Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025.
Phấn đấu đến năm 2025 đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có khoảng 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn
Nghị quyết đặt mục tiêu hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.
Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể là: Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%/năm, trong đó tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5 - 7%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm và 05 thành phố trực thuộc trung ương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động trung bình cả nước.
Đến năm 2025, thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước trong nhóm ASEAN-4, đặc biệt đối với các chỉ số về thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 bình quân 3,7% GDP. Giảm tối thiểu 10% tổng số đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính.
Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 20% GDP.
Tỷ trọng chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt không dưới 1% GDP; số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm giai đoạn 2021 - 2025.
Phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có khoảng 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%; tối thiểu có 05 đến 10 sản phẩm quốc gia xây dựng được thương hiệu quốc tế.
Phấn đấu đến hết năm 2025 có khoảng 35.000 hợp tác xã, trong đó có trên 3.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản, khoảng 50% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị.
Tập trung cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng
Để đạt được các mục tiêu đặt ra, Nghị quyết cũng nêu rõ những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Theo đó, nhiệm vụ thứ nhất là tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập.
Về cơ cấu lại đầu tư công: Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công; cải thiện các yếu tố để tăng cường năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế, nhất là phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công. Hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý đầu tư công phù hợp thông lệ quốc tế, đảm bảo đạt chất lượng tương đương trung bình các nước ASEAN 4, trong đó ưu tiên đổi mới cách thức lập và thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư công.
Nghiên cứu xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả; giải quyết những vướng mắc trong quy trình quản lý đầu tư.
Về cơ cấu lại ngân sách nhà nước: Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng Đề án Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước để đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và chủ động của ngân sách địa phương trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Rà soát tình hình thực hiện và xây dựng đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét. Nghiên cứu xây dựng các chính sách tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng bền vững, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, hỗ trợ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện nghiêm nguyên tắc chỉ vay nợ cho chi đầu tư phát triển.
Đối với cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng phù hợp với nguyên tắc thị trường, bảo đảm an toàn, lành mạnh và ổn định của hệ thống; tăng cường tính minh bạch, cạnh tranh, phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển mới. Hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2022 và tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025.
Phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực
Nhiệm vụ, giải pháp quan trọng thứ hai được nêu tại Nghị quyết là phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực.
Về phát triển thị trường tài chính, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng các giải pháp nhằm đa dạng các định chế tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ bảo lãnh tín dụng, tổ chức tài chính vi mô, tổ chức tư vấn tài chính, dịch vụ kế toán, kiểm toán, xếp hạng tín nhiệm… Nghiên cứu xây dựng chính sách, pháp luật khuyến khích đầu tư mạo hiểm. Xây dựng Chiến lược tài chính đến năm 2030 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2022.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan nghiên cứu báo cáo khả năng xây dựng Luật Đầu tư mạo hiểm trình Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2022 - 2023.
Đối với phát triển thị trường quyền sử dụng đất: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2013 báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội ban hành vào năm 2022. Đẩy nhanh ứng dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ số trong việc thu thập và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai, cập nhật và liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Xây dựng Đề án tổng thể xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đồng thời xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm tăng cường mở rộng dịch vụ công trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quản lý chặt chẽ quỹ đất công, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư.
Để phát triển thị trường lao động, Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu hoàn thiện khung pháp luật về phát triển thị trường lao động, nghiên cứu xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm trình Chính phủ và Quốc hội xem xét theo hướng phù hợp với các hình thái việc làm mới, quan hệ lao động mới trong kỷ nguyên kỹ thuật số, kinh tế số, kinh tế chia sẻ.
Phát triển lực lượng doanh nghiệp, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
Theo Nghị quyết, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng thứ ba là: Phát triển lực lượng doanh nghiệp; thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Cụ thể, về cơ cấu lại và phát triển doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án tiếp tục cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tập trung giữ những lĩnh vực then chốt, thiết yếu. Hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nước theo hướng quy định rõ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, áp dụng các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế tốt trong quản trị, áp dụng triệt để nguyên tắc thị trường trong chính sách tiền lương. Xây dựng cơ chế tách bạch nhiệm vụ phát triển kinh tế, nhiệm vụ chính trị và an sinh xã hội của một số doanh nghiệp nhà nước.
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước chủ trì xây dựng Phương án cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Về phát triển lực lượng doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, thúc đẩy chuyển đổi số, liên doanh, liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025.
Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thực hiện hiệu quả, triển khai đồng bộ Đề án chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hoàn thiện và tổ chức thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Đối với đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã trình Chính phủ, Quốc hội ban hành. Thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường liên kết, giải phóng nguồn lực, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Ngoài ra, Nghị quyết cũng nêu rõ nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn và phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn; cơ cấu lại các ngành theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh, bền vững và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế.
Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được giao chỉ đạo đưa ngay những nhiệm vụ phù hợp của Nghị quyết số 31/2021/QH15 của Quốc hội khóa XV và Nghị quyết này của Chính phủ vào nội dung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2022 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2025; xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết này của Chính phủ; đồng thời chỉ đạo triển khai ngay các giải pháp, nhiệm vụ theo chức năng thẩm quyền, phù hợp với điều kiện thực tế ở từng ngành, lĩnh vực và địa phương.
1253 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025.
Nghị quyết đặt mục tiêu hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.
Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể là: Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%/năm, trong đó tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5 - 7%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm và 05 thành phố trực thuộc trung ương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động trung bình cả nước.
Đến năm 2025, thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước trong nhóm ASEAN-4, đặc biệt đối với các chỉ số về thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 bình quân 3,7% GDP. Giảm tối thiểu 10% tổng số đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính.
Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 20% GDP.
Tỷ trọng chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt không dưới 1% GDP; số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm giai đoạn 2021 - 2025.
Phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có khoảng 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%; tối thiểu có 05 đến 10 sản phẩm quốc gia xây dựng được thương hiệu quốc tế.
Phấn đấu đến hết năm 2025 có khoảng 35.000 hợp tác xã, trong đó có trên 3.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản, khoảng 50% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị.
Tập trung cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng
Để đạt được các mục tiêu đặt ra, Nghị quyết cũng nêu rõ những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Theo đó, nhiệm vụ thứ nhất là tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập.
Về cơ cấu lại đầu tư công: Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công; cải thiện các yếu tố để tăng cường năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế, nhất là phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công. Hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý đầu tư công phù hợp thông lệ quốc tế, đảm bảo đạt chất lượng tương đương trung bình các nước ASEAN 4, trong đó ưu tiên đổi mới cách thức lập và thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư công.
Nghiên cứu xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả; giải quyết những vướng mắc trong quy trình quản lý đầu tư.
Về cơ cấu lại ngân sách nhà nước: Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng Đề án Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước để đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và chủ động của ngân sách địa phương trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Rà soát tình hình thực hiện và xây dựng đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét. Nghiên cứu xây dựng các chính sách tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng bền vững, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, hỗ trợ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện nghiêm nguyên tắc chỉ vay nợ cho chi đầu tư phát triển.
Đối với cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng phù hợp với nguyên tắc thị trường, bảo đảm an toàn, lành mạnh và ổn định của hệ thống; tăng cường tính minh bạch, cạnh tranh, phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển mới. Hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2022 và tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025.
Phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực
Nhiệm vụ, giải pháp quan trọng thứ hai được nêu tại Nghị quyết là phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực.
Về phát triển thị trường tài chính, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng các giải pháp nhằm đa dạng các định chế tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ bảo lãnh tín dụng, tổ chức tài chính vi mô, tổ chức tư vấn tài chính, dịch vụ kế toán, kiểm toán, xếp hạng tín nhiệm… Nghiên cứu xây dựng chính sách, pháp luật khuyến khích đầu tư mạo hiểm. Xây dựng Chiến lược tài chính đến năm 2030 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2022.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan nghiên cứu báo cáo khả năng xây dựng Luật Đầu tư mạo hiểm trình Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2022 - 2023.
Đối với phát triển thị trường quyền sử dụng đất: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2013 báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội ban hành vào năm 2022. Đẩy nhanh ứng dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ số trong việc thu thập và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai, cập nhật và liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Xây dựng Đề án tổng thể xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đồng thời xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm tăng cường mở rộng dịch vụ công trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quản lý chặt chẽ quỹ đất công, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư.
Để phát triển thị trường lao động, Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu hoàn thiện khung pháp luật về phát triển thị trường lao động, nghiên cứu xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm trình Chính phủ và Quốc hội xem xét theo hướng phù hợp với các hình thái việc làm mới, quan hệ lao động mới trong kỷ nguyên kỹ thuật số, kinh tế số, kinh tế chia sẻ.
Phát triển lực lượng doanh nghiệp, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
Theo Nghị quyết, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng thứ ba là: Phát triển lực lượng doanh nghiệp; thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Cụ thể, về cơ cấu lại và phát triển doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án tiếp tục cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tập trung giữ những lĩnh vực then chốt, thiết yếu. Hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nước theo hướng quy định rõ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, áp dụng các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế tốt trong quản trị, áp dụng triệt để nguyên tắc thị trường trong chính sách tiền lương. Xây dựng cơ chế tách bạch nhiệm vụ phát triển kinh tế, nhiệm vụ chính trị và an sinh xã hội của một số doanh nghiệp nhà nước.
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước chủ trì xây dựng Phương án cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Về phát triển lực lượng doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, thúc đẩy chuyển đổi số, liên doanh, liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025.
Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thực hiện hiệu quả, triển khai đồng bộ Đề án chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hoàn thiện và tổ chức thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Đối với đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã trình Chính phủ, Quốc hội ban hành. Thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường liên kết, giải phóng nguồn lực, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Ngoài ra, Nghị quyết cũng nêu rõ nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn và phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn; cơ cấu lại các ngành theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh, bền vững và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế.
Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được giao chỉ đạo đưa ngay những nhiệm vụ phù hợp của Nghị quyết số 31/2021/QH15 của Quốc hội khóa XV và Nghị quyết này của Chính phủ vào nội dung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2022 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2025; xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết này của Chính phủ; đồng thời chỉ đạo triển khai ngay các giải pháp, nhiệm vụ theo chức năng thẩm quyền, phù hợp với điều kiện thực tế ở từng ngành, lĩnh vực và địa phương.
Các bài khác
- Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là tất yếu khách quan, có ý nghĩa chiến lược (12/04/2022)
- Sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, không dàn trải (12/04/2022)
- Phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số (11/04/2022)
- Quy định mới về thành lập, chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (10/04/2022)
- Công điện của Thủ tướng: Xử lý nghiêm vi phạm phát hành trái phiếu và đấu giá đất (08/04/2022)
- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 (06/04/2022)
- Thủ tướng đôn đốc triển khai nhiệm vụ cấp bách phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (04/04/2022)
- Yên Bái phân cấp giải quyết sự cố công trình xây dựng cấp II, cấp III trên địa bàn tỉnh (03/04/2022)
- Yên Bái phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch sinh thái hồ Đầm Hậu, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên (02/04/2022)
- Ưu tiên hỗ trợ vốn cho các xã, huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới (30/03/2022)
Xem thêm »