CTTĐT - Năm 2022, ngành Nông nghiệp Yên Bái đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định, tiếp tục khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái thăm mô hình trồng hoa hồng của Hợp tác xã Hoa hồng Nậm Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải
Năm qua, ngành Nông nghiệp tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, cục diện thế giới có nhiều biến động làm giá cả một số vật tư thiết yêu tăng cao… Tuy nhiên, với sự quyết tâm, nỗ lực để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, ngay từ những ngày đầu năm 2022, ngành Nông nghiệp đã chủ động xây dựng kế hoạch kịch bản tăng trưởng trên cơ sở bám sát Chương trình hành động số 56-CT/TU của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 67/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh; tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ.
Với sự nỗ lực của toàn ngành, kết thúc năm 2022, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng và khá toàn diện. Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp, năm 2022, tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 5,95%, đạt 104% kế hoạch. Cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 22,57% trong cơ cấu GRDP của tỉnh, đứng thứ 6 trong 14 tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Các chỉ tiêu của ngành hoàn thành theo kịch bản đã đề ra, một số chỉ tiêu đạt cao so với kế hoạch và cùng kỳ như: Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 323.510 tấn, vượt 2,38% kế hoạch; Sản lượng chè búp tươi đạt 68.137 tấn, đạt 100,2% kế hoạch; Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 68.975 tấn, đạt 115% kế hoạch. Trong năm 2022, toàn tỉnh đã thực hiện trồng mới được 15.861ha, đạt 102,3% kế hoạch; thực hiện cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) cho 6.698,6 ha; duy trì tỷ lệ che phủ rừng 63%. Cùng với đó, tận dụng tối đa nguồn nước để sản xuất thủy sản có lợi thế của tỉnh. Năm 2022, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản ước đạt 13.751 tấn, bằng 100,7% kế hoạch.
Cam sành Lục Yên được canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP và là sản phẩm nông nghiệp đặc sản, đặc trưng của tỉnh Yên Bái.
Việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm canh cao sản xuất quy mô lớn gắn với hình thành thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực, đặc sản của tỉnh tiếp tục được quan tâm. Đến nay, toàn tỉnh đã cấp được 49 mã số vùng trồng. Trên địa bàn tỉnh đã phát triển được một số vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm canh có quy mô lớn với 10 sản phẩm chủ lực như: Vùng quế trên 81.000 ha, Sơn tra gần 10.000 ha, cây ăn quả gần 10.000 ha, dâu tằm trên 1.000 ha,... và 10 sản phẩm đặc sản, hữu cơ như: Lúa nếp đặc sản xã Tú Lệ; chè Shan hữu cơ của Văn Chấn và Trạm Tấu; bưởi Đại Minh; vịt bầu Lâm Thượng và các chủng loại cây dược liệu;... Toàn tỉnh có 37 sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực được bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong đó có 10 sản phẩm được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý như Quế Văn Yên, Gạo Mường Lò, Chè Shan tuyết Suối Văn Chấn,...; 17 sản phẩm được cấp Nhãn hiệu chứng nhận như Sơn tra - Mù Cang Chải, Bưởi Đại Minh - Yên Bình, Vịt Bầu - Lâm Thượng,...; 10 sản phẩm được cấp chứng nhận Nhãn hiệu tập thể như Cam Lục Yên, Miến đao - Giới Phiên, chè xanh Hán Đà,...
Cán bộ, đảng viên, nhân dân huyện Lục Yên tích cực tham gia xây dựng NTM năm 2022
Xây dựng nông thôn mới đã được triển khai đồng bộ, khẩn trương, quyết liệt, tiếp tục đạt được những kết quả nổi trội, tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu trong vùng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Kết thúc năm 2022, tỉnh đã công nhận thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 99 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cũng được triển khai mạnh mẽ. Năm 2022, toàn tỉnh đã đánh giá phân hạng và cấp giấy chứng nhận cho 49 sản phẩm, trong đó có 45 sản phẩm mới và 4 sản phẩm đánh giá lại. Lũy kế toàn tỉnh có 183 sản phẩm, trong đó có 22 sản phẩm 4 sao, 161 sản phẩm 3 sao.
Trong năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã tích cực phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, Đài Truyền hình tỉnh và các địa phương tổ chức tập huấn, tìm hiểu, khảo sát thị trường, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, tổ chức tham gia hội thảo, hội chợ tại tỉnh Yên Bái, Quảng Ninh, Hà Nội,... để tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm có thương hiệu, sản phẩm chủ lực, đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Phối hợp với Sở Công thương, Chi nhánh Bưu chính Viettel Yên Bái; Bưu điện tỉnh Yên Bái đưa trên 4.800 lượt sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Voso.vn và Postmart.vn. Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, đề án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, các dự án theo chuỗi giá trị. Năm 2022, thực hiện Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh, ngành đã triển khai 27 dự án sản xuất theo chuỗi giá trị, hỗ trợ 1.223 cơ sở chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa hoặc đặc sản hữu cơ với tổng kinh phí 54,166 tỷ đồng. Cùng với đó đã thu hút được 1 dự án đầu tư chế biến sâu, sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm sản với tổng vốn đăng ký 24 tỷ đồng.
Những kết quả trên là tiền đề vững chắc để ngành Nông nghiệp tiếp tục thực hiện hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2023 và trong cả giai đoạn 2021 - 2025. Phấn đấu tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2023 đạt 5,0%, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế của tỉnh.
