CTTĐT - Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn chú trọng nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phát triển, thu hút, trọng dụng nhân tài, nhất là chất lượng nguồn nhân lực y tế. Nhờ thế, đến nay ngành Y tế tỉnh nhà đang được hưởng những "trái ngọt" từ chính sách thu hút, phát triển nhân lực ngành y tế.
Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.
Nhận thức rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực y tế, ngành Y tế Yên Bái đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách thu hút nhân lực y tế có trình độ cao về công tác tại tỉnh, khắc phục kịp thời tình trạng thiếu bác sĩ tại y tế cơ sở, đặc biệt là tuyến huyện, tuyến xã. Năm 2022, ngành Y tế đã tuyển dụng được 29 bác sĩ, dược sỹ và 170 viên chức vào làm việc tạo các đơn vị y tế sự nghiệp công lập. Bên cạnh đó, ngành cũng rất chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ y, bác sỹ; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế “vừa hồng vừa chuyên”, hết lòng phục vụ người bệnh, phục vụ nhân dân. Trong năm, ngành y tế đã cử 943 lượt cán bộ đi đào tạo theo các loại hình. Thực hiện luân phiên cán bộ y tế của Trung tâm Y tế tuyến huyện về trạm y tế xã đảm bảo 88% số xã có bác sỹ làm việc.
Để thu hút, tạo động lực cho lực lượng y tế có trình độ cao về công tác, tỉnh Yên Bái hỗ trợ từ 100 - 550 triệu đồng đối với bác sỹ, dược sỹ, được ưu tiên xét tuyển vào làm việc tại các cơ sở tuyến tỉnh; nếu về làm việc tại 2 huyện đặc biệt khó khăn là Trạm Tấu và Mù Cang Chải sẽ được hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/tháng. Ngoài ra còn được hỗ trợ kinh phí từ nguồn thu của đơn vị thông qua quy chế chi tiêu nội bộ.
Với sự quan tâm đặc biệt của các cấp, ngành, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế, chất lượng đội ngũ cán bộ ngành y ở các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã có những tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là nguồn nhân lực y tế có trình độ cao ở các lĩnh vực chuyên sâu. Toàn ngành Y tế tỉnh có: 2.946 cán bộ; trong đó bác sỹ: 876 người đạt tỷ lệ 10,8 bác sỹ/vạn dân (công lập: 813; ngoài công lập: 63); dược sỹ đại học và trên đại học: 113 người đạt tỷ lệ 1,34 dược sỹ đại học/vạn dân; tổng số xã có bác sỹ làm việc là 152 xã (87,9%). Tổng số nhân viên y tế thôn bản là 1.136 người, đạt 100% thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động. Cán bộ y tế có trình độ cao, hiện có 01 tiến sỹ, 34 thạc sỹ, 24 bác sỹ chuyên II, 256 bác sỹ chuyên khoa I; 289 dược sỹ (trong đó: 01 chuyên khoa II, 03 thạc sỹ, 23 chuyên khoa I, 86 đại học).
Cùng với việc nâng cao chất lượng nhân lực y tế, trong những năm qua, ngành y tế tỉnh Yên Bái cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cũng được tỉnh Yên Bái quan tâm, đầu tư. Vì thế, cơ sở vật chất, trang thiết bị tiếp tục được đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân. Trong năm, 44 công trình trạm y tế và công trình Trung tâm Y tế huyện Văn Yên đã được đầu tư từ Dự án “Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở - Dự án thành phần tỉnh Yên Bái” đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.
Ngành y tế Yên Bái cũng đã đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng hiện đại, chất lượng, hiệu quả. Đến nay, có 14/15 cơ sở khám, chữa bệnh kết nối phần mềm Tele-health là hệ thống tư vấn sức khỏe, khám chữa bệnh từ xa toàn quốc, bước đầu hoàn thành đề xuất đầu tư triển khai Bệnh án điện từ (EMR) tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, Bệnh viện Sản - Nhi, Trung tâm Y tế huyện Văn Yên và Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái. Bệnh viện đa khoa tỉnh được Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế công nhận Bệnh viện không sử dụng giấy tờ. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. Thực hiện chuẩn hóa bộ thủ tục hành chính của ngành Y tế tạo thuận lợi cho người dân tra cứu, lập hồ sơ yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính.
