CTTĐT - Kể từ ngày 01/01/2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú chính thức hết giá trị sử dụng. Để việc triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo thuận lợi, giảm phiền hà cho công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính hay giao dịch dân sự, người dân có thể sử dụng 7 phương thức thông tin công dân sau đây thay sổ hộ khẩu, sổ tạm trú:
7 phương thức thông tin công dân thay sổ hộ khẩu, sổ tạm trú
1. Công dân có thể sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự
Cơ sở pháp lý: Theo quy định tại Điều 3 và Điều 20 Luật Căn cước công dân, căn cước công dân thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân; Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam; Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin cá nhân, nơi thường trú.
Giải pháp:
(1) Đối với công dân: thực hiện thủ tục để được cấp thẻ Căn cước công dân. Như vậy, người dân có thể sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp là một loại giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin cá nhân, nơi thường trú khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công.
(2) Đối với Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính: không được yêu cầu công dân xuất trình thêm các giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã có trên thẻ căn cước công dân gắn chíp khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Các thông tin trên mặt thẻ Căn cước công dân, gồm: Số Căn cước công dân (chính là số định danh cá nhân); Ảnh chân dung; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; Ngày, tháng, năm hết hạn; Đặc điểm nhân dạng; Vân tay; Ngày, tháng, năm cấp thẻ; Họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị đầu đọc mã QRcode trên thẻ Căn cước công dân đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác, sử dụng thông tin về cư trú khi giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Cơ sở pháp lý:
(1) Điều 3 Thông tư số 06/2021/TT-BCA ngày 23/01/2021 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ CCCC: “a) Mặt trước thẻ CCCD gồm các thông tin: …; mã QR; b) mặt sau thẻ CCCD gồm các thông tin sau: ….; chíp điện tử”.
(2) Theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐCP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thì cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, 2 công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng hình thức sử dụng thiết bị đầu đọc mã QRCode trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử để ghi nhận và lưu trữ thông tin công dân trong hồ sơ thủ tục hành chính.
Đối với Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính: khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công sử dụng thiết bị đọc mã QRcode trên thẻ căn cước công dân (theo tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tại Quyết định số 46/QĐ-TTDT ngày 18/01/2022 ban hành hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với thiết bị đọc mã QRCode) để ghi nhận và lưu trữ thông tin công dân được hiển thị trên thiết bị trong hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, không được yêu cầu công dân xuất trình thêm các giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã có trên thẻ căn cước công dân gắn chíp khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Các thông tin trong mã QRCode được hiển thị trên thiết bị đọc mã QRCode gồm: Số CCCD; số CMND 9 số; Họ và tên; Ngày sinh; Giới tính; Nơi thường trú; Ngày cấp CCCD.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị đầu đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác, sử dụng thông tin về cư trú khi giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Cơ sở pháp lý:
(1) Điều 3 Thông tư số 06/2021/TT-BCA ngày 23/01/2021 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ CCCC: “a) Mặt trước thẻ CCCD gồm các thông tin: …; mã QR; b) mặt sau thẻ CCCD gồm các thông tin sau: ….; chíp điện tử”.
(2) Theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐCP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thì cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng hình thức sử dụng thiết bị đầu đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử để ghi nhận và lưu trữ thông tin công dân trong hồ sơ thủ tục hành chính.
Đối với Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính: khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công sử dụng thiết bị đọc chíp trên thẻ căn cước công dân (theo tiêu chuẩn ICAO) để ghi nhận và lưu trữ thông tin công dân được hiển thị trên thiết bị trong hồ sơ thủ tục 3 hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, không được yêu cầu công dân xuất trình thêm các giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã có trên thẻ căn cước công dân gắn chíp khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Các thông tin trong chíp điện tử được hiển thị trên thiết bị đọc chíp gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Nơi thường trú; Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ, vợ hoặc chồng; Số chứng minh đã được cấp; Ngày cấp; Ngày hết hạn (của thẻ CCCD); Đặc điểm nhận dạng; Ảnh chân dung; Trích chọn vân tay; Số thẻ Căn cước công dân (số định danh cá nhân).
