Bái; hoàn thiện các sản phẩm du lịch sau chương trình khảo sát và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo sự thích ứng trong điều kiện bình thường mới; liên kết tour, liên kết điểm đến nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi du lịch. Kết quả sau hội nghị đã tạo hiệu ứng tích cực, thu hút nhiều du khách đến tham quan; tổ chức, cá nhân làm du lịch đã rất phấn chấn trở lại hoạt động sau hơn 2 năm hoạt động cầm chừng.
Khi tình hình dịch bệnh COVID-19 dần được kiểm soát, tháng 9/2022, tỉnh Yên Bái đã phối hợp với tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu tổ chức thành công Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò và khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022. Đặc biệt, trong thời gian diễn ra các sự kiện lễ hội, công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, công tác y tế và vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được đảm bảo, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, nhiều lễ hội với quy mô cấp huyện, các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức liên tiếp tại các địa phương trong tỉnh như: Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ IV năm 2022; Festival Dù lượn năm 2022; Lễ hội bưởi Đại Minh và khám phá danh thắng quốc gia hồ Thác Bà, huyện Yên Bình; Chương trình du lịch “Về miền đất Ngọc” huyện Lục Yên lần thứ III năm 2022; Lễ hội hoa Tớ dày, huyện Mù Cang Chải… cũng góp phần thúc đẩy ngành du lịch từng bước phục hồi trong bối cảnh mới. Thông qua các lễ hội, du khách có những trải nghiệm thú vị, ấn tượng sâu sắc, khó quên về những nét đẹp tiềm ẩn “Nơi hội tụ sắc mầu Tây Bắc” – vùng đất thiên nhiên tươi đẹp với những con người thân thiện, nhân ái, mến khách.
Chị FUKUDA KAEDE - Du khách Nhật Bản đến thăm quan một số địa điểm của tỉnh Yên Bái: Tôi đã thăm rất nhiều điểm di tích lịch của của Việt Nam. Tuy nhiên đến với Yên Bái được tìm hiểu văn hóa, truyền thống lịch sử của người Thái, Mường tôi thực sự rất ấn tượng với các mô hình du lịch cộng đồng, con người thân thiện, môi trường trong lành và đặc biệt bản sắc văn hóa của đồng bào nơi đây được bảo tồn và phát huy, tôi rất yều thích nơi này.
Sau 2 năm bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, tháng 3 năm 2022, Homestay của gia đình bà Hoàng Thị Loan ở bản Sà Rèn - thị xã Nghĩa Lộ mở cửa hoạt động trở lại. Bà Loan cho biết: Năm 2022, Homestay của gia đình đón trên 700 lượt khách trong đó chủ yếu là khách nước ngoài. Trong thời gian dịch bệnh, Homestay của gia đình tôi được hỗ trợ 20 triệu đồng theo Nghị quyết 10 của HĐND tỉnh và được vay 50 triệu đồng để tu sửa lại cơ sở vật chất, mua sắm các thiết bị để phục vụ khách.
Triển khai thực hiện Chương trình kích cầu du lịch năm 2022, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tham gia các chương trình kích cầu du lịch theo hướng giảm giá từ 10 – 50% các dịch vụ du lịch đối với khách du lịch nội địa và quốc tế. Trong năm 2022, đã vận động các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tham gia chương trình kích cầu theo hướng giảm giá nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng phục vụ qua đó đã thu hút nhiều du khách đến Yên Bái, cụ thể: Lechamp Tú Lệ (huyện Văn Chấn) giảm giá dịch vụ lưu trú, ẩm thực giảm từ 30 - 35%, đối với khách du lịch là người Yên Bái giảm 60% vào các ngày thường; Không gian Văn hóa Trà Suối Giàng (huyện Văn Chấn) giảm 30% dịch vụ lưu trú, 20% mua sắm quà lưu niệm; Khách sạn Hồng Nhung (thành phố Yên Bái) giảm 10% tất cả các dịch vụ, riêng dịch vụ lưu trú giảm 30%; Doanh nghiệp Đại phú An (huyện Văn Yên) giảm 15% tất cả các dịch vụ vào các ngày cuối tuần và ngày lễ; 20% vào các ngày trong tuần.
