CTTĐT - Năm 2022, ngành Công Thương Yên Bái đã hoàn thành mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đề ra và đạt được những kết quả rất quan trọng, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo dấu ấn nổi bật trong năm. Thành công đó sẽ tạo tiền đề cho Yên Bái thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong giai đoạn tới.
.
1. Thường trực Tỉnh ủy tổ chức đoàn công tác thăm và làm việc với Đảng bộ Sở Công Thương.
Ngày 28/3/2022 các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái đã có buổi làm việc với Sở Công Thương về tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành, triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, định hướng lớn trong thời gian tới. Dự và chủ trì buổi làm việc có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Thường trực HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy yêu cầu thời gian tới ngành Công Thương cần phải xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của ngành đối với nền kinh tế; tích cực, chủ động hơn nữa trong công tác tham mưu, triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của ngành với tinh thần đổi mới sáng tạo, tư duy chiến lược và tầm nhìn dài hạn.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã biểu dương những kết quả quan trọng mà ngành công thương đã đạt được trong các năm qua, ngành đã từng bước khai thác và phát huy được các tiềm năng thế mạnh của tỉnh, thu hút đầu tư để phát triển theo hướng nhanh, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá, chuyển dịch theo hướng tích cực, hình thành được các ngành chủ lực như phát triển năng lượng sạch, chế biến sâu gỗ rừng trồng, khoáng sản…Thương mại dịch vụ, xuất khẩu tăng trưởng nhanh đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống xã hội. Nhiệm vụ quản lý nhà nước được tăng cường, công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh…Đồng thời đồng chí cũng chỉ rõ những hạn chế, những nhiệm vụ cần làm ngay để tích cực hơn nữa, chủ động hơn nữa tham mưu cho tỉnh chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của ngành: Đẩy nhanh nhiệm vụ lập quy hoạch các chuyên đề của ngành giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050; Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật, các nghị định, thông tư, quy định có liên quan. Tham mưu để tỉnh ban hành các quy định cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế, hỗ trợ, tháo gớ khó khăn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành phát triển.
2. Ngành Công Thương hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2022:
Trong năm 2022, mặc dù tỉnh Yên Bái gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng của dịch bệnh covid 19, ảnh hưởng của xung đột quân sự, kinh tế trên thế giới, song với sự vào cuộc của toàn thể hệ thống chính trị, sự đồng lòng, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân ngành công thương vẫn về đích với những kết quả khá toàn diện, các chỉ tiêu đều hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra: Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9,23% so với cùng kỳ. Tăng trưởng Công nghiệp - Xây dựng trong GRDP đạt 14,7%, riêng công nghiệp tăng 16%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2022 ước đạt 23.825 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ, bằng 101,34% kế hoạch, riêng doanh thu dịch vụ tiêu dùng vượt 26% kế hoạch. Giá trị xuất khẩu ước đạt 297,3 triệu USD, vượt 6,2% kế hoạch đề ra, tăng 31% so cùng kỳ.
Đã thực hiện và hoàn thành 07/07 nhiệm vụ theo Chương trình hành động số 56-CTr/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy; 19/19 nhiệm vụ theo Chương trình hành động số 01/CTr-UBND ngày 12/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Hoàn thành tham mưu xây dựng các chuyên đề quy hoạch ngành giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến 2050 tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh.
Bám sát đề cương đã được phê duyệt và chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Công Thương chủ động làm việc với các đơn vị tư vấn, phối hợp với các ngành, địa phương xây dựng 03 chuyên đề quy hoạch về công nghiệp, thương mại và hạ tầng năng lượng để tích hợp quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để tích hợp vào quy hoạch tỉnh Yên Bái. Đến nay các chuyên đề đã được hoàn thành, được tích hợp vào quy hoạch phát triển của tỉnh, trình Trung ương thẩm định và phê duyệt.
4. Công tác cải cách hành chính được tăng cường, tập trung thực hiện có hiệu quả công tác đồng hành cùng doanh nghiệp:
Đã xây dựng kế hoạch cải cách hành chính và rà soát TTHC đồng thời quyết liệt tập trung thực hiện. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng hiệu quả Hệ thống quản lý điều hành tác nghiệp, hệ thống theo dõi, giám sát, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ công, rút ngắn thời gian giải quyết các TTHC. Thực hiện tiếp nhận và trả kết quả 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Yên Bái đúng và trước thời hạn. Thực hiện nghiêm kế hoạch ngày thứ bảy cùng dân, cùng doanh nghiệp, cà phê doanh nhân. Tổ chức các hội nghị hội thảo, tập huấn, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo hướng đổi mới, hiệu quả.
