Chiều 15/2, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai giải ngân các chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ. Đồng chí Ngô Hạnh Phúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng CSXH tỉnh chủ trì tại điểm cầu Yên Bái.
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh phát biểu tại Hội nghị
Giải ngân trên 16 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết 11
Theo báo cáo NHCSXH, đến ngày 31/12/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 283.348 tỷ đồng, tăng 35.378 tỷ đồng so với năm 2021 với trên 6.550 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đang còn dư nợ.
Trong năm 2022, NHCSXH giải ngân các chương trình tín dụng theo Nghị quyết 11 đạt 16.024 tỷ đồng. Trong đó: chương trình cho vay học sinh, sinh viên mua máy tính và thiết bị học tập trực tuyến đạt 827 tỷ đồng; cho vay nhà ở xã hội đạt 4.032 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng hơn 10,8 nghìn căn nhà; cho vay hỗ trợ việc làm đạt 10.000 tỷ đồng với hơn 211 nghìn khách hàng được vay vốn tạo việc làm; cho vay các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập đạt 194 tỷ đồng, cho gần 2,6 nghìn cơ sở giáo dục được vay vốn; cho vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP đạt 971 tỷ đồng với gần 19,5 nghìn khách hàng vay vốn.
Đến hết năm 2022, NHCSXH giải ngân vốn vay các chương trình tín dụng chính sách được hỗ trợ lãi suất đạt hơn 93 nghìn tỷ đồng, cho trên 2,2 triệu khách hàng; thực hiện hỗ trợ lãi suất 2% đối với các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm, tổng số tiền hỗ trợ là 878 tỷ đồng.
Theo NHCSXH Việt Nam, trên cơ sở tổng hợp nhu cầu vay vốn các chương trình tín dụng theo Nghị quyết 11/NQ-CP giai đoạn 2022-2023 và rà soát kế hoạch năm 2023 của các địa phương (nhu cầu tổng hợp từ cấp cơ sở), dự kiến nhu cầu năm 2023 tăng 22.770 tỷ đồng so với năm 2022.
Theo Nghị quyết số 11, tổng vốn cho vay tối đa các chính sách tín dụng trong 2 năm 2022-2023 là 38.400 tỷ đồng.
Đến 31/12/2022, dư nợ các chính sách tín dụng theo Nghị quyết 11 đạt 16.024 tỷ đồng. Như vậy, kế hoạch năm 2023 được giải ngân tối đa là 22.376 tỷ đồng.
Tại Hội nghị, các bộ, ban, ngành, địa phương đã tập trung thảo luận các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Nghị quyết 11; thảo luận các giải pháp thực hiện chương trình để đảm bảo chính sách tín dụng an toàn, hiệu quả.
Đề nghị Chính phủ sớm giao kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho NHCSXH
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái - Ngô Hạnh Phúc cho biết, tổng nhu cầu vốn thực hiện các chính sách tín dụng theo Nghị quyết số 11 trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong 2 năm 2022-2023 là 611 tỷ đồng; trong đó, năm 2022, NHCSXH Trung ương đã bố trí 276,7 tỷ đồng. Đến hết năm 2022, tỉnh Yên Bái giải ngân cho 3.623 lượt khách hàng với tổng số tiền 186 tỷ đồng, hoàn thành 67% kế hoạch được giao năm 2022.
Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết 11 đảm bảo các chương trình tín dụng hoàn thành 100% kế hoạch giao, phấn đấu 100% hộ nghèo và đối tượng chính sách xã hội đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, góp phần nâng cao mức sống, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân; tạo việc làm cho người lao động.
Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo các chính sách đầu tư đúng đối tượng thụ hưởng, mang lại hiệu quả và ngăn chặn các trường hợp lợi dụng, trục lợi chính sách.
Về đề xuất kiến nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Chính phủ sớm giao kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2023, trong đó có kế hoạch tăng trưởng đối với các chương trình tín dụng theo Nghị quyết 11 cho NHCSXH để có nguồn vốn giải ngân các chính sách tín dụng ưu đãi,góp phần thực hiện nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế trong thời gian tới.
Đối với chính sách cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn mua máy tính, thiết bị học tập và chính sách cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập, hiện nay dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát, nhu cầu vay vốn có điểm dừng nên đề nghị Chính phủ cho dừng triển khai chính sách này và sử dụng nguồn vốn còn lại chưa giải ngân để triển khai chương trình khác, đặc biệt là chương trình cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm để tránh lãng phí vốn…
3540 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Chiều 15/2, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai giải ngân các chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ. Đồng chí Ngô Hạnh Phúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng CSXH tỉnh chủ trì tại điểm cầu Yên Bái.Giải ngân trên 16 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết 11
Theo báo cáo NHCSXH, đến ngày 31/12/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 283.348 tỷ đồng, tăng 35.378 tỷ đồng so với năm 2021 với trên 6.550 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đang còn dư nợ.
Trong năm 2022, NHCSXH giải ngân các chương trình tín dụng theo Nghị quyết 11 đạt 16.024 tỷ đồng. Trong đó: chương trình cho vay học sinh, sinh viên mua máy tính và thiết bị học tập trực tuyến đạt 827 tỷ đồng; cho vay nhà ở xã hội đạt 4.032 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng hơn 10,8 nghìn căn nhà; cho vay hỗ trợ việc làm đạt 10.000 tỷ đồng với hơn 211 nghìn khách hàng được vay vốn tạo việc làm; cho vay các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập đạt 194 tỷ đồng, cho gần 2,6 nghìn cơ sở giáo dục được vay vốn; cho vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP đạt 971 tỷ đồng với gần 19,5 nghìn khách hàng vay vốn.
Đến hết năm 2022, NHCSXH giải ngân vốn vay các chương trình tín dụng chính sách được hỗ trợ lãi suất đạt hơn 93 nghìn tỷ đồng, cho trên 2,2 triệu khách hàng; thực hiện hỗ trợ lãi suất 2% đối với các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm, tổng số tiền hỗ trợ là 878 tỷ đồng.
Theo NHCSXH Việt Nam, trên cơ sở tổng hợp nhu cầu vay vốn các chương trình tín dụng theo Nghị quyết 11/NQ-CP giai đoạn 2022-2023 và rà soát kế hoạch năm 2023 của các địa phương (nhu cầu tổng hợp từ cấp cơ sở), dự kiến nhu cầu năm 2023 tăng 22.770 tỷ đồng so với năm 2022.
Theo Nghị quyết số 11, tổng vốn cho vay tối đa các chính sách tín dụng trong 2 năm 2022-2023 là 38.400 tỷ đồng.
Đến 31/12/2022, dư nợ các chính sách tín dụng theo Nghị quyết 11 đạt 16.024 tỷ đồng. Như vậy, kế hoạch năm 2023 được giải ngân tối đa là 22.376 tỷ đồng.
Tại Hội nghị, các bộ, ban, ngành, địa phương đã tập trung thảo luận các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Nghị quyết 11; thảo luận các giải pháp thực hiện chương trình để đảm bảo chính sách tín dụng an toàn, hiệu quả.
Đề nghị Chính phủ sớm giao kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho NHCSXH
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái - Ngô Hạnh Phúc cho biết, tổng nhu cầu vốn thực hiện các chính sách tín dụng theo Nghị quyết số 11 trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong 2 năm 2022-2023 là 611 tỷ đồng; trong đó, năm 2022, NHCSXH Trung ương đã bố trí 276,7 tỷ đồng. Đến hết năm 2022, tỉnh Yên Bái giải ngân cho 3.623 lượt khách hàng với tổng số tiền 186 tỷ đồng, hoàn thành 67% kế hoạch được giao năm 2022.
Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết 11 đảm bảo các chương trình tín dụng hoàn thành 100% kế hoạch giao, phấn đấu 100% hộ nghèo và đối tượng chính sách xã hội đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, góp phần nâng cao mức sống, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân; tạo việc làm cho người lao động.
Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo các chính sách đầu tư đúng đối tượng thụ hưởng, mang lại hiệu quả và ngăn chặn các trường hợp lợi dụng, trục lợi chính sách.
Về đề xuất kiến nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Chính phủ sớm giao kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2023, trong đó có kế hoạch tăng trưởng đối với các chương trình tín dụng theo Nghị quyết 11 cho NHCSXH để có nguồn vốn giải ngân các chính sách tín dụng ưu đãi,góp phần thực hiện nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế trong thời gian tới.
Đối với chính sách cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn mua máy tính, thiết bị học tập và chính sách cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập, hiện nay dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát, nhu cầu vay vốn có điểm dừng nên đề nghị Chính phủ cho dừng triển khai chính sách này và sử dụng nguồn vốn còn lại chưa giải ngân để triển khai chương trình khác, đặc biệt là chương trình cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm để tránh lãng phí vốn…