Tỉnh Yên Bái sẽ ưu tiên chuyển công tác giáo viên nữ có thành tích xuất sắc ở địa phương đặc biệt khó khăn về các huyện vùng thấp và thành phố Yên Bái.
Giáo viên vùng cao huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái
Tỉnh Yên Bái là tỉnh đầu tiên của cả nước có chính sách đặc thù với giáo viên vùng đặc biệt khó khăn ở các huyện, các xã vùng đặc biệt khó khăn như huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu… có thành tích xuất sắc được chuyển công tác về thành phố và các huyện vùng thấp. Đặc biệt, tỉnh Yên Bái luôn tạo điều kiện thuận lợi và ưu tiên hàng đầu cho các nữ giáo viên được chuyển công tác trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái - Vũ Thị Hiền Hạnh phát biểu tại Hội nghị gặp mặt và đối thoại với phụ nữ tỉnