CTTĐT - Ngày 6/2, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc rà soát tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh năm 2023. Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.
Quang cảnh buổi làm việc.
Tham gia buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông; Lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trong giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Yên Bái thực hiện 26 dự án trọng điểm, với tổng mức đầu tư các dự án trên 12.000 tỷ đồng. Trong đó chuyển tiếp giai đoạn 2016 - 2020 sang 05 dự án; khởi công mới giai đoạn 2021 - 2025 là 21 dự án. Có 17 dự án thuộc lĩnh vực giao thông; 04 dự án thuộc lĩnh vực xây dựng; 02 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và 03 dự án thuộc các lĩnh vực văn hoá thể thao, công nghệ thông tin.
Tổng kế hoạch vốn ngân sách nhà nước bố trí cho các dự án trong giai đoạn 2021 -2025 dự kiến trên 22.000 tỷ đồng; trong đó bố trí cho 26 dự án trọng điểm trên 9.500 tỷ đồng, nhu cầu vốn còn để triển khai hoàn thành các dự án trên 10.160 tỷ đồng. Kế hoạch vốn đã giao năm 2021 là trên 1.299 tỷ đồng, chiếm 13,6% kế hoạch trung hạn bố trí cho các dự án trọng điểm, bằng 26% kế hoạch vốn đầu tư cấp tỉnh quản lý năm 2021, đến ngày 31/01/2022 đã giải ngân đạt 98,4% kế hoạch năm 2021; kế hoạch vốn đã giao năm 2022 trên 1.970 tỷ đồng, chiếm 20,7% kế hoạch vốn trung hạn bố trí cho các dự án trọng điểm, bằng 45% kế hoạch vốn đầu tư cấp tỉnh quản lý năm 2022. Đến hết 31/01/2023 đã giải ngân đạt 73% kế hoạch năm 2022. Năm 2023, kế hoạch vốn dự kiến thực hiện trên 2.394 tỷ đồng, chiếm 25,2% kế hoạch trung hạn bố trí cho các dự án trọng điểm, bằng 54% kế hoạch vốn đầu tư cấp tỉnh quản lý năm 2023.
Trong tổng số 21 dự án khởi công mới giai đoạn 2021 - 2025, đến nay đã khởi công 11 dự án đã khởi công năm 2021 và 2022; còn 10 dự án dự kiến khởi công năm 2023 và 2024. Theo đánh giá, đến nay tiến độ triển khai thực hiện các dự án trọng điểm còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, ảnh hưởng đến công tác giải ngân của tỉnh. Trong quá trình triển khai các dự án còn gặp một số khó khăn vướng mắc đó là một số dự án chậm tiến độ triển khai công tác chuẩn bị dự án, nguyên nhân là do các dự án này có quy mô lớn, yêu cầu cao về kiến trúc, cần tổ chức thi tuyển kiến trúc nên mất nhiều thời gian; trong năm 2022 giá nguyên, nhiên, vật liệu xây dựng có biến động lớn, ảnh hưởng đến giá trị công trình, nhiều dự án tăng mức tổng đầu tư dẫn đến phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư. Còn gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng các công trình trên địa bàn thành phố Yên Bái; một số công trình không có chính sách hỗ trợ, bồi thường khi thực hiện thu hồi đất...bên cạnh đó, do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều nên quá trình thi công tại hiện trường gặp khó khăn, đặc biệt là các dự án thuộc lĩnh vực giao thông...
Tại buổi làm việc, đại diện các chủ đầu tư đã báo cáo làm rõ nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ thực hiện các dự án, đồng thời đề xuất các giải pháp tổ chức triển khai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của một số địa phương, tiêu biểu như: huyện Yên Bình, huyện Văn Yên trong việc giải quyết các vướng mắc phát sinh trong công tác giải phóng mặt bằng. Rà soát tiến độ từng dự án, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo hướng tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngay trong những tháng đầu năm 2023.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn yêu cầu đối với các dự án đã khởi công năm 2021 và năm 2022, các đơn vị chủ đầu tư cần tiếp tục đôn đốc đơn vị thi công tập trung máy móc thiết bị, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng, tổ chức nghiệm thu các khối lượng hoàn thành để đảm bảo tiến độ giải ngân. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng phát sinh trong quá trình thi công để kịp thời xử lý, tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị thi công thực hiện theo đúng tiến độ.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị chủ đầu tư cần tăng cường trách nhiệm quản lý, khẩn trương đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng; đồng thời tổ chức nghiệm thu, thanh, quyết toán các khối lượng hoàn thành để đảm bảo tiến độ giải ngân. Đối với 5 dự án dự kiến khởi công năm 2022 nhưng chậm tiến độ công tác chuẩn bị dự án cần khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện công tác chuẩn bị dự án, đảm bảo khởi công trong năm 2023. Đối với 5 dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 dự kiến khởi công mới trong năm 2023 và 2024, các đơn vị chủ đầu tư cần khẩn trương thực hiện hoàn thành lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đảm bảo điều kiện để khởi công xây dựng theo kế hoạch.
3007 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 6/2, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc rà soát tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh năm 2023. Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.Tham gia buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông; Lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trong giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Yên Bái thực hiện 26 dự án trọng điểm, với tổng mức đầu tư các dự án trên 12.000 tỷ đồng. Trong đó chuyển tiếp giai đoạn 2016 - 2020 sang 05 dự án; khởi công mới giai đoạn 2021 - 2025 là 21 dự án. Có 17 dự án thuộc lĩnh vực giao thông; 04 dự án thuộc lĩnh vực xây dựng; 02 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và 03 dự án thuộc các lĩnh vực văn hoá thể thao, công nghệ thông tin.
Tổng kế hoạch vốn ngân sách nhà nước bố trí cho các dự án trong giai đoạn 2021 -2025 dự kiến trên 22.000 tỷ đồng; trong đó bố trí cho 26 dự án trọng điểm trên 9.500 tỷ đồng, nhu cầu vốn còn để triển khai hoàn thành các dự án trên 10.160 tỷ đồng. Kế hoạch vốn đã giao năm 2021 là trên 1.299 tỷ đồng, chiếm 13,6% kế hoạch trung hạn bố trí cho các dự án trọng điểm, bằng 26% kế hoạch vốn đầu tư cấp tỉnh quản lý năm 2021, đến ngày 31/01/2022 đã giải ngân đạt 98,4% kế hoạch năm 2021; kế hoạch vốn đã giao năm 2022 trên 1.970 tỷ đồng, chiếm 20,7% kế hoạch vốn trung hạn bố trí cho các dự án trọng điểm, bằng 45% kế hoạch vốn đầu tư cấp tỉnh quản lý năm 2022. Đến hết 31/01/2023 đã giải ngân đạt 73% kế hoạch năm 2022. Năm 2023, kế hoạch vốn dự kiến thực hiện trên 2.394 tỷ đồng, chiếm 25,2% kế hoạch trung hạn bố trí cho các dự án trọng điểm, bằng 54% kế hoạch vốn đầu tư cấp tỉnh quản lý năm 2023.
Trong tổng số 21 dự án khởi công mới giai đoạn 2021 - 2025, đến nay đã khởi công 11 dự án đã khởi công năm 2021 và 2022; còn 10 dự án dự kiến khởi công năm 2023 và 2024. Theo đánh giá, đến nay tiến độ triển khai thực hiện các dự án trọng điểm còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, ảnh hưởng đến công tác giải ngân của tỉnh. Trong quá trình triển khai các dự án còn gặp một số khó khăn vướng mắc đó là một số dự án chậm tiến độ triển khai công tác chuẩn bị dự án, nguyên nhân là do các dự án này có quy mô lớn, yêu cầu cao về kiến trúc, cần tổ chức thi tuyển kiến trúc nên mất nhiều thời gian; trong năm 2022 giá nguyên, nhiên, vật liệu xây dựng có biến động lớn, ảnh hưởng đến giá trị công trình, nhiều dự án tăng mức tổng đầu tư dẫn đến phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư. Còn gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng các công trình trên địa bàn thành phố Yên Bái; một số công trình không có chính sách hỗ trợ, bồi thường khi thực hiện thu hồi đất...bên cạnh đó, do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều nên quá trình thi công tại hiện trường gặp khó khăn, đặc biệt là các dự án thuộc lĩnh vực giao thông...
Tại buổi làm việc, đại diện các chủ đầu tư đã báo cáo làm rõ nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ thực hiện các dự án, đồng thời đề xuất các giải pháp tổ chức triển khai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của một số địa phương, tiêu biểu như: huyện Yên Bình, huyện Văn Yên trong việc giải quyết các vướng mắc phát sinh trong công tác giải phóng mặt bằng. Rà soát tiến độ từng dự án, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo hướng tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngay trong những tháng đầu năm 2023.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn yêu cầu đối với các dự án đã khởi công năm 2021 và năm 2022, các đơn vị chủ đầu tư cần tiếp tục đôn đốc đơn vị thi công tập trung máy móc thiết bị, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng, tổ chức nghiệm thu các khối lượng hoàn thành để đảm bảo tiến độ giải ngân. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng phát sinh trong quá trình thi công để kịp thời xử lý, tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị thi công thực hiện theo đúng tiến độ.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị chủ đầu tư cần tăng cường trách nhiệm quản lý, khẩn trương đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng; đồng thời tổ chức nghiệm thu, thanh, quyết toán các khối lượng hoàn thành để đảm bảo tiến độ giải ngân. Đối với 5 dự án dự kiến khởi công năm 2022 nhưng chậm tiến độ công tác chuẩn bị dự án cần khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện công tác chuẩn bị dự án, đảm bảo khởi công trong năm 2023. Đối với 5 dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 dự kiến khởi công mới trong năm 2023 và 2024, các đơn vị chủ đầu tư cần khẩn trương thực hiện hoàn thành lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đảm bảo điều kiện để khởi công xây dựng theo kế hoạch.