5. Thực hiện chuyển đổi số ngành Công Thương:
Đã tham mưu cho tỉnh ban hành kế hoạch số 258/KH-UBND ngày 15/12/2022 thực hiện "Đề án Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030" trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Bổ sung 02 chuyên mục ‘Yên Bái chuyển đổi số’ và ‘Chuyển đổi số công thương’ trên trang Website của Sở để tuyên truyền các quy định, cơ chế chính sách về chuyển đổi số. Thực hiện chuyển đổi số rõ nét trong công tác xúc tiến thương mại, chuyển đổi từ trực tiếp sang trực tuyến, hướng dẫn và vận động doanh nghiệp thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, kê khai thuế, hải quan trực tuyến, ứng dụng số trong quảng bá, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…Cử cán bộ tham gia và đạt giải 3, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Yên Bái lần thứ X với giải pháp: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế trên môi trường trực tuyến.
6. Hoạt động Xuất nhập khẩu tăng cao nhất qua các năm vượt mức kế hoạch đề ra:
Giá trị xuất khẩu năm 2022 ước đạt 297,3 triệu USD, vượt 6,2% kế hoạch đề ra, tăng 31% so cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng, mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng hàng hóa đảm bảo, đáp ứng yêu cầu các thị trường khó tính. Toàn tỉnh hiện có trên 80 doanh nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp đến khoảng 50 thị trường truyền thống (Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ...) và hơn 30 thị trường khác.
Giá trị nhập khẩu năm 2022 ước đạt 92 triệu USD, tăng 4,5% so cùng kỳ (tương đương 4 triệu USD). Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên phụ liệu may mặc, vật tư thiết bị và phụ liệu ngành gỗ, nhựa.
7. Hoạt động xúc tiến thương mại, thương mại điện tử từng bước được đổi mới, tích cực thực hiện việc chuyển đổi số, áp dụng nền tảng số, công nghệ số trong hoạt động.
Hạ tầng thương mại tiếp tục được quan tâm, đầu tư phát triển theo hướng văn minh hoạt động ứng dụng chuyển đổi số. Công tác Xúc tiến thương mại từng bước đổi mới: Tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc biệt là các sản phẩm OCOP; Tạo mã QR cho 183 sản phẩm OCOP giúp đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử. Tại Hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền và văn hóa ẩm thực năm 2022 tại thị xã Nghĩa Lộ và Hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm Quế Văn Yên, Sở Công Thương đã phối hợp với Chi nhánh Bưu chính Viettel Yên Bái tổ chức gian hàng chuyển đổi số (TMĐT) nhằm hướng dẫn người dân sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại điện tử và sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Xây dựng và triển khai thực hiện Dự án nhân rộng mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022.
8. Công tác thu hút đầu tư được đẩy mạnh, thu hút được nhiều các nhà đầu tư dự án với quy mô khá và thực hiện dự án.
Đã thu hút được một số nhà đầu tư có năng lực vào đầu tư kinh doanh hạ tầng khu, cụm công nghiệp với tổng diện tích 926 ha: KCN Trấn Yên, các cụm CN Phú Thịnh 1, 2. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp trung bình đạt trên 95%. Thu hút đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh được tăng cường, các dự án đã được thẩm định kỹ, đều có quy mô với dây chuyền máy móc thiết bị công nghệ đăng ký hiện đại, sản xuất chế biến sâu sản phẩm, năng lực chủ đầu tư được đảm bảo. Năm 2022 đã thu hút 19 dự án vào lĩnh vực công nghiệp với tổng vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng. Đã thu hút 05 dự án vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ với tổng vốn đầu tư gần 400 tỷ đồng.
9. Sản xuất năng lượng sạch tiếp tục có bước phát triển nhanh.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện truyền tải, thủy điện. Bổ xung đưa vào quy hoạch nhiều dự án khả thi, quy hoạch các dự án điện mặt trời, điện sinh khối, thủy điện để tích hợp vào quy hoạch của tỉnh giai đoạn 2021-2030 có xét đến 2050.
Phát huy công suất của 25 nhà máy thủy điện đã hoàn thành phát điện hàng năm cung cấp cho lưới điện Quốc gia hơn 2 tỷ kWh/năm, đóng góp cho giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh hàng năm hơn 2.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước cho tỉnh hơn 380 tỷ đồng. Đã tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án nguồn điện đã được chứng nhận đầu tư, cụ thể đưa 05 nhà máy thủy điện (Thào Sa Chải: 6,5MW, Sài Lương: 4,5MW, Thác Cá 1: 27MW, Thác Cá 2: 14,5MW và Đồng Sung: 20MW) vào hoạt động với tổng công suất 72,5MW; Đã đề xuất bổ sung quy hoạch, đưa vào quy hoạch điện VIII về phát triển dự án điện mặt trời trên hồ Thác Bà quy mô 1.780MW, 03 dự án thủy điện trên sông Hồng đoạn qua Yên Bái, các dự án điện sinh khối, điện gió. Đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án sản xuất điện sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, điện sinh khối…).
10. Ngành sản xuất chế biến gỗ rừng trồng, chế biến lâm sản phát triển nhanh từng bước đưa Yên Bái trở thành trung tâm chế biến lâm sản của vùng.
Yên Bái đã thực hiện phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, nâng cao chất lượng nguyên liệu. Đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn, rừng có chứng chỉ FSC, chứng nhận hữu cơ; thâm canh tăng năng suất và chất lượng các sản phẩm chè, quế, măng tre, cây dược liệu...tạo nguồn nguyên liệu ổn định. Đã thu hút được 12 dự án với tổng vốn đầu tư gần 1.200 tỷ đồng, một số dự án có quy mô lớn, một số nhà đầu tư chế biến gỗ công nghệ cao, sản xuất sản phẩm có chất lượng, tăng công suất chế biến của các nhà máy đã đầu tư một số sản phẩm chủ lực thực hiện theo mô hình liên kết chuỗi: quế, măng tre, gỗ, dược liệu...
3620 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2022, ngành Công Thương Yên Bái đã hoàn thành mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đề ra và đạt được những kết quả rất quan trọng, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo dấu ấn nổi bật trong năm. Thành công đó sẽ tạo tiền đề cho Yên Bái thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong giai đoạn tới.1. Thường trực Tỉnh ủy tổ chức đoàn công tác thăm và làm việc với Đảng bộ Sở Công Thương.
Ngày 28/3/2022 các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái đã có buổi làm việc với Sở Công Thương về tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành, triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, định hướng lớn trong thời gian tới. Dự và chủ trì buổi làm việc có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Thường trực HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy yêu cầu thời gian tới ngành Công Thương cần phải xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của ngành đối với nền kinh tế; tích cực, chủ động hơn nữa trong công tác tham mưu, triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của ngành với tinh thần đổi mới sáng tạo, tư duy chiến lược và tầm nhìn dài hạn.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã biểu dương những kết quả quan trọng mà ngành công thương đã đạt được trong các năm qua, ngành đã từng bước khai thác và phát huy được các tiềm năng thế mạnh của tỉnh, thu hút đầu tư để phát triển theo hướng nhanh, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá, chuyển dịch theo hướng tích cực, hình thành được các ngành chủ lực như phát triển năng lượng sạch, chế biến sâu gỗ rừng trồng, khoáng sản…Thương mại dịch vụ, xuất khẩu tăng trưởng nhanh đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống xã hội. Nhiệm vụ quản lý nhà nước được tăng cường, công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh…Đồng thời đồng chí cũng chỉ rõ những hạn chế, những nhiệm vụ cần làm ngay để tích cực hơn nữa, chủ động hơn nữa tham mưu cho tỉnh chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của ngành: Đẩy nhanh nhiệm vụ lập quy hoạch các chuyên đề của ngành giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050; Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật, các nghị định, thông tư, quy định có liên quan. Tham mưu để tỉnh ban hành các quy định cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế, hỗ trợ, tháo gớ khó khăn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành phát triển.
