CTTĐT – UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, thực hiện tốt một số giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm ổn định phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh.
Tuyên truyền, khuyến cáo các cơ sở, hộ chăn nuôi lợn trước mắt ổn định phát triển, không tăng quy mô đàn lợn (ảnh minh họa)
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản, trong đó có chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn từ đó người dân tích cực tham gia thực hiện. Theo báo cáo của ngành nông nghiệp kết quả phát triển chăn nuôi lợn năm 2016 đã vượt kế hoạch giao và tăng so với cùng kỳ năm trước (đàn lợn thịt 477.616 con tăng 4,8%; đàn lợn nái sinh sản 70.495 con tăng 3,9%) và tính đến ngày 20/5/2017 trên địa bàn tỉnh còn tồn đọng 114.517 con lợn thịt đến thời điểm xuất chuồng nhưng chưa tiêu thụ được, thời điểm hiện tại giá lợn hơi dao động từ 22.000 - 25.000 đồng/kg với mức giá này thì người chăn nuôi lợn đang thua thiệt lớn, phải bù lỗ từ 10.000 - 15.000 đồng/kg.
Nhằm ổn định phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, thực hiện tốt một số giải pháp, cụ thể :
Giải pháp trước mắt: UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, khuyến cáo các cơ sở, hộ chăn nuôi lợn trước mắt ổn định phát triển, không tăng quy mô đàn lợn; các cơ sở sản xuất, đại lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cần điều chỉnh giá bán phù hợp để chia sẻ với người chăn nuôi vượt qua khó khăn. Hướng dẫn người chăn nuôi lựa chọn con giống, thức ăn có chất lượng tốt và áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng tiên tiến nhằm giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản xuất; tiến hành chọn lọc loại thải những con lợn nái kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn làm giống để có đàn giống chất lượng tốt phục vụ sản xuất chăn nuôi. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh; khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, không để phát sinh dịch bệnh lớn. Rà soát thực trạng chăn nuôi lợn trên địa bàn; xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm trong thời gian còn lại của năm 2017.
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết nối với các doanh nghiệp tăng cường thu mua, ký kết các hợp đồng tiêu thụ lợn thịt với giá cả hợp lý cho các cơ sở, trang trại, hộ chăn nuôi để tạo nguồn cung ổn định phục vụ công tác bình ổn thị trường. Phối hợp với Sở Tài chính trong việc kiểm soát giá, đề xuất giải pháp quản lý giá nhằm hạn chế sự chênh lệch quá lớn giữa giá lợn hơi và giá bán lẻ thịt lợn để đảm bảo tính công bằng giữa người sản xuất chăn nuôi, người kinh doanh và người tiêu dùng. Tăng cường công tác quản lý thị trường, giảm khâu trung gian, tạo thuận lợi cho người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Yên Bái bám sát chỉ đạo của cấp trên, hướng dẫn các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh xem xét khoanh nợ, giãn nợ đối với các khoản vốn đã vay và tiếp tục cho vay đối với những hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có phương án sản xuất tốt (có tính khả thi, hiệu quả) có nhu cầu vay vốn phục vụ phát triển chăn nuôi lợn.
Giải pháp lâu dài: UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo rà soát quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn gắn với thị trường. Việc mở rộng quy mô đầu lợn trên địa bàn phải căn cứ vào tín hiệu của thị trường, nhất là quy mô đàn lợn nái. Đa dạng hoá các hình thức chăn nuôi, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hình thức tập trung. Thay đổi cơ cấu giống theo hướng khuyến khích phát triển giống cao sản, giống đặc sản có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Phát triển các đối tượng chăn nuôi khác (trâu, bò, dê …) thay thế. Xây dựng các mô hình sản xuất chăn nuôi lợn theo chuỗi khép kín từ chăn nuôi, thu mua, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm với sự tham gia đầu tư, kết nối thị trường của các doanh nghiệp và tổ chức liên kết trong sản xuất của các hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại làm động lực để kiểm soát tốt chất lượng, an toàn thực phẩm và điều tiết cung cầu thị trường. Xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh, kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch đã được tỉnh phê duyệt.
Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, xem xét đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư các dự án phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đảm bảo các quy định hiện hành, phù hợp với quy hoạch và tình hình thực tế của địa phương. Tiếp tục nghiên cứu, xem xét đề xuất điều chỉnh, bổ sung các chính sách đặc thù hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào phát triển chăn nuôi nói riêng, nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh nói chung.
Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan để thống nhất đề xuất, bố trí kinh phí hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết để giúp người chăn nuôi chủ động sản xuất, ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm, hạn chế rủi ro, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Sở Công Thương tăng cường công tác xúc tiến thương mại về tiêu thụ sản phẩm thịt lợn. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm tốt công tác dự báo, cảnh báo thị trường, đề xuất chủ trương, giải pháp phát triển chăn nuôi lợn cho phù hợp.
Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Yên Bái phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường thời lượng đưa tin phản ánh về tình hình chăn nuôi và tiêu thụ lợn; các chủ trương định hướng về ổn định sản xuất chăn nuôi lợn.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đơn vị, phòng ban chuyên môn của huyện, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo người chăn nuôi cần thận trọng, tính toán kỹ kế hoạch phát triển chăn nuôi, trong đó đặc biệt quan tâm khâu chọn giống, thị trường tiêu thụ, bám sát vào định hướng quy hoạch chăn nuôi của tỉnh và các dự báo, cảnh báo thị trường của các sở, ngành chức năng. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
1551 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, thực hiện tốt một số giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm ổn định phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản, trong đó có chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn từ đó người dân tích cực tham gia thực hiện. Theo báo cáo của ngành nông nghiệp kết quả phát triển chăn nuôi lợn năm 2016 đã vượt kế hoạch giao và tăng so với cùng kỳ năm trước (đàn lợn thịt 477.616 con tăng 4,8%; đàn lợn nái sinh sản 70.495 con tăng 3,9%) và tính đến ngày 20/5/2017 trên địa bàn tỉnh còn tồn đọng 114.517 con lợn thịt đến thời điểm xuất chuồng nhưng chưa tiêu thụ được, thời điểm hiện tại giá lợn hơi dao động từ 22.000 - 25.000 đồng/kg với mức giá này thì người chăn nuôi lợn đang thua thiệt lớn, phải bù lỗ từ 10.000 - 15.000 đồng/kg.
Nhằm ổn định phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, thực hiện tốt một số giải pháp, cụ thể :
Giải pháp trước mắt: UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, khuyến cáo các cơ sở, hộ chăn nuôi lợn trước mắt ổn định phát triển, không tăng quy mô đàn lợn; các cơ sở sản xuất, đại lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cần điều chỉnh giá bán phù hợp để chia sẻ với người chăn nuôi vượt qua khó khăn. Hướng dẫn người chăn nuôi lựa chọn con giống, thức ăn có chất lượng tốt và áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng tiên tiến nhằm giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản xuất; tiến hành chọn lọc loại thải những con lợn nái kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn làm giống để có đàn giống chất lượng tốt phục vụ sản xuất chăn nuôi. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh; khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, không để phát sinh dịch bệnh lớn. Rà soát thực trạng chăn nuôi lợn trên địa bàn; xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm trong thời gian còn lại của năm 2017.
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết nối với các doanh nghiệp tăng cường thu mua, ký kết các hợp đồng tiêu thụ lợn thịt với giá cả hợp lý cho các cơ sở, trang trại, hộ chăn nuôi để tạo nguồn cung ổn định phục vụ công tác bình ổn thị trường. Phối hợp với Sở Tài chính trong việc kiểm soát giá, đề xuất giải pháp quản lý giá nhằm hạn chế sự chênh lệch quá lớn giữa giá lợn hơi và giá bán lẻ thịt lợn để đảm bảo tính công bằng giữa người sản xuất chăn nuôi, người kinh doanh và người tiêu dùng. Tăng cường công tác quản lý thị trường, giảm khâu trung gian, tạo thuận lợi cho người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Yên Bái bám sát chỉ đạo của cấp trên, hướng dẫn các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh xem xét khoanh nợ, giãn nợ đối với các khoản vốn đã vay và tiếp tục cho vay đối với những hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có phương án sản xuất tốt (có tính khả thi, hiệu quả) có nhu cầu vay vốn phục vụ phát triển chăn nuôi lợn.
Giải pháp lâu dài: UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo rà soát quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn gắn với thị trường. Việc mở rộng quy mô đầu lợn trên địa bàn phải căn cứ vào tín hiệu của thị trường, nhất là quy mô đàn lợn nái. Đa dạng hoá các hình thức chăn nuôi, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hình thức tập trung. Thay đổi cơ cấu giống theo hướng khuyến khích phát triển giống cao sản, giống đặc sản có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Phát triển các đối tượng chăn nuôi khác (trâu, bò, dê …) thay thế. Xây dựng các mô hình sản xuất chăn nuôi lợn theo chuỗi khép kín từ chăn nuôi, thu mua, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm với sự tham gia đầu tư, kết nối thị trường của các doanh nghiệp và tổ chức liên kết trong sản xuất của các hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại làm động lực để kiểm soát tốt chất lượng, an toàn thực phẩm và điều tiết cung cầu thị trường. Xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh, kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch đã được tỉnh phê duyệt.
Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, xem xét đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư các dự án phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đảm bảo các quy định hiện hành, phù hợp với quy hoạch và tình hình thực tế của địa phương. Tiếp tục nghiên cứu, xem xét đề xuất điều chỉnh, bổ sung các chính sách đặc thù hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào phát triển chăn nuôi nói riêng, nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh nói chung.
Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan để thống nhất đề xuất, bố trí kinh phí hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết để giúp người chăn nuôi chủ động sản xuất, ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm, hạn chế rủi ro, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Sở Công Thương tăng cường công tác xúc tiến thương mại về tiêu thụ sản phẩm thịt lợn. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm tốt công tác dự báo, cảnh báo thị trường, đề xuất chủ trương, giải pháp phát triển chăn nuôi lợn cho phù hợp.
Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Yên Bái phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường thời lượng đưa tin phản ánh về tình hình chăn nuôi và tiêu thụ lợn; các chủ trương định hướng về ổn định sản xuất chăn nuôi lợn.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đơn vị, phòng ban chuyên môn của huyện, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo người chăn nuôi cần thận trọng, tính toán kỹ kế hoạch phát triển chăn nuôi, trong đó đặc biệt quan tâm khâu chọn giống, thị trường tiêu thụ, bám sát vào định hướng quy hoạch chăn nuôi của tỉnh và các dự báo, cảnh báo thị trường của các sở, ngành chức năng. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Các bài khác
- Yên Bái: Tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng (04/06/2017)
- Yên Bái: Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh (03/06/2017)
- Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 (30/05/2017)
- Một số giải pháp cấp bách nhằm ổn định phát triển chăn nuôi lợn (26/05/2017)
- Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (24/05/2017)
- Nghị quyết Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 1 Nghị quyết số 20 ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Đề án phát triển Giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020 (17/05/2017)
- Thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Yên Bái (15/05/2017)
- Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (15/05/2017)
- Yên Bái: Tổ chức điều tra ngành công nghiệp và điều tra xuất nhập khẩu hàng hóa hàng tháng (11/05/2017)
- Nghị quyết của HĐND tỉnh về điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (11/05/2017)
Xem thêm »