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia để khai thác, sử dụng thông tin về cư trú khi giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Cơ sở pháp lý:
(1) Theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 137/2015/NĐCP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân thì Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an, Hệ thống thông tin một cửa cấp tỉnh hoặc khai thác bằng văn bản; Công dân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc thông qua dịch vụ nhắn tin, cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an.
(2) Theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐCP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thì cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia để giải quyết thủ tục hành chính.
Đối với Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính: khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm thực hiện tra cứu, khai thác thông tin của người nộp hồ sơ qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đối với công dân: Trường hợp Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thì yêu cầu công dân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân của mình qua cổng dịch vụ công quốc gia để ghi nhận và lưu trữ thông tin về cư trú trong hồ sơ thủ tục hành chính. Công dân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân của mình theo các bước sau:
Bước 1: Công dân truy cập Cổng dịch vụ công theo địa chỉ: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn
Bước 2: Đăng nhập tài khoản/ mật khẩu truy cập (sử dụng tài khoản Cổng DVC quốc gia); xác thực nhập mã OTP được hệ thống gửi về điện thoại.
Bước 3: Tại trang chủ, truy cập vào chức năng “Thông tin công dân” và nhập các thông tin theo yêu cầu: Họ và tên, số định danh cá nhân, ngày sinh, số điện thoại, mã xác nhận. Sau đó, nhấn Tìm kiếm.
Thông tin cơ bản công dân sẽ hiện thị trên màn hình gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Nơi thường trú; Số định danh cá nhân; Số chứng minh nhân dân.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID để sử dụng thông tin về cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Cơ sở pháp lý: Theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử quy định “việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ Căn cước công dân”. Theo đó, các thông tin căn cước công dân, thông tin dân cư được tích hợp hiển thị trên ứng dụng VNeID để người dân, cơ quan, tổ chức sử dụng để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và các giao dịch của người dân; các doanh nghiệp, tổ chức kết nối trực tiếp với hệ thống định danh xác thực điện tử của Bộ Công an hoặc thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử theo trình tự, thủ tục quy định để xác thực tài khoản định danh điện tử hoặc khai thác thông tin liên quan khi người dân có yêu cầu.
- Đối với công dân: Để được đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2, công dân thực hiện như sau:
Bước 1: Công dân đến cơ quan Công an đăng ký tài khoản mức 2; thực hiện cài đặt ứng dụng VNeID; thực hiện kích hoạt tài khoản trên thiết bị di động khi nhận được tin nhắn thông báo đăng ký tài khoản thành công theo các bước trong ứng dụng VnEID.
Bước 2: Sau khi được kích hoạt, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử như sau:
Công dân thực hiện đăng nhập một lần trên cổng dịch vụ công quốc gia (liên thông với cổng dịch vụ công của các Bộ, ngành, địa phương) với tên tài khoản là số định danh cá nhân và mật khẩu để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Tùy từng dịch vụ công trực tuyến, thông tin của công dân sẽ được điền vào biểu mẫu điện tử (Form), người dân không phải điền và không sửa được thông 5 tin.Công dân sử dụng tài khoản, mật khẩu đăng nhập ứng dụng VNeID trên thiết bị di động để hiển thị các thông tin căn cước công dân, thông tin dân cư được tích hợp trên ứng dụng VNeID.
- Đối với Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính: khi công dân tra cứu, xuất trình thông tin cá nhân, nơi thường trú hiển thị trên ứng dụng VNeID, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ghi nhận và lưu trữ thông tin này trong hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, không được yêu cầu công dân xuất trình thêm các giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã có trên ứng dụng VNeID khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Các thông tin hiển thị trên ứng dụng VNeID gồm: Số CCCD; Họ và tên; Ngày sinh; Giới tính; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; CCCD có giá trị đến; Đặc điểm nhận dạng; Ngày cấp, Số điện thoại.
6. Công dân có thể sử dụng giấy Xác nhận thông tin về cư trú để chứng minh thông tin cá nhân, nơi cư trú khi không thể khai thác, sử dụng được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Cơ sở pháp lý:
(1) Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 và khoản 3 Điều 33 Luật Cư trú thì công dân có quyền được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu;
(2) Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú thì công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú; Thời hạn giải quyết tối đa là 03 ngày làm việc.
(3) Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thì trường hợp không thể khai thác được thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ công chức, viên chức được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú (giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú).
