Di tích Đình Hòa Quân thuộc thôn Hòa Quân, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Đình nằm ở tọa độ 104035’ Kinh độ đông, 21039’ kinh độ Bắc.
Đình Hòa Quân từ tháng 8/1945 là trụ sở của ủy ban cách mạng lâm thời xã Hòa Quân. Cũng tại đình này, ngày 4/7/1945 chính quyền UBND cách mạng lâm thời xã Hòa Quân được thành lập gồm:
1, Ông Nguyễn Văn Bổng, chủ tịch
2, Ông Nguyễn Văn Hưởng, phụ trách thanh niên
3, Ông Nguyễn Văn Trụ, Phó ban tự vệ
4, Bà Nguyễn Thị Nhạn, Trưởng ban phụ nữ
Ngày 18/8/1947 đồng chí Hoàng Thúc Thuyên (tức Hoàng Ngọc) một cán bộ cốt cán của Đảng phụ trách quản lý quân khu V, được cử về làm bí thư chi bộ xã Hòa Quân. Chính tại ngôi đình Hòa Quân đồng chí đã tổ chức lễ kết nạp Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Côn (Hòa Quân) và đồng chí Nguyễn Văn Ái (Đức Quân).
Di tích đình Hòa Quân được xếp vào loại hình di tích lịch sử cách mạng. Khu di tích Đình và chùa Hòa Quân tọa lạc tại khu đồi nhỏ giữa hai thôn Hòa Quân và Gò Bông xã Minh Quân, huyện Trấn Yên. Cấu thành di tích bao gồm:
1. Đình Thượng.
Đình Thượng nằm quay mặt ra hướng Đông Nam, kết cấu theo kiểu chữ nhất với một gian đại bái và một gian Hậu Cung, mái lợp ngói, tường xây gạch. Trên mặt bằng tổng thể các phần kiến trúc được bố trí như sau:
Mặt trước trên cửa chính được đắp 4 chữ nổi bằng chữ Hán:
“Trạc Quyết Linh”
Hai bên cửa đình là 4 câu đối được đắp nổi (tạm dịch) là:
“Thần tích tự Hùng vương quý thế kỹ kim nhị thiên dự tải”
“Linh từ dĩ Bảo Đại giáp tuất tái… vạn kim niên”
“Bách niên lễ nhạc tư công địa”
“Vạn đại… xuất… môn…”
Hậu Cung có 2 câu đối (tạm dịch)
“Lịch triều gia tặng trung hưng thánh”
“Vạn cổ anh linh thượng đẳng thần”
Tại đây có Khám thờ nhỏ trong có đặt 1 cỗ ngai sơn thiếp vàng thờ 4 vị thần: Cao Sơn đại vương, Hạ Sơn đại vương. Quang Minh đại vương.
2. Đình Trung
Đình Trung là nơi diễn ra cuộc họp cán bộ tỉnh ủy tháng 7/1948, theo lời kể của các cụ trong làng trước đây đình là ngôi nhà sàn gỗ mít 5 gian 2 trái, nằm quay mặt theo hướng Đông Nam, dựng theo kiểu chồng bốn kẻ nghé, quanh lịa ván, lợp bằng lá cọ. Đây là kiến trúc cổ truyền mang đậm nét đặc trưng của kiến trúc bản địa
Các vị thánh thần được thờ tự: Chuyên Cẩn đại vương, Khoan Hòa đại vương, Lệnh Nghi đại vương, Đức đại vương, Hồng Nghị đại vương, Thập phúc đại vương.
3. Miếu
Các vị thánh được thờ là: Đầu vị Bộ Sơn quân Hắc Hổ đại vương, Vương Mẫu Mỹ Hoa công chúa
4. Chùa Hòa Quân
Có tên là Diện Hựu tự, chùa có kết cấu hình chữ Đinh gồm 2 gian tiền tế và 1 gian hậu cung. Các vị thánh thần được thờ là: Tam Thế, Đức Chùa Hiền, Đức chúa ông, Thích ca sơ sinh.
Phong tục lễ hội: Xuân thu nhị kỳ Đình Hòa Quân đều tổ chức lễ hội
- Các kỳ cầu chính (tính theo âm lịch):
+7/1 Cầu Đình (cúng đồ chay)
+10/3
Ngày 7/1 âm lịch dân làng tổ chức rước kiệu và hòm sắc từ nhà chứa lên đình trung Hòa Quân.
Thời gian tổ chức từ 8h sáng tới buổi tối cùng ngày. Thành phần đoàn rước gồm trai tân, gái chỉ, đội cờ, đội kiệu, đội trống kèn, nhân dân thôn bản và du khách thập phương.
Khác với các di tích khác, đình Hòa Quân nằm trong một tổ hợp kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng thống nhất gồm Đình, Chùa, Miếu. Di tích đình Hòa Quân có một vị trí quan trọng trong hệ thống các di tích văn hóa tâm linh ở bờ tả ngạn sông Hồng.
Di tích đình Hòa Quân được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh theo quyết định số 15/QĐ – UBND ngày 7/1/2009.
