CTTĐT - Sáng 13/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan dự và chủ trì Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Dự Hội nghị, tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã tỉnh; lãnh đạo một số doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
Năm 2022, nông nghiệp tiếp tục khẳng định là trụ đỡ của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 3,36%, tăng cao nhất trong những năm gần đây; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 53,22 tỷ USD. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,02%, từng bước nâng cao chất lượng rừng. Kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục trên 53,22 tỷ USD, có 11 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD.
Trong năm, ngành đã tổ chức nhiều hội chợ, hội nghị xúc tiến, xây dựng 2.510 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn kiểm soát, tăng 866 chuỗi so với năm 2021; thành lập mới 980 hợp tác xã nông nghiệp và 821 doanh nghiệp. Ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy cả 3 trục sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tập trung thực hiện. Lũy kế đến hết năm 2022, đã phân hạng và công nhận 8.689 sản phẩm OCOP, tăng gần 3.700 sản phẩm so với năm 2021. Cùng với đó, nghiệm thu và công bố, công nhận 18 giống cây trồng, vật nuôi; 12 tiến bộ kỹ thuật mới, quy trình kỹ thuật mới.
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được thực hiện ngày càng chất lượng, hiệu quả, phát triển tăng cả về số lượng và chất lượng số xã, đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Lũy kế hết năm 2022, cả nước có 6.009/8.225 xã (chiếm 73,06% số xã) đạt chuẩn nông thôn mới; có 255 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM; có 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn NTM, có 05 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Trong năm 2023, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP ngành khoảng 3,0%; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 54 tỷ USD; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 78%; 270 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ số xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm 80%. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp quy chuẩn 57%; Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42,02% nâng cao chất lượng rừng. Thành lập mới 1.500 hợp tác xã nông nghiệp; cả nước có 22.500 hợp tác xã nông nghiệp. Để hoàn thành mục tiêu này, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung triển khai thực hiện trong năm 2023.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước phát biểu tham luận tại Hội nghị
Phát biểu tham luận tại Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước cho biết năm 2022, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái vẫn duy trì được tăng trưởng ổn định và đạt được kết quả tích cực. Nổi bật là: tốc độ tăng tổng sản phẩm ngành nông nghiệp đạt 5,95%. An ninh lương thực được giữ vững. Toàn tỉnh có 99 xã/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 66% tổng số xã toàn tỉnh; 37 sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ; đánh giá và cấp 49 mã số vùng trồng cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh và cấp chứng chỉ rừng bền vững, chứng nhận hữu cho trên 19.000 ha rừng. Toàn tỉnh có 191 sản phẩm OCOP được đánh giá, xếp hạng. Diện tích rừng trồng mới hàng năm đạt trên 15.000 ha. Tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt 63%, đứng thứ 6 toàn quốc.
Trong những năm gần đây, tỉnh Yên Bái rất quan tâm đến mục tiêu phát triển bền vững, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Trong đó, phát triển nông nghiệp sinh thái dựa trên tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương đã và đang được cụ thể hoá vào thực tiễn sản xuất. Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã chia sẻ một số mô hình nông nghiệp sinh thái đã được triển khai và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực trên địa bàn tỉnh gồm: mô hình canh tác lúa trên chân ruộng bậc thang tại các huyện vùng cao của tỉnh; mô hình phát triển vùng chè Shan tuyết Suối Giàng gắn với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm; các mô hình phát triển kinh tế dưới tán rừng; các mô hình phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh trên cây trồng, các mô hình thu gom xử lý rác thải nguy hại trong nông nghiệp… Cùng với các chính sách của Trung ương, tỉnh đã ban hành 16 chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của tỉnh. Thay đổi cách thức hỗ trợ từ trực tiếp sang thông qua doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.
Tại Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước đã đề xuất, kiến nghị 3 nội dung, cụ thể là đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, báo cáo Chính phủ xem xét nâng mức khoán quản lý bảo vệ rừng tự nhiên lên 1 triệu đồng/ha/năm để đảm bảo đời sống nhân dân và có ý thức bảo vệ rừng; sớm đề xuất, tham mưu cho Chính phủ xây dựng quy định quản lý tín chỉ cacbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ cacbon; quy chế vận hành sàn giao dịch cacbon và có hướng dẫn để các địa phương sớm thực hiện; hướng dẫn về phát triển cây dược liệu dưới tán rừng tự nhiên, cho thuê dịch vụ môi trường rừng để phát triển du lịch dưới tán rừng.