- Đối với công dân: Để được cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú, công dân có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước để đề nghị cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua dịch vụ công trực tuyến khi cần thiết. Cơ quan đăng ký cư trú sẽ cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân dưới hình thức văn bản hoặc văn bản điện tử theo yêu cầu của công dân.
- Đối với Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính: Khi công dân xuất trình bản sao hoặc xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú thì không được yêu cầu công dân xuất trình thêm các giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã có trên giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Mẫu giấy Xác nhận thông tin về cư trú (mẫu CT07 ban hành kèm Thông tư số 56/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an) gồm các thông tin, cụ thể: Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Nơi thường trú; Nơi tạm trú; Nơi ở hiện tại; Họ tên chủ hộ, số định danh chủ hộ và Quan hệ với chủ hộ; Họ, chữ đệm và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số định danh cá nhân của các thành viên hộ gia đình và quan hệ với chủ hộ.
7. Công dân có thể sử dụng giấy Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chứng minh thông tin cá nhân, nơi cư trú khi không thể khai thác, sử dụng được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Cơ sở pháp lý:
Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 137/2015/NĐCP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân thì ngay sau khi xác lập được số định danh cá nhân cho công dân, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có văn bản thông báo cho công dân về số định danh cá nhân đã được xác lập và các thông tin của công dân hiện có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Căn cứ quy định trên, Bộ Công an đã chỉ đạo thực hiện cấp Thông báo số định danh và thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho 100% người dân chưa được cấp CCCD trên toàn quốc để người dân sử dụng giải quyết các thủ tục hành chính, các giao dịch dân sự cần chứng minh nơi cư trú của công dân.
Như vậy, khi công dân xuất trình bản sao hoặc giấy Thông báo số định danh cá nhân thì không được yêu cầu công dân xuất trình thêm các giấy tờ chứng minh thông tin cá nhân khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Các thông tin trên Thông báo số định danh cá nhân: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Tình trạng hôn nhân; Nơi thường trú; Nơi ở hiện tại; Quan hệ với chủ hộ; Nhóm máu; Họ, chữ đệm và tên, của cha, mẹ; Số định danh cá nhân./.
2975 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Kể từ ngày 01/01/2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú chính thức hết giá trị sử dụng. Để việc triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo thuận lợi, giảm phiền hà cho công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính hay giao dịch dân sự, người dân có thể sử dụng 7 phương thức thông tin công dân sau đây thay sổ hộ khẩu, sổ tạm trú:1. Công dân có thể sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự
Cơ sở pháp lý: Theo quy định tại Điều 3 và Điều 20 Luật Căn cước công dân, căn cước công dân thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân; Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam; Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin cá nhân, nơi thường trú.
Giải pháp:
(1) Đối với công dân: thực hiện thủ tục để được cấp thẻ Căn cước công dân. Như vậy, người dân có thể sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp là một loại giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin cá nhân, nơi thường trú khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công.
(2) Đối với Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính: không được yêu cầu công dân xuất trình thêm các giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã có trên thẻ căn cước công dân gắn chíp khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Các thông tin trên mặt thẻ Căn cước công dân, gồm: Số Căn cước công dân (chính là số định danh cá nhân); Ảnh chân dung; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; Ngày, tháng, năm hết hạn; Đặc điểm nhân dạng; Vân tay; Ngày, tháng, năm cấp thẻ; Họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị đầu đọc mã QRcode trên thẻ Căn cước công dân đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác, sử dụng thông tin về cư trú khi giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Cơ sở pháp lý:
(1) Điều 3 Thông tư số 06/2021/TT-BCA ngày 23/01/2021 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ CCCC: “a) Mặt trước thẻ CCCD gồm các thông tin: …; mã QR; b) mặt sau thẻ CCCD gồm các thông tin sau: ….; chíp điện tử”.
(2) Theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐCP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thì cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, 2 công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng hình thức sử dụng thiết bị đầu đọc mã QRCode trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử để ghi nhận và lưu trữ thông tin công dân trong hồ sơ thủ tục hành chính.