2. Ngành Công Thương hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2022:
Trong năm 2022, mặc dù tỉnh Yên Bái gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng của dịch bệnh covid 19, ảnh hưởng của xung đột quân sự, kinh tế trên thế giới, song với sự vào cuộc của toàn thể hệ thống chính trị, sự đồng lòng, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân ngành công thương vẫn về đích với những kết quả khá toàn diện, các chỉ tiêu đều hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra: Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9,23% so với cùng kỳ. Tăng trưởng Công nghiệp - Xây dựng trong GRDP đạt 14,7%, riêng công nghiệp tăng 16%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2022 ước đạt 23.825 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ, bằng 101,34% kế hoạch, riêng doanh thu dịch vụ tiêu dùng vượt 26% kế hoạch. Giá trị xuất khẩu ước đạt 297,3 triệu USD, vượt 6,2% kế hoạch đề ra, tăng 31% so cùng kỳ.
Đã thực hiện và hoàn thành 07/07 nhiệm vụ theo Chương trình hành động số 56-CTr/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy; 19/19 nhiệm vụ theo Chương trình hành động số 01/CTr-UBND ngày 12/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Hoàn thành tham mưu xây dựng các chuyên đề quy hoạch ngành giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến 2050 tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh.
Bám sát đề cương đã được phê duyệt và chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Công Thương chủ động làm việc với các đơn vị tư vấn, phối hợp với các ngành, địa phương xây dựng 03 chuyên đề quy hoạch về công nghiệp, thương mại và hạ tầng năng lượng để tích hợp quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để tích hợp vào quy hoạch tỉnh Yên Bái. Đến nay các chuyên đề đã được hoàn thành, được tích hợp vào quy hoạch phát triển của tỉnh, trình Trung ương thẩm định và phê duyệt.
4. Công tác cải cách hành chính được tăng cường, tập trung thực hiện có hiệu quả công tác đồng hành cùng doanh nghiệp:
Đã xây dựng kế hoạch cải cách hành chính và rà soát TTHC đồng thời quyết liệt tập trung thực hiện. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng hiệu quả Hệ thống quản lý điều hành tác nghiệp, hệ thống theo dõi, giám sát, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ công, rút ngắn thời gian giải quyết các TTHC. Thực hiện tiếp nhận và trả kết quả 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Yên Bái đúng và trước thời hạn. Thực hiện nghiêm kế hoạch ngày thứ bảy cùng dân, cùng doanh nghiệp, cà phê doanh nhân. Tổ chức các hội nghị hội thảo, tập huấn, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo hướng đổi mới, hiệu quả.
5. Thực hiện chuyển đổi số ngành Công Thương:
Đã tham mưu cho tỉnh ban hành kế hoạch số 258/KH-UBND ngày 15/12/2022 thực hiện "Đề án Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030" trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Bổ sung 02 chuyên mục ‘Yên Bái chuyển đổi số’ và ‘Chuyển đổi số công thương’ trên trang Website của Sở để tuyên truyền các quy định, cơ chế chính sách về chuyển đổi số. Thực hiện chuyển đổi số rõ nét trong công tác xúc tiến thương mại, chuyển đổi từ trực tiếp sang trực tuyến, hướng dẫn và vận động doanh nghiệp thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, kê khai thuế, hải quan trực tuyến, ứng dụng số trong quảng bá, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…Cử cán bộ tham gia và đạt giải 3, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Yên Bái lần thứ X với giải pháp: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế trên môi trường trực tuyến.
6. Hoạt động Xuất nhập khẩu tăng cao nhất qua các năm vượt mức kế hoạch đề ra:
Giá trị xuất khẩu năm 2022 ước đạt 297,3 triệu USD, vượt 6,2% kế hoạch đề ra, tăng 31% so cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng, mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng hàng hóa đảm bảo, đáp ứng yêu cầu các thị trường khó tính. Toàn tỉnh hiện có trên 80 doanh nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp đến khoảng 50 thị trường truyền thống (Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ...) và hơn 30 thị trường khác.
Giá trị nhập khẩu năm 2022 ước đạt 92 triệu USD, tăng 4,5% so cùng kỳ (tương đương 4 triệu USD). Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên phụ liệu may mặc, vật tư thiết bị và phụ liệu ngành gỗ, nhựa.