4729 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2022, ngành Nông nghiệp Yên Bái đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định, tiếp tục khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.Năm qua, ngành Nông nghiệp tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, cục diện thế giới có nhiều biến động làm giá cả một số vật tư thiết yêu tăng cao… Tuy nhiên, với sự quyết tâm, nỗ lực để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, ngay từ những ngày đầu năm 2022, ngành Nông nghiệp đã chủ động xây dựng kế hoạch kịch bản tăng trưởng trên cơ sở bám sát Chương trình hành động số 56-CT/TU của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 67/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh; tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ.
Với sự nỗ lực của toàn ngành, kết thúc năm 2022, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng và khá toàn diện. Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp, năm 2022, tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 5,95%, đạt 104% kế hoạch. Cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 22,57% trong cơ cấu GRDP của tỉnh, đứng thứ 6 trong 14 tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Các chỉ tiêu của ngành hoàn thành theo kịch bản đã đề ra, một số chỉ tiêu đạt cao so với kế hoạch và cùng kỳ như: Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 323.510 tấn, vượt 2,38% kế hoạch; Sản lượng chè búp tươi đạt 68.137 tấn, đạt 100,2% kế hoạch; Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 68.975 tấn, đạt 115% kế hoạch. Trong năm 2022, toàn tỉnh đã thực hiện trồng mới được 15.861ha, đạt 102,3% kế hoạch; thực hiện cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) cho 6.698,6 ha; duy trì tỷ lệ che phủ rừng 63%. Cùng với đó, tận dụng tối đa nguồn nước để sản xuất thủy sản có lợi thế của tỉnh. Năm 2022, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản ước đạt 13.751 tấn, bằng 100,7% kế hoạch.
Cam sành Lục Yên được canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP và là sản phẩm nông nghiệp đặc sản, đặc trưng của tỉnh Yên Bái.
Việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm canh cao sản xuất quy mô lớn gắn với hình thành thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực, đặc sản của tỉnh tiếp tục được quan tâm. Đến nay, toàn tỉnh đã cấp được 49 mã số vùng trồng. Trên địa bàn tỉnh đã phát triển được một số vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm canh có quy mô lớn với 10 sản phẩm chủ lực như: Vùng quế trên 81.000 ha, Sơn tra gần 10.000 ha, cây ăn quả gần 10.000 ha, dâu tằm trên 1.000 ha,... và 10 sản phẩm đặc sản, hữu cơ như: Lúa nếp đặc sản xã Tú Lệ; chè Shan hữu cơ của Văn Chấn và Trạm Tấu; bưởi Đại Minh; vịt bầu Lâm Thượng và các chủng loại cây dược liệu;... Toàn tỉnh có 37 sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực được bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong đó có 10 sản phẩm được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý như Quế Văn Yên, Gạo Mường Lò, Chè Shan tuyết Suối Văn Chấn,...; 17 sản phẩm được cấp Nhãn hiệu chứng nhận như Sơn tra - Mù Cang Chải, Bưởi Đại Minh - Yên Bình, Vịt Bầu - Lâm Thượng,...; 10 sản phẩm được cấp chứng nhận Nhãn hiệu tập thể như Cam Lục Yên, Miến đao - Giới Phiên, chè xanh Hán Đà,...
Cán bộ, đảng viên, nhân dân huyện Lục Yên tích cực tham gia xây dựng NTM năm 2022
Xây dựng nông thôn mới đã được triển khai đồng bộ, khẩn trương, quyết liệt, tiếp tục đạt được những kết quả nổi trội, tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu trong vùng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Kết thúc năm 2022, tỉnh đã công nhận thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 99 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cũng được triển khai mạnh mẽ. Năm 2022, toàn tỉnh đã đánh giá phân hạng và cấp giấy chứng nhận cho 49 sản phẩm, trong đó có 45 sản phẩm mới và 4 sản phẩm đánh giá lại. Lũy kế toàn tỉnh có 183 sản phẩm, trong đó có 22 sản phẩm 4 sao, 161 sản phẩm 3 sao.
Trong năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã tích cực phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, Đài Truyền hình tỉnh và các địa phương tổ chức tập huấn, tìm hiểu, khảo sát thị trường, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, tổ chức tham gia hội thảo, hội chợ tại tỉnh Yên Bái, Quảng Ninh, Hà Nội,... để tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm có thương hiệu, sản phẩm chủ lực, đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Phối hợp với Sở Công thương, Chi nhánh Bưu chính Viettel Yên Bái; Bưu điện tỉnh Yên Bái đưa trên 4.800 lượt sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Voso.vn và Postmart.vn. Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, đề án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, các dự án theo chuỗi giá trị. Năm 2022, thực hiện Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh, ngành đã triển khai 27 dự án sản xuất theo chuỗi giá trị, hỗ trợ 1.223 cơ sở chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa hoặc đặc sản hữu cơ với tổng kinh phí 54,166 tỷ đồng. Cùng với đó đã thu hút được 1 dự án đầu tư chế biến sâu, sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm sản với tổng vốn đăng ký 24 tỷ đồng.
Những kết quả trên là tiền đề vững chắc để ngành Nông nghiệp tiếp tục thực hiện hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2023 và trong cả giai đoạn 2021 - 2025. Phấn đấu tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2023 đạt 5,0%, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế của tỉnh.