Nhờ quan tâm chú trọng phát triển nguồn nhân lực nên các bệnh viện, trung tâm y tế hàng năm đều triển khai nhiều kỹ thuật mới, các dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu, trong đó, có nhiều kỹ thuật vượt tuyến, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
2585 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn chú trọng nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phát triển, thu hút, trọng dụng nhân tài, nhất là chất lượng nguồn nhân lực y tế. Nhờ thế, đến nay ngành Y tế tỉnh nhà đang được hưởng những "trái ngọt" từ chính sách thu hút, phát triển nhân lực ngành y tế. Nhận thức rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực y tế, ngành Y tế Yên Bái đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách thu hút nhân lực y tế có trình độ cao về công tác tại tỉnh, khắc phục kịp thời tình trạng thiếu bác sĩ tại y tế cơ sở, đặc biệt là tuyến huyện, tuyến xã. Năm 2022, ngành Y tế đã tuyển dụng được 29 bác sĩ, dược sỹ và 170 viên chức vào làm việc tạo các đơn vị y tế sự nghiệp công lập. Bên cạnh đó, ngành cũng rất chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ y, bác sỹ; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế “vừa hồng vừa chuyên”, hết lòng phục vụ người bệnh, phục vụ nhân dân. Trong năm, ngành y tế đã cử 943 lượt cán bộ đi đào tạo theo các loại hình. Thực hiện luân phiên cán bộ y tế của Trung tâm Y tế tuyến huyện về trạm y tế xã đảm bảo 88% số xã có bác sỹ làm việc.
Để thu hút, tạo động lực cho lực lượng y tế có trình độ cao về công tác, tỉnh Yên Bái hỗ trợ từ 100 - 550 triệu đồng đối với bác sỹ, dược sỹ, được ưu tiên xét tuyển vào làm việc tại các cơ sở tuyến tỉnh; nếu về làm việc tại 2 huyện đặc biệt khó khăn là Trạm Tấu và Mù Cang Chải sẽ được hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/tháng. Ngoài ra còn được hỗ trợ kinh phí từ nguồn thu của đơn vị thông qua quy chế chi tiêu nội bộ.
Với sự quan tâm đặc biệt của các cấp, ngành, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế, chất lượng đội ngũ cán bộ ngành y ở các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã có những tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là nguồn nhân lực y tế có trình độ cao ở các lĩnh vực chuyên sâu. Toàn ngành Y tế tỉnh có: 2.946 cán bộ; trong đó bác sỹ: 876 người đạt tỷ lệ 10,8 bác sỹ/vạn dân (công lập: 813; ngoài công lập: 63); dược sỹ đại học và trên đại học: 113 người đạt tỷ lệ 1,34 dược sỹ đại học/vạn dân; tổng số xã có bác sỹ làm việc là 152 xã (87,9%). Tổng số nhân viên y tế thôn bản là 1.136 người, đạt 100% thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động. Cán bộ y tế có trình độ cao, hiện có 01 tiến sỹ, 34 thạc sỹ, 24 bác sỹ chuyên II, 256 bác sỹ chuyên khoa I; 289 dược sỹ (trong đó: 01 chuyên khoa II, 03 thạc sỹ, 23 chuyên khoa I, 86 đại học).
Cùng với việc nâng cao chất lượng nhân lực y tế, trong những năm qua, ngành y tế tỉnh Yên Bái cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cũng được tỉnh Yên Bái quan tâm, đầu tư. Vì thế, cơ sở vật chất, trang thiết bị tiếp tục được đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân. Trong năm, 44 công trình trạm y tế và công trình Trung tâm Y tế huyện Văn Yên đã được đầu tư từ Dự án “Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở - Dự án thành phần tỉnh Yên Bái” đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.
Ngành y tế Yên Bái cũng đã đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng hiện đại, chất lượng, hiệu quả. Đến nay, có 14/15 cơ sở khám, chữa bệnh kết nối phần mềm Tele-health là hệ thống tư vấn sức khỏe, khám chữa bệnh từ xa toàn quốc, bước đầu hoàn thành đề xuất đầu tư triển khai Bệnh án điện từ (EMR) tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, Bệnh viện Sản - Nhi, Trung tâm Y tế huyện Văn Yên và Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái. Bệnh viện đa khoa tỉnh được Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế công nhận Bệnh viện không sử dụng giấy tờ. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. Thực hiện chuẩn hóa bộ thủ tục hành chính của ngành Y tế tạo thuận lợi cho người dân tra cứu, lập hồ sơ yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính.
Nhờ quan tâm chú trọng phát triển nguồn nhân lực nên các bệnh viện, trung tâm y tế hàng năm đều triển khai nhiều kỹ thuật mới, các dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu, trong đó, có nhiều kỹ thuật vượt tuyến, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh.