CTTĐT - Trong 02 ngày, ngày 18 -19/02/2023 (tức ngày 28, 29 tháng Giêng năm Quý Mão), xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên đã tổ chức Lễ hội Tết rừng Nà Hẩu và Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông năm 2023.
Thầy mo làm nghi thức cúng rừng
Lễ hội cúng rừng hay còn gọi là “Tết rừng” của đồng bào dân tộc Mông Nà Hẩu (Văn Yên) là một nghi lễ truyền thống có ý nghĩa lớn nhất, quan trọng nhất trong năm. Lễ hội cúng rừng mở đầu bằng phần rước lễ vật lên khu rừng cấm - đây là nghi thức độc đáo, trang nghiêm của buổi lễ được diễn ra ở cửa rừng, dưới gốc cây cổ thụ. Lễ vật để dâng cúng Thần rừng gồm một cặp gà trống mái, một con lợn đen, rượu, hương, giấy bản. Đến giờ lành, Thầy cúng của bản kính cẩn dâng hương, gõ mõ bốn phương, 8 hướng và khấn mời Thần rừng về hưởng lễ vật, phù hộ, che chở, ban lộc rừng cho người dân trong xã; cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu… Sau đó, thực hiện các nghi lễ khác bên gốc cây cổ thụ...
Đồng bào người Mông rước lễ vật cúng rừng.
Trước đó, vào tối ngày 18/2 (tức ngày 28 tháng Giêng năm Quý Mão) xã Nà Hẩu đã tổ chức khai mạc Tết rừng và Ngày hội văn hoá dân tộc Mông với việc phát động phong trào bảo vệ rừng, kêu gọi toàn dân tham gia bảo về rừng. Cùng với đó là chương trình nghệ thuật đặc sắc, mang đậm bản sắc, truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mông như các tiết mục kèn môi, kèn lá, múa khèn, múa gậy sênh tiền, hát đối của người Mông.
Trong khuôn khổ lễ hội, xã Nà Hẩu Tổ chức thi đấu và biểu diễn các trò chơi dân gian, tiết mục văn hóa văn nghệ của người Mông như: Đánh quay, đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, đá cầu, kéo co, bắt cá bằng nơm trên ruộng… và các tiết mục kèn môi, kèn lá, múa khèn, múa gậy sênh tiền, hát đối của người Mông; tổ chức các hoạt động tham quan du lịch, trải nghiệm mô hình rèn cơ khí truyền thống của người Mông; mô hình thêu thổ cẩm trang phục người Mông; săn mây đỉnh Ba Khuy; thưởng thức các món ẩm thực của người bản địa như: mèn mén, cá tầm, gà đen, lợn bản địa, ốc dạ, rau cải, rau đắng…
Đặc biệt, Nà Hẩu đã tổ chức Hội Chợ quê người Mông có quy mô 15 gian hàng với các sản phẩm đặc trưng của người Mông, như các mặt hàng nông sản gồm: chè san, các sản phẩm quế, gạo cẩm, gạo nếp nương, thảo quả, sa nhân, các loại rau củ quả… các mặt hàng cơ khí thủ công: dao, cuốc, sẻng, thuổng, búa...; trang phục: các loại áo, váy, vòng đeo cổ, yếm của người Mông…
Lễ hội Tết rừng được xây dựng dựa trên ý nghĩa lịch sử truyền thống và tập tục lâu đời của dân tộc Mông với ý nghĩa cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống người dân no ấm hạnh phúc. Đồng thời, tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng nguyên sinh của người Mông xã Nà Hẩu nói riêng, và nhân dân Văn Yên nói chung.
Đặc biệt, Lễ hội là dịp quảng bá nhân rộng thúc đẩy ý thức giữ rừng, phát triển sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dân tộc, từng bước thu hút khách du lịch đến thăm quan rừng sinh thái, khám phá sự kỳ thú của cánh rừng nguyên sinh, thưởng thức các sản phẩm ẩm thực của người dân làm ra, từ đó tạo điều kiện phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái lâu dài bền vững.
2427 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong 02 ngày, ngày 18 -19/02/2023 (tức ngày 28, 29 tháng Giêng năm Quý Mão), xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên đã tổ chức Lễ hội Tết rừng Nà Hẩu và Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông năm 2023. Lễ hội cúng rừng hay còn gọi là “Tết rừng” của đồng bào dân tộc Mông Nà Hẩu (Văn Yên) là một nghi lễ truyền thống có ý nghĩa lớn nhất, quan trọng nhất trong năm. Lễ hội cúng rừng mở đầu bằng phần rước lễ vật lên khu rừng cấm - đây là nghi thức độc đáo, trang nghiêm của buổi lễ được diễn ra ở cửa rừng, dưới gốc cây cổ thụ. Lễ vật để dâng cúng Thần rừng gồm một cặp gà trống mái, một con lợn đen, rượu, hương, giấy bản. Đến giờ lành, Thầy cúng của bản kính cẩn dâng hương, gõ mõ bốn phương, 8 hướng và khấn mời Thần rừng về hưởng lễ vật, phù hộ, che chở, ban lộc rừng cho người dân trong xã; cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu… Sau đó, thực hiện các nghi lễ khác bên gốc cây cổ thụ...
Đồng bào người Mông rước lễ vật cúng rừng.
Trước đó, vào tối ngày 18/2 (tức ngày 28 tháng Giêng năm Quý Mão) xã Nà Hẩu đã tổ chức khai mạc Tết rừng và Ngày hội văn hoá dân tộc Mông với việc phát động phong trào bảo vệ rừng, kêu gọi toàn dân tham gia bảo về rừng. Cùng với đó là chương trình nghệ thuật đặc sắc, mang đậm bản sắc, truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mông như các tiết mục kèn môi, kèn lá, múa khèn, múa gậy sênh tiền, hát đối của người Mông.
Trong khuôn khổ lễ hội, xã Nà Hẩu Tổ chức thi đấu và biểu diễn các trò chơi dân gian, tiết mục văn hóa văn nghệ của người Mông như: Đánh quay, đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, đá cầu, kéo co, bắt cá bằng nơm trên ruộng… và các tiết mục kèn môi, kèn lá, múa khèn, múa gậy sênh tiền, hát đối của người Mông; tổ chức các hoạt động tham quan du lịch, trải nghiệm mô hình rèn cơ khí truyền thống của người Mông; mô hình thêu thổ cẩm trang phục người Mông; săn mây đỉnh Ba Khuy; thưởng thức các món ẩm thực của người bản địa như: mèn mén, cá tầm, gà đen, lợn bản địa, ốc dạ, rau cải, rau đắng…
Đặc biệt, Nà Hẩu đã tổ chức Hội Chợ quê người Mông có quy mô 15 gian hàng với các sản phẩm đặc trưng của người Mông, như các mặt hàng nông sản gồm: chè san, các sản phẩm quế, gạo cẩm, gạo nếp nương, thảo quả, sa nhân, các loại rau củ quả… các mặt hàng cơ khí thủ công: dao, cuốc, sẻng, thuổng, búa...; trang phục: các loại áo, váy, vòng đeo cổ, yếm của người Mông…
Lễ hội Tết rừng được xây dựng dựa trên ý nghĩa lịch sử truyền thống và tập tục lâu đời của dân tộc Mông với ý nghĩa cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống người dân no ấm hạnh phúc. Đồng thời, tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng nguyên sinh của người Mông xã Nà Hẩu nói riêng, và nhân dân Văn Yên nói chung.
Đặc biệt, Lễ hội là dịp quảng bá nhân rộng thúc đẩy ý thức giữ rừng, phát triển sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dân tộc, từng bước thu hút khách du lịch đến thăm quan rừng sinh thái, khám phá sự kỳ thú của cánh rừng nguyên sinh, thưởng thức các sản phẩm ẩm thực của người dân làm ra, từ đó tạo điều kiện phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái lâu dài bền vững.