Du khách tham quan các địa điểm du lịch ở Mù Cang Chải
Năm 2022, việc tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 24/02/2021 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo nên hình ảnh và điểm đến đặc thù “Yên Bái nơi hội tụ sắc màu Tây Bắc”. Ngành Du lịch tỉnh đã được tập trung đầu tư và có nhiều khởi sắc. Nhiều loại hình du lịch được đẩy mạnh và tạo được sức hút đối với du khách, đã dần hình thành các sản phẩm đặc trưng gắn với bản sắc văn hóa truyền thống; không gian du lịch ngày càng được mở rộng. Tốc độ phát triển du lịch của tỉnh có sự chuyển biến rõ nét, tăng trưởng vượt bậc, thu hút được một số dự án đầu tư du lịch với quy mô lớn; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ngày càng tăng về số lượng, chất lượng dịch vụ được cải thiện đáng kể; góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đặc biệt các chương trình, hoạt động hợp tác phát triển du lịch được quan tâm đẩy mạnh. Trong đó, tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều Hoạt động hợp tác với tỉnh Val - de - Marne (Cộng hòa Pháp), hợp tác với tỉnh Mimasaka – Nhật Bản, triển khai chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Đồng thời, tỉnh cũng thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch
Với những giải pháp đồng bộ, tích cực, ngành Du lịch tỉnh Yên Bái đã bứt phá thành công, vượt qua mọi khó khăn để tìm được thời cơ trong thách thức. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, trong năm 2022 toàn ngành du lịch tỉnh Yên Bái ước đón và phục vụ được 1.588.900 lượt khách (vượt 44,4 % kế hoạch năm, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021), trong đó khách quốc tế ước đạt 28.000 lượt khách, doanh thu ước đạt 1.100,6 tỷ đồng (vượt 30,2% kế hoạch năm, tăng 124,5% so với cùng kỳ năm 2021). Năm 2022, ngành du lịch đã phục hồi, bứt phá, làm tốt công tác kích cầu du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch Yên Bái là điểm đến an toàn, thân thiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, cùng với các giải pháp nhằm kích cầu thị trường du lịch nội địa, đồng thời tăng cường công tác xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch dịch vụ mới phù hợp với thị trường khách du lịch tiềm năng nên lượng khách du lịch đến Yên Bái vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Đồng chí Lê Thị Thanh Bình - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái cho biết: Phát huy kết quả đạt được, đồng thời để tiếp tục duy trì khẳng định thương hiệu “Yên Bái điểm đến an toàn”, trong thời gian tới, ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư, nhất là đầu tư vào các địa bàn trọng điểm, có sản phẩm du lịch đặc thù, có tiềm năng phát triển du lịch. Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, giúp đỡ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án về lĩnh vực du lịch, dịch vụ nhằm hình thành tổ hợp du lịch quy mô lớn với các sản phẩm du lịch cao cấp theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo gắn với phát huy bảo tồn giá trị văn hóa địa phương, đáp ứng nhu cầu phân khúc thị trường khách du lịch. Cùng với đó, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Xây dựng và làm mới các sản phẩm du lịch sẵn có, hình thành các sản phẩm du lịch mới độc đáo, hấp dẫn “Sản phẩm mới, phong cách mới, trải nghiệm mới” khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của vùng, địa phương; Xây dựng, định vị rõ thương hiệu du lịch Yên Bái và hướng tới hoàn thiện hệ sinh thái du lịch xanh theo chuỗi giá trị, tạo nên hình ảnh và điểm đến đặc thù “Yên Bái – Nơi hội tụ sắc mầu Tây Bắc”, với các sản phẩm chủ đạo du lịch sinh thái, chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng, hài hòa với thiên nhiên; du lịch trải nghiệm và khám phá, du lịch tìm hiểu văn hóa các dân tộc nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Năm 2023 ngành du lịch Yên Bái phấn đấu ước đón và phục vụ 1.500.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế 150.000 lượt, khách nội địa đạt 1.350.000 lượt. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 1.350 tỷ đồng. Vững vàng vượt qua những khó khăn và thách thức của đại dịch COVID-19, ngành du lịch Yên Bái đã có cơ hội phục hồi sớm, bước vào năm 2023 với tâm thế chủ động. Tin tưởng rằng, bằng nhiều giải pháp, ngành Du lịch tỉnh sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp đưa du lịch Yên Bái đến với bạn bè trong và ngoài nước, quyết tâm bảo đảm thương hiệu Yên Bái là điểm đến hấp dẫn, an toàn, bản sắc, thân thiện.