3470 lượt xem
Di tích Đình Hòa Quân thuộc thôn Hòa Quân, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Đình nằm ở tọa độ 104035’ Kinh độ đông, 21039’ kinh độ Bắc.
Đình Hòa Quân từ tháng 8/1945 là trụ sở của ủy ban cách mạng lâm thời xã Hòa Quân. Cũng tại đình này, ngày 4/7/1945 chính quyền UBND cách mạng lâm thời xã Hòa Quân được thành lập gồm:
1, Ông Nguyễn Văn Bổng, chủ tịch
2, Ông Nguyễn Văn Hưởng, phụ trách thanh niên
3, Ông Nguyễn Văn Trụ, Phó ban tự vệ
4, Bà Nguyễn Thị Nhạn, Trưởng ban phụ nữ
Ngày 18/8/1947 đồng chí Hoàng Thúc Thuyên (tức Hoàng Ngọc) một cán bộ cốt cán của Đảng phụ trách quản lý quân khu V, được cử về làm bí thư chi bộ xã Hòa Quân. Chính tại ngôi đình Hòa Quân đồng chí đã tổ chức lễ kết nạp Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Côn (Hòa Quân) và đồng chí Nguyễn Văn Ái (Đức Quân).
Di tích đình Hòa Quân được xếp vào loại hình di tích lịch sử cách mạng. Khu di tích Đình và chùa Hòa Quân tọa lạc tại khu đồi nhỏ giữa hai thôn Hòa Quân và Gò Bông xã Minh Quân, huyện Trấn Yên. Cấu thành di tích bao gồm:
1. Đình Thượng.
Đình Thượng nằm quay mặt ra hướng Đông Nam, kết cấu theo kiểu chữ nhất với một gian đại bái và một gian Hậu Cung, mái lợp ngói, tường xây gạch. Trên mặt bằng tổng thể các phần kiến trúc được bố trí như sau:
Mặt trước trên cửa chính được đắp 4 chữ nổi bằng chữ Hán:
“Trạc Quyết Linh”
Hai bên cửa đình là 4 câu đối được đắp nổi (tạm dịch) là:
“Thần tích tự Hùng vương quý thế kỹ kim nhị thiên dự tải”
“Linh từ dĩ Bảo Đại giáp tuất tái… vạn kim niên”
“Bách niên lễ nhạc tư công địa”
“Vạn đại… xuất… môn…”
Hậu Cung có 2 câu đối (tạm dịch)
“Lịch triều gia tặng trung hưng thánh”
“Vạn cổ anh linh thượng đẳng thần”
Tại đây có Khám thờ nhỏ trong có đặt 1 cỗ ngai sơn thiếp vàng thờ 4 vị thần: Cao Sơn đại vương, Hạ Sơn đại vương. Quang Minh đại vương.
2. Đình Trung
Đình Trung là nơi diễn ra cuộc họp cán bộ tỉnh ủy tháng 7/1948, theo lời kể của các cụ trong làng trước đây đình là ngôi nhà sàn gỗ mít 5 gian 2 trái, nằm quay mặt theo hướng Đông Nam, dựng theo kiểu chồng bốn kẻ nghé, quanh lịa ván, lợp bằng lá cọ. Đây là kiến trúc cổ truyền mang đậm nét đặc trưng của kiến trúc bản địa
Các vị thánh thần được thờ tự: Chuyên Cẩn đại vương, Khoan Hòa đại vương, Lệnh Nghi đại vương, Đức đại vương, Hồng Nghị đại vương, Thập phúc đại vương.
3. Miếu
Các vị thánh được thờ là: Đầu vị Bộ Sơn quân Hắc Hổ đại vương, Vương Mẫu Mỹ Hoa công chúa
4. Chùa Hòa Quân
Có tên là Diện Hựu tự, chùa có kết cấu hình chữ Đinh gồm 2 gian tiền tế và 1 gian hậu cung. Các vị thánh thần được thờ là: Tam Thế, Đức Chùa Hiền, Đức chúa ông, Thích ca sơ sinh.
Phong tục lễ hội: Xuân thu nhị kỳ Đình Hòa Quân đều tổ chức lễ hội
- Các kỳ cầu chính (tính theo âm lịch):
+7/1 Cầu Đình (cúng đồ chay)
+10/3
Ngày 7/1 âm lịch dân làng tổ chức rước kiệu và hòm sắc từ nhà chứa lên đình trung Hòa Quân.
Thời gian tổ chức từ 8h sáng tới buổi tối cùng ngày. Thành phần đoàn rước gồm trai tân, gái chỉ, đội cờ, đội kiệu, đội trống kèn, nhân dân thôn bản và du khách thập phương.
Khác với các di tích khác, đình Hòa Quân nằm trong một tổ hợp kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng thống nhất gồm Đình, Chùa, Miếu. Di tích đình Hòa Quân có một vị trí quan trọng trong hệ thống các di tích văn hóa tâm linh ở bờ tả ngạn sông Hồng.
Di tích đình Hòa Quân được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh theo quyết định số 15/QĐ – UBND ngày 7/1/2009.