Đối với Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính: khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công sử dụng thiết bị đọc mã QRcode trên thẻ căn cước công dân (theo tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tại Quyết định số 46/QĐ-TTDT ngày 18/01/2022 ban hành hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với thiết bị đọc mã QRCode) để ghi nhận và lưu trữ thông tin công dân được hiển thị trên thiết bị trong hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, không được yêu cầu công dân xuất trình thêm các giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã có trên thẻ căn cước công dân gắn chíp khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Các thông tin trong mã QRCode được hiển thị trên thiết bị đọc mã QRCode gồm: Số CCCD; số CMND 9 số; Họ và tên; Ngày sinh; Giới tính; Nơi thường trú; Ngày cấp CCCD.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị đầu đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác, sử dụng thông tin về cư trú khi giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Cơ sở pháp lý:
(1) Điều 3 Thông tư số 06/2021/TT-BCA ngày 23/01/2021 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ CCCC: “a) Mặt trước thẻ CCCD gồm các thông tin: …; mã QR; b) mặt sau thẻ CCCD gồm các thông tin sau: ….; chíp điện tử”.
(2) Theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐCP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thì cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng hình thức sử dụng thiết bị đầu đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử để ghi nhận và lưu trữ thông tin công dân trong hồ sơ thủ tục hành chính.
Đối với Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính: khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công sử dụng thiết bị đọc chíp trên thẻ căn cước công dân (theo tiêu chuẩn ICAO) để ghi nhận và lưu trữ thông tin công dân được hiển thị trên thiết bị trong hồ sơ thủ tục 3 hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, không được yêu cầu công dân xuất trình thêm các giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã có trên thẻ căn cước công dân gắn chíp khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Các thông tin trong chíp điện tử được hiển thị trên thiết bị đọc chíp gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Nơi thường trú; Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ, vợ hoặc chồng; Số chứng minh đã được cấp; Ngày cấp; Ngày hết hạn (của thẻ CCCD); Đặc điểm nhận dạng; Ảnh chân dung; Trích chọn vân tay; Số thẻ Căn cước công dân (số định danh cá nhân).
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia để khai thác, sử dụng thông tin về cư trú khi giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Cơ sở pháp lý:
(1) Theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 137/2015/NĐCP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân thì Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an, Hệ thống thông tin một cửa cấp tỉnh hoặc khai thác bằng văn bản; Công dân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc thông qua dịch vụ nhắn tin, cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an.
(2) Theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐCP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thì cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia để giải quyết thủ tục hành chính.
Đối với Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính: khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm thực hiện tra cứu, khai thác thông tin của người nộp hồ sơ qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đối với công dân: Trường hợp Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thì yêu cầu công dân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân của mình qua cổng dịch vụ công quốc gia để ghi nhận và lưu trữ thông tin về cư trú trong hồ sơ thủ tục hành chính. Công dân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân của mình theo các bước sau:
Bước 1: Công dân truy cập Cổng dịch vụ công theo địa chỉ: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn
Bước 2: Đăng nhập tài khoản/ mật khẩu truy cập (sử dụng tài khoản Cổng DVC quốc gia); xác thực nhập mã OTP được hệ thống gửi về điện thoại.
Bước 3: Tại trang chủ, truy cập vào chức năng “Thông tin công dân” và nhập các thông tin theo yêu cầu: Họ và tên, số định danh cá nhân, ngày sinh, số điện thoại, mã xác nhận. Sau đó, nhấn Tìm kiếm.
Thông tin cơ bản công dân sẽ hiện thị trên màn hình gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Nơi thường trú; Số định danh cá nhân; Số chứng minh nhân dân.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID để sử dụng thông tin về cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Cơ sở pháp lý: Theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử quy định “việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ Căn cước công dân”. Theo đó, các thông tin căn cước công dân, thông tin dân cư được tích hợp hiển thị trên ứng dụng VNeID để người dân, cơ quan, tổ chức sử dụng để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và các giao dịch của người dân; các doanh nghiệp, tổ chức kết nối trực tiếp với hệ thống định danh xác thực điện tử của Bộ Công an hoặc thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử theo trình tự, thủ tục quy định để xác thực tài khoản định danh điện tử hoặc khai thác thông tin liên quan khi người dân có yêu cầu.
- Đối với công dân: Để được đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2, công dân thực hiện như sau:
Bước 1: Công dân đến cơ quan Công an đăng ký tài khoản mức 2; thực hiện cài đặt ứng dụng VNeID; thực hiện kích hoạt tài khoản trên thiết bị di động khi nhận được tin nhắn thông báo đăng ký tài khoản thành công theo các bước trong ứng dụng VnEID.
Bước 2: Sau khi được kích hoạt, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử như sau:
Công dân thực hiện đăng nhập một lần trên cổng dịch vụ công quốc gia (liên thông với cổng dịch vụ công của các Bộ, ngành, địa phương) với tên tài khoản là số định danh cá nhân và mật khẩu để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Tùy từng dịch vụ công trực tuyến, thông tin của công dân sẽ được điền vào biểu mẫu điện tử (Form), người dân không phải điền và không sửa được thông 5 tin.Công dân sử dụng tài khoản, mật khẩu đăng nhập ứng dụng VNeID trên thiết bị di động để hiển thị các thông tin căn cước công dân, thông tin dân cư được tích hợp trên ứng dụng VNeID.
- Đối với Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính: khi công dân tra cứu, xuất trình thông tin cá nhân, nơi thường trú hiển thị trên ứng dụng VNeID, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ghi nhận và lưu trữ thông tin này trong hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, không được yêu cầu công dân xuất trình thêm các giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã có trên ứng dụng VNeID khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Các thông tin hiển thị trên ứng dụng VNeID gồm: Số CCCD; Họ và tên; Ngày sinh; Giới tính; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; CCCD có giá trị đến; Đặc điểm nhận dạng; Ngày cấp, Số điện thoại.
6. Công dân có thể sử dụng giấy Xác nhận thông tin về cư trú để chứng minh thông tin cá nhân, nơi cư trú khi không thể khai thác, sử dụng được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Cơ sở pháp lý:
(1) Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 và khoản 3 Điều 33 Luật Cư trú thì công dân có quyền được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu;
(2) Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú thì công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú; Thời hạn giải quyết tối đa là 03 ngày làm việc.
(3) Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thì trường hợp không thể khai thác được thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ công chức, viên chức được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú (giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú).
- Đối với công dân: Để được cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú, công dân có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước để đề nghị cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua dịch vụ công trực tuyến khi cần thiết. Cơ quan đăng ký cư trú sẽ cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân dưới hình thức văn bản hoặc văn bản điện tử theo yêu cầu của công dân.
- Đối với Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính: Khi công dân xuất trình bản sao hoặc xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú thì không được yêu cầu công dân xuất trình thêm các giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã có trên giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Mẫu giấy Xác nhận thông tin về cư trú (mẫu CT07 ban hành kèm Thông tư số 56/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an) gồm các thông tin, cụ thể: Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Nơi thường trú; Nơi tạm trú; Nơi ở hiện tại; Họ tên chủ hộ, số định danh chủ hộ và Quan hệ với chủ hộ; Họ, chữ đệm và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số định danh cá nhân của các thành viên hộ gia đình và quan hệ với chủ hộ.
7. Công dân có thể sử dụng giấy Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chứng minh thông tin cá nhân, nơi cư trú khi không thể khai thác, sử dụng được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Cơ sở pháp lý:
Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 137/2015/NĐCP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân thì ngay sau khi xác lập được số định danh cá nhân cho công dân, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có văn bản thông báo cho công dân về số định danh cá nhân đã được xác lập và các thông tin của công dân hiện có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Căn cứ quy định trên, Bộ Công an đã chỉ đạo thực hiện cấp Thông báo số định danh và thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho 100% người dân chưa được cấp CCCD trên toàn quốc để người dân sử dụng giải quyết các thủ tục hành chính, các giao dịch dân sự cần chứng minh nơi cư trú của công dân.
Như vậy, khi công dân xuất trình bản sao hoặc giấy Thông báo số định danh cá nhân thì không được yêu cầu công dân xuất trình thêm các giấy tờ chứng minh thông tin cá nhân khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Các thông tin trên Thông báo số định danh cá nhân: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Tình trạng hôn nhân; Nơi thường trú; Nơi ở hiện tại; Quan hệ với chủ hộ; Nhóm máu; Họ, chữ đệm và tên, của cha, mẹ; Số định danh cá nhân./.