CTTĐT - Năm 2022, kinh tế Yên Bái đã hoàn thành đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu quan trọng, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh nhà.
.
Năm 2022, ảnh hưởng của dịch Covid-19 tiếp tục gây áp lực lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã. Tình hình thế giới biến động phức tạp, các chuỗi sản xuất đứt gãy, thị trường tiêu thụ một số sản phẩm bị thu hẹp, giá bán giảm trong khi chi phí đầu vào có xu hướng tăng đã gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Thực tế đó đã đặt ra cho các doanh nghiệp rất nhiều bài toán khó, thế nhưng, các doanh nghiệp đều xác định nỗ lực vượt khó để hoàn thành mục tiêu giữ vững nhịp sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động.
Trên mỗi lĩnh vực khác nhau, các doanh nghiệp có những chiến lược, định hướng cụ thể, cách làm khác nhau phù hợp với thực tế và thích ứng với thay đổi của thị trường và xu hướng hội nhập quốc tế.
Với ngành hàng chủ lực là măng bát độ xuất khẩu và gỗ dán xuất khẩu, những năm qua, Công ty Cổ phần Yên Thành (huyện Yên Bình) đã khẳng định được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến hoạt động xuất khẩu của công ty có những hạn chế, khó khăn nhất định. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc Công ty Cổ phần Yên Thành thì mỗi thời điểm có những khó khăn khác nhau. Thời gian đầu của đại dịch thì khó về thị trường, chính sách cấm vận của một số nước, vận tải Logistics, đến nay thì khó khăn vấn đề bảo hộ mậu dịch, cũng như tình hình xung đột trên thế giới, dẫn đến đến thị trường tiêu thụ sản phẩm bị hạn chế, đặc biệt là thị trường gỗ dẫn đến sản lượng giảm nhiều.
“Trong điều kiện khó khăn bủa vây, công ty chúng tôi đã chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất, tăng cường liên doanh, liên kết để tăng quy mô. Công ty vẫn cố gắng duy trì, tìm kiếm đối tác ổn định sản xuất khoảng 70% công suất. Đến nay, các thị trường xuất khẩu măng, gỗ tương đối ổn định. Doanh thu hằng năm đạt khoảng trên dưới 140 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 250-280 lao động thu nhập bình quân 6,6-7 triệu đồng/người/tháng”. Ông Dũng cho biết.
Nổi bật trong "hành trình" vượt khó của doanh nghiệp phải kể đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Trong 2 năm 2020 và năm 2021, sau 4 đợt dịch Covid, ngành Du lịch của Việt Nam nói chung và Yên Bái nói riêng bị ảnh hưởng rất nặng nề, số lượng khách du lịch giảm rõ rệt dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận của các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung trên địa bàn tỉnh và Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt nói riêng.
Thực tế cho thấy, du lịch là ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, nhưng đó cũng chính là “phép thử” của các công ty du lịch trong gian khó. Với tinh thần vượt khó, mạnh mẽ để phát triển, Công ty Hưng Việt đã tranh thủ sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của chính quyền các cấp cùng các sở ban ngành, cơ cấu lại nhân sự, tích cực phối hợp với các đối tác trong tỉnh để xây dựng các tour du lịch nội tỉnh, kết nối các điểm du lịch khai thác hiệu quả trong tỉnh để phục vụ du khách; đẩy mạnh phát triển mảng kinh doanh thương mại và thương mại điện tử để bù đắp doanh thu và hỗ trợ các đối tác, doanh nghiệp trong tỉnh phân phối các sản phẩm đặc sản vùng miền và các sản phẩm OCOP đến với khách hàng; hợp tác với cơ sở đào tạo trong tỉnh để bù đắp sự thiếu hụt nhân lực và hỗ trợ các cơ sở đào tạo triển khai cho học sinh, sinh viên có môi trường thực tập thực hành nghề liên quan đến du lịch; tăng cường công tác truyền thông quảng bá về du lịch qua nhiều kênh thông tin để khách hàng biết đến du lịch Yên Bái...
Với sự miệt mài vượt khó không ngừng nghỉ, đến nay doanh thu của công ty đã phục hồi nhanh chóng, gấp nhiều lần so với 2 năm dịch bệnh, đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động.
Công ty cổ phần Yên Thành và Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt chỉ là hai trong số nhiều doanh nghiệp đã vượt khó và phục hồi thành công trong những năm vừa qua. Qua ghi nhận, có nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực, trong đó điển hình như: Công ty Cổ phần Nông, lâm sản thực phẩm Yên Bái; Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái; Công ty TNHH Ngành gỗ Thiên An; Tổng Công ty Hòa Bình Minh; Công ty TNHH TM và Dịch vụ Hải Phượng…trong khó khăn vẫn giữ được sự ổn định trong sản xuất kinh doanh, sản phẩm tiếp tục khẳng định được chất lượng, thương hiệu trên thị trường.