3263 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 13/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan dự và chủ trì Hội nghị.Dự Hội nghị, tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã tỉnh; lãnh đạo một số doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
Năm 2022, nông nghiệp tiếp tục khẳng định là trụ đỡ của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 3,36%, tăng cao nhất trong những năm gần đây; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 53,22 tỷ USD. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,02%, từng bước nâng cao chất lượng rừng. Kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục trên 53,22 tỷ USD, có 11 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD.
Trong năm, ngành đã tổ chức nhiều hội chợ, hội nghị xúc tiến, xây dựng 2.510 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn kiểm soát, tăng 866 chuỗi so với năm 2021; thành lập mới 980 hợp tác xã nông nghiệp và 821 doanh nghiệp. Ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy cả 3 trục sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tập trung thực hiện. Lũy kế đến hết năm 2022, đã phân hạng và công nhận 8.689 sản phẩm OCOP, tăng gần 3.700 sản phẩm so với năm 2021. Cùng với đó, nghiệm thu và công bố, công nhận 18 giống cây trồng, vật nuôi; 12 tiến bộ kỹ thuật mới, quy trình kỹ thuật mới.
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được thực hiện ngày càng chất lượng, hiệu quả, phát triển tăng cả về số lượng và chất lượng số xã, đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Lũy kế hết năm 2022, cả nước có 6.009/8.225 xã (chiếm 73,06% số xã) đạt chuẩn nông thôn mới; có 255 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM; có 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn NTM, có 05 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Trong năm 2023, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP ngành khoảng 3,0%; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 54 tỷ USD; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 78%; 270 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ số xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm 80%. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp quy chuẩn 57%; Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42,02% nâng cao chất lượng rừng. Thành lập mới 1.500 hợp tác xã nông nghiệp; cả nước có 22.500 hợp tác xã nông nghiệp. Để hoàn thành mục tiêu này, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung triển khai thực hiện trong năm 2023.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước phát biểu tham luận tại Hội nghị
Phát biểu tham luận tại Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước cho biết năm 2022, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái vẫn duy trì được tăng trưởng ổn định và đạt được kết quả tích cực. Nổi bật là: tốc độ tăng tổng sản phẩm ngành nông nghiệp đạt 5,95%. An ninh lương thực được giữ vững. Toàn tỉnh có 99 xã/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 66% tổng số xã toàn tỉnh; 37 sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ; đánh giá và cấp 49 mã số vùng trồng cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh và cấp chứng chỉ rừng bền vững, chứng nhận hữu cho trên 19.000 ha rừng. Toàn tỉnh có 191 sản phẩm OCOP được đánh giá, xếp hạng. Diện tích rừng trồng mới hàng năm đạt trên 15.000 ha. Tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt 63%, đứng thứ 6 toàn quốc.
Trong những năm gần đây, tỉnh Yên Bái rất quan tâm đến mục tiêu phát triển bền vững, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Trong đó, phát triển nông nghiệp sinh thái dựa trên tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương đã và đang được cụ thể hoá vào thực tiễn sản xuất. Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã chia sẻ một số mô hình nông nghiệp sinh thái đã được triển khai và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực trên địa bàn tỉnh gồm: mô hình canh tác lúa trên chân ruộng bậc thang tại các huyện vùng cao của tỉnh; mô hình phát triển vùng chè Shan tuyết Suối Giàng gắn với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm; các mô hình phát triển kinh tế dưới tán rừng; các mô hình phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh trên cây trồng, các mô hình thu gom xử lý rác thải nguy hại trong nông nghiệp… Cùng với các chính sách của Trung ương, tỉnh đã ban hành 16 chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của tỉnh. Thay đổi cách thức hỗ trợ từ trực tiếp sang thông qua doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.
Tại Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước đã đề xuất, kiến nghị 3 nội dung, cụ thể là đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, báo cáo Chính phủ xem xét nâng mức khoán quản lý bảo vệ rừng tự nhiên lên 1 triệu đồng/ha/năm để đảm bảo đời sống nhân dân và có ý thức bảo vệ rừng; sớm đề xuất, tham mưu cho Chính phủ xây dựng quy định quản lý tín chỉ cacbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ cacbon; quy chế vận hành sàn giao dịch cacbon và có hướng dẫn để các địa phương sớm thực hiện; hướng dẫn về phát triển cây dược liệu dưới tán rừng tự nhiên, cho thuê dịch vụ môi trường rừng để phát triển du lịch dưới tán rừng.