7. Hoạt động xúc tiến thương mại, thương mại điện tử từng bước được đổi mới, tích cực thực hiện việc chuyển đổi số, áp dụng nền tảng số, công nghệ số trong hoạt động.
Hạ tầng thương mại tiếp tục được quan tâm, đầu tư phát triển theo hướng văn minh hoạt động ứng dụng chuyển đổi số. Công tác Xúc tiến thương mại từng bước đổi mới: Tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc biệt là các sản phẩm OCOP; Tạo mã QR cho 183 sản phẩm OCOP giúp đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử. Tại Hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền và văn hóa ẩm thực năm 2022 tại thị xã Nghĩa Lộ và Hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm Quế Văn Yên, Sở Công Thương đã phối hợp với Chi nhánh Bưu chính Viettel Yên Bái tổ chức gian hàng chuyển đổi số (TMĐT) nhằm hướng dẫn người dân sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại điện tử và sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Xây dựng và triển khai thực hiện Dự án nhân rộng mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022.
8. Công tác thu hút đầu tư được đẩy mạnh, thu hút được nhiều các nhà đầu tư dự án với quy mô khá và thực hiện dự án.
Đã thu hút được một số nhà đầu tư có năng lực vào đầu tư kinh doanh hạ tầng khu, cụm công nghiệp với tổng diện tích 926 ha: KCN Trấn Yên, các cụm CN Phú Thịnh 1, 2. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp trung bình đạt trên 95%. Thu hút đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh được tăng cường, các dự án đã được thẩm định kỹ, đều có quy mô với dây chuyền máy móc thiết bị công nghệ đăng ký hiện đại, sản xuất chế biến sâu sản phẩm, năng lực chủ đầu tư được đảm bảo. Năm 2022 đã thu hút 19 dự án vào lĩnh vực công nghiệp với tổng vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng. Đã thu hút 05 dự án vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ với tổng vốn đầu tư gần 400 tỷ đồng.
9. Sản xuất năng lượng sạch tiếp tục có bước phát triển nhanh.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện truyền tải, thủy điện. Bổ xung đưa vào quy hoạch nhiều dự án khả thi, quy hoạch các dự án điện mặt trời, điện sinh khối, thủy điện để tích hợp vào quy hoạch của tỉnh giai đoạn 2021-2030 có xét đến 2050.
Phát huy công suất của 25 nhà máy thủy điện đã hoàn thành phát điện hàng năm cung cấp cho lưới điện Quốc gia hơn 2 tỷ kWh/năm, đóng góp cho giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh hàng năm hơn 2.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước cho tỉnh hơn 380 tỷ đồng. Đã tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án nguồn điện đã được chứng nhận đầu tư, cụ thể đưa 05 nhà máy thủy điện (Thào Sa Chải: 6,5MW, Sài Lương: 4,5MW, Thác Cá 1: 27MW, Thác Cá 2: 14,5MW và Đồng Sung: 20MW) vào hoạt động với tổng công suất 72,5MW; Đã đề xuất bổ sung quy hoạch, đưa vào quy hoạch điện VIII về phát triển dự án điện mặt trời trên hồ Thác Bà quy mô 1.780MW, 03 dự án thủy điện trên sông Hồng đoạn qua Yên Bái, các dự án điện sinh khối, điện gió. Đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án sản xuất điện sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, điện sinh khối…).
10. Ngành sản xuất chế biến gỗ rừng trồng, chế biến lâm sản phát triển nhanh từng bước đưa Yên Bái trở thành trung tâm chế biến lâm sản của vùng.
Yên Bái đã thực hiện phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, nâng cao chất lượng nguyên liệu. Đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn, rừng có chứng chỉ FSC, chứng nhận hữu cơ; thâm canh tăng năng suất và chất lượng các sản phẩm chè, quế, măng tre, cây dược liệu...tạo nguồn nguyên liệu ổn định. Đã thu hút được 12 dự án với tổng vốn đầu tư gần 1.200 tỷ đồng, một số dự án có quy mô lớn, một số nhà đầu tư chế biến gỗ công nghệ cao, sản xuất sản phẩm có chất lượng, tăng công suất chế biến của các nhà máy đã đầu tư một số sản phẩm chủ lực thực hiện theo mô hình liên kết chuỗi: quế, măng tre, gỗ, dược liệu...