Trải qua năm 2022 đầy thách thức, biến động, các doanh nghiệp đã bền bỉ, sáng tạo vượt qua những khó khăn, thách thức để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà.
Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có gần 3.000 doanh nghiệp, trên 650 HTX. Năm 2022, các doanh nghiệp, HTX đã đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 1 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 60% tổng thu cân đối trên địa bàn, tạo việc làm ổn định cho hơn 45.000 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân khoảng 5,8-7 triệu đồng/người/tháng, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng khá với cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.
Khép lại năm cũ, đón xuân mới 2023, cộng đồng doanh nghiệp Yên Bái đã hoạch định rõ kế hoạch, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh với những giải pháp căn cơ, kỳ vọng một năm mới mang về nhiều thắng lợi, doanh thu, lợi nhuận đạt cao hơn năm trước, tạo nhiều việc làm hơn cho lao động.
Ông Nguyễn Việt Hưng - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch cho biết: “Bước sang năm 2023 với lợi thế là dịch bệnh đã ổn định, hiện có nhiều dự án đường giao thông đã và đang được đầu tư để kết nối các điểm du lịch của Yên Bái với hệ thống giao thông thuận tiện hiện tại, góp phần tạo thuận lợi và rút ngắn thời gian di chuyển của du khách khi đến các điểm Du lịch trong tỉnh. Từ đó Công ty Du lịch Hưng Việt kỳ vọng sẽ đón được du khách đến với Yên Bái và đưa khách đến các địa điểm du lịch khác trên cả nước”.
Sau hơn 3 năm hoạt động sản xuất kinh doanh cầm chừng do tác động của đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu, hiện công ty TNHH một thành viên Đá trắng Bảo Lai đang tập trung bảo dưỡng, sửa chữa các dây chuyền, đến năm 2023 khôi phục các đơn hàng và thị trường truyền thống. Ông Võ Tiến Dũng - Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đá trắng Bảo Lai cho biết: “Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch cho năm 2023, phấn đấu dự kiến đạt doanh thu gần 1 nghìn tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu đề ra, công ty đã tập trung bảo trì, bảo dưỡng toàn bộ thiết bị sau 3 năm hoạt động cầm chừng, đồng thời tiến hành tuyển dụng lao động trình độ cao, đưa các chuyên gia nước ngoài về để hỗ trợ công ty; kế hoạch tới sẽ cung cấp ra thị trường những sản phẩm mới và ổn định. Hiện nay, chúng tôi đang mở rộng một số thị trường mới như: Trung Đông, Ý, Mỹ và một số thị trường Châu Âu và tiếp tục duy trì thị trường truyền thống như Trung Quốc, Ấn Độ”.
Đối với chị Nguyễn Thị Khuyên - Giám đốc Công ty TNHH Ngói màu Nasaki Việt Nam thì thành công lớn nhất trong năm 2022, đó là ngày 30/12/2022, Công ty đã đưa vào vận hành giai đoạn 1 Nhà máy sản xuất ngói màu cao cấp Nasaki tại khu công nghiệp phía Nam, thành phố Yên Bái với công suất 5,5 triệu viên/năm với các dây chuyền, thiết bị hiện đại và tự động hóa cao, cho ra các sản phẩm ngói với nhiều tính năng ưu việt, đáp ứng nhu cầu thị trường rộng lớn từ Bắc vào Nam. Từ đây, mở ra một chặng đường mới cho sự phát triển, tạo động lực và niềm tin mới cho doanh nghiệp.
“Trong năm 2023, Công ty Ngói màu Nasaki tập xây dựng mở rộng nhà xưởng, tiến hành chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp, mở rộng thị trường Đông Bắc và miền Trung; cam kết tiếp tục thực hiện chiến lược kinh doanh đã đề ra với phương châm “Nắm bắt cơ hội, đương đầu thử thách, không ngừng phát triển” nhằm phát triển bền vững và góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương.” Chị Nguyễn Thị Khuyên - Giám đốc Công ty TNHH Ngói màu Nasaki Việt Nam cho biết.
Yên Bái chào đón năm mới 2023 với nhiều thông điệp, nhiều quyết tâm mới trong phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời cũng mang đến niềm tin và hi vọng mới cho các doanh nghiệp vững mạnh và phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển chung của tỉnh nhà.
2780 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2022, kinh tế Yên Bái đã hoàn thành đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu quan trọng, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh nhà.
Năm 2022, ảnh hưởng của dịch Covid-19 tiếp tục gây áp lực lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã. Tình hình thế giới biến động phức tạp, các chuỗi sản xuất đứt gãy, thị trường tiêu thụ một số sản phẩm bị thu hẹp, giá bán giảm trong khi chi phí đầu vào có xu hướng tăng đã gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Thực tế đó đã đặt ra cho các doanh nghiệp rất nhiều bài toán khó, thế nhưng, các doanh nghiệp đều xác định nỗ lực vượt khó để hoàn thành mục tiêu giữ vững nhịp sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động.
Trên mỗi lĩnh vực khác nhau, các doanh nghiệp có những chiến lược, định hướng cụ thể, cách làm khác nhau phù hợp với thực tế và thích ứng với thay đổi của thị trường và xu hướng hội nhập quốc tế.
Với ngành hàng chủ lực là măng bát độ xuất khẩu và gỗ dán xuất khẩu, những năm qua, Công ty Cổ phần Yên Thành (huyện Yên Bình) đã khẳng định được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến hoạt động xuất khẩu của công ty có những hạn chế, khó khăn nhất định. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc Công ty Cổ phần Yên Thành thì mỗi thời điểm có những khó khăn khác nhau. Thời gian đầu của đại dịch thì khó về thị trường, chính sách cấm vận của một số nước, vận tải Logistics, đến nay thì khó khăn vấn đề bảo hộ mậu dịch, cũng như tình hình xung đột trên thế giới, dẫn đến đến thị trường tiêu thụ sản phẩm bị hạn chế, đặc biệt là thị trường gỗ dẫn đến sản lượng giảm nhiều.
“Trong điều kiện khó khăn bủa vây, công ty chúng tôi đã chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất, tăng cường liên doanh, liên kết để tăng quy mô. Công ty vẫn cố gắng duy trì, tìm kiếm đối tác ổn định sản xuất khoảng 70% công suất. Đến nay, các thị trường xuất khẩu măng, gỗ tương đối ổn định. Doanh thu hằng năm đạt khoảng trên dưới 140 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 250-280 lao động thu nhập bình quân 6,6-7 triệu đồng/người/tháng”. Ông Dũng cho biết.
Nổi bật trong "hành trình" vượt khó của doanh nghiệp phải kể đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Trong 2 năm 2020 và năm 2021, sau 4 đợt dịch Covid, ngành Du lịch của Việt Nam nói chung và Yên Bái nói riêng bị ảnh hưởng rất nặng nề, số lượng khách du lịch giảm rõ rệt dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận của các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung trên địa bàn tỉnh và Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt nói riêng.
Thực tế cho thấy, du lịch là ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, nhưng đó cũng chính là “phép thử” của các công ty du lịch trong gian khó. Với tinh thần vượt khó, mạnh mẽ để phát triển, Công ty Hưng Việt đã tranh thủ sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của chính quyền các cấp cùng các sở ban ngành, cơ cấu lại nhân sự, tích cực phối hợp với các đối tác trong tỉnh để xây dựng các tour du lịch nội tỉnh, kết nối các điểm du lịch khai thác hiệu quả trong tỉnh để phục vụ du khách; đẩy mạnh phát triển mảng kinh doanh thương mại và thương mại điện tử để bù đắp doanh thu và hỗ trợ các đối tác, doanh nghiệp trong tỉnh phân phối các sản phẩm đặc sản vùng miền và các sản phẩm OCOP đến với khách hàng; hợp tác với cơ sở đào tạo trong tỉnh để bù đắp sự thiếu hụt nhân lực và hỗ trợ các cơ sở đào tạo triển khai cho học sinh, sinh viên có môi trường thực tập thực hành nghề liên quan đến du lịch; tăng cường công tác truyền thông quảng bá về du lịch qua nhiều kênh thông tin để khách hàng biết đến du lịch Yên Bái...
Với sự miệt mài vượt khó không ngừng nghỉ, đến nay doanh thu của công ty đã phục hồi nhanh chóng, gấp nhiều lần so với 2 năm dịch bệnh, đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động.
Công ty cổ phần Yên Thành và Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt chỉ là hai trong số nhiều doanh nghiệp đã vượt khó và phục hồi thành công trong những năm vừa qua. Qua ghi nhận, có nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực, trong đó điển hình như: Công ty Cổ phần Nông, lâm sản thực phẩm Yên Bái; Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái; Công ty TNHH Ngành gỗ Thiên An; Tổng Công ty Hòa Bình Minh; Công ty TNHH TM và Dịch vụ Hải Phượng…trong khó khăn vẫn giữ được sự ổn định trong sản xuất kinh doanh, sản phẩm tiếp tục khẳng định được chất lượng, thương hiệu trên thị trường.
