Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình).
Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương là ưu tiên hỗ trợ cho các xã, các huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới.
Cân đối nguồn vốn để đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương là ưu tiên hỗ trợ cho các xã, các huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới, nhất là các xã an toàn khu (trừ các xã an toàn khu thuộc khu vực I, khu vực II, khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được bố trí vốn ngân sách trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo các tiêu chí, hệ số ưu tiên phân bổ được quy định tại Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ), xã đạt dưới 15 tiêu chí.
Hỗ trợ các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới đã đạt chuẩn nhưng mức đạt chuẩn của một số chỉ tiêu còn chưa cao để nâng cao chất lượng các tiêu chí và bảo đảm bền vững. Các tỉnh chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.
Bố trí vốn ngân sách trung ương để thực hiện các chương trình chuyên đề được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn vay vốn Ngân hàng Phát triển Châu Á (Chương trình vốn vay ADB) sau khi được Quốc hội cho phép bổ sung vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quá trình triển khai Chương trình.
Cơ chế hỗ trợ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương
Về cơ chế hỗ trợ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện Chương trình, nguồn vốn ngân sách trung ương năm 2021 (chuyển sang thực hiện năm 2022) được tiếp tục thực hiện theo cơ chế hỗ trợ như giai đoạn 2016 - 2020 và căn cứ theo dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, theo nguyên tắc:
Đối với các tỉnh có điều tiết về ngân sách trung ương, không hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương (trừ tỉnh Quảng Ngãi).
Đối với các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương với mức từ 50% trở lên, ưu tiên bố trí ở mức độ cao phù hợp với tổng số xã; xã khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được phê duyệt tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ (trừ các phường, thị trấn, xã đã được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn nông thôn mới), các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đã được phê duyệt tại Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ (xã đặc biệt khó khăn).
Đối với tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương với mức dưới 50%, bố trí vốn ở mức thấp hơn so với nhóm nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương với mức từ 50% trở lên.
Nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2022 - 2025, căn cứ dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, thực hiện cơ chế hỗ trợ theo nguyên tắc: Ngân sách trung ương không hỗ trợ các tỉnh có điều tiết về ngân sách trung ương (trừ tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi).
Ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ các tỉnh nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi, trong đó ưu tiên hỗ trợ các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, các tỉnh còn lại nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương từ 60% trở lên.
Tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình
Đối với các tỉnh tự cân đối được ngân sách (trừ tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam), 100% nguồn vốn thực hiện Chương trình bố trí từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác trên địa bàn.
Đối với các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam:
+ Các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 80% trở lên: Hằng năm, ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu 5% tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho tỉnh.
+ Các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 60% đến dưới 80%: Hằng năm, ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu bằng tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho tỉnh (tỷ lệ đối ứng tối thiểu: 1:1).
+ Các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương dưới 60% và tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam: Hằng năm, ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu gấp 1,5 lần tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho tỉnh (tỷ lệ đối ứng tối thiểu: 1:1,5).
1231 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình). Cân đối nguồn vốn để đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương là ưu tiên hỗ trợ cho các xã, các huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới, nhất là các xã an toàn khu (trừ các xã an toàn khu thuộc khu vực I, khu vực II, khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được bố trí vốn ngân sách trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo các tiêu chí, hệ số ưu tiên phân bổ được quy định tại Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ), xã đạt dưới 15 tiêu chí.
Hỗ trợ các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới đã đạt chuẩn nhưng mức đạt chuẩn của một số chỉ tiêu còn chưa cao để nâng cao chất lượng các tiêu chí và bảo đảm bền vững. Các tỉnh chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.
Bố trí vốn ngân sách trung ương để thực hiện các chương trình chuyên đề được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn vay vốn Ngân hàng Phát triển Châu Á (Chương trình vốn vay ADB) sau khi được Quốc hội cho phép bổ sung vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quá trình triển khai Chương trình.
Cơ chế hỗ trợ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương
Về cơ chế hỗ trợ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện Chương trình, nguồn vốn ngân sách trung ương năm 2021 (chuyển sang thực hiện năm 2022) được tiếp tục thực hiện theo cơ chế hỗ trợ như giai đoạn 2016 - 2020 và căn cứ theo dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, theo nguyên tắc:
Đối với các tỉnh có điều tiết về ngân sách trung ương, không hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương (trừ tỉnh Quảng Ngãi).
Đối với các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương với mức từ 50% trở lên, ưu tiên bố trí ở mức độ cao phù hợp với tổng số xã; xã khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được phê duyệt tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ (trừ các phường, thị trấn, xã đã được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn nông thôn mới), các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đã được phê duyệt tại Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ (xã đặc biệt khó khăn).
Đối với tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương với mức dưới 50%, bố trí vốn ở mức thấp hơn so với nhóm nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương với mức từ 50% trở lên.
Nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2022 - 2025, căn cứ dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, thực hiện cơ chế hỗ trợ theo nguyên tắc: Ngân sách trung ương không hỗ trợ các tỉnh có điều tiết về ngân sách trung ương (trừ tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi).
Ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ các tỉnh nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi, trong đó ưu tiên hỗ trợ các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, các tỉnh còn lại nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương từ 60% trở lên.
Tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình
Đối với các tỉnh tự cân đối được ngân sách (trừ tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam), 100% nguồn vốn thực hiện Chương trình bố trí từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác trên địa bàn.
Đối với các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam:
+ Các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 80% trở lên: Hằng năm, ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu 5% tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho tỉnh.
+ Các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 60% đến dưới 80%: Hằng năm, ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu bằng tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho tỉnh (tỷ lệ đối ứng tối thiểu: 1:1).
+ Các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương dưới 60% và tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam: Hằng năm, ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu gấp 1,5 lần tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho tỉnh (tỷ lệ đối ứng tối thiểu: 1:1,5).