Trải qua năm 2022 đầy thách thức, biến động, các doanh nghiệp đã bền bỉ, sáng tạo vượt qua những khó khăn, thách thức để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà.
Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có gần 3.000 doanh nghiệp, trên 650 HTX. Năm 2022, các doanh nghiệp, HTX đã đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 1 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 60% tổng thu cân đối trên địa bàn, tạo việc làm ổn định cho hơn 45.000 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân khoảng 5,8-7 triệu đồng/người/tháng, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng khá với cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.
Khép lại năm cũ, đón xuân mới 2023, cộng đồng doanh nghiệp Yên Bái đã hoạch định rõ kế hoạch, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh với những giải pháp căn cơ, kỳ vọng một năm mới mang về nhiều thắng lợi, doanh thu, lợi nhuận đạt cao hơn năm trước, tạo nhiều việc làm hơn cho lao động.
Ông Nguyễn Việt Hưng - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch cho biết: “Bước sang năm 2023 với lợi thế là dịch bệnh đã ổn định, hiện có nhiều dự án đường giao thông đã và đang được đầu tư để kết nối các điểm du lịch của Yên Bái với hệ thống giao thông thuận tiện hiện tại, góp phần tạo thuận lợi và rút ngắn thời gian di chuyển của du khách khi đến các điểm Du lịch trong tỉnh. Từ đó Công ty Du lịch Hưng Việt kỳ vọng sẽ đón được du khách đến với Yên Bái và đưa khách đến các địa điểm du lịch khác trên cả nước”.
Sau hơn 3 năm hoạt động sản xuất kinh doanh cầm chừng do tác động của đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu, hiện công ty TNHH một thành viên Đá trắng Bảo Lai đang tập trung bảo dưỡng, sửa chữa các dây chuyền, đến năm 2023 khôi phục các đơn hàng và thị trường truyền thống. Ông Võ Tiến Dũng - Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đá trắng Bảo Lai cho biết: “Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch cho năm 2023, phấn đấu dự kiến đạt doanh thu gần 1 nghìn tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu đề ra, công ty đã tập trung bảo trì, bảo dưỡng toàn bộ thiết bị sau 3 năm hoạt động cầm chừng, đồng thời tiến hành tuyển dụng lao động trình độ cao, đưa các chuyên gia nước ngoài về để hỗ trợ công ty; kế hoạch tới sẽ cung cấp ra thị trường những sản phẩm mới và ổn định. Hiện nay, chúng tôi đang mở rộng một số thị trường mới như: Trung Đông, Ý, Mỹ và một số thị trường Châu Âu và tiếp tục duy trì thị trường truyền thống như Trung Quốc, Ấn Độ”.
Đối với chị Nguyễn Thị Khuyên - Giám đốc Công ty TNHH Ngói màu Nasaki Việt Nam thì thành công lớn nhất trong năm 2022, đó là ngày 30/12/2022, Công ty đã đưa vào vận hành giai đoạn 1 Nhà máy sản xuất ngói màu cao cấp Nasaki tại khu công nghiệp phía Nam, thành phố Yên Bái với công suất 5,5 triệu viên/năm với các dây chuyền, thiết bị hiện đại và tự động hóa cao, cho ra các sản phẩm ngói với nhiều tính năng ưu việt, đáp ứng nhu cầu thị trường rộng lớn từ Bắc vào Nam. Từ đây, mở ra một chặng đường mới cho sự phát triển, tạo động lực và niềm tin mới cho doanh nghiệp.
“Trong năm 2023, Công ty Ngói màu Nasaki tập xây dựng mở rộng nhà xưởng, tiến hành chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp, mở rộng thị trường Đông Bắc và miền Trung; cam kết tiếp tục thực hiện chiến lược kinh doanh đã đề ra với phương châm “Nắm bắt cơ hội, đương đầu thử thách, không ngừng phát triển” nhằm phát triển bền vững và góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương.” Chị Nguyễn Thị Khuyên - Giám đốc Công ty TNHH Ngói màu Nasaki Việt Nam cho biết.
Yên Bái chào đón năm mới 2023 với nhiều thông điệp, nhiều quyết tâm mới trong phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời cũng mang đến niềm tin và hi vọng mới cho các doanh nghiệp vững mạnh và phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển chung của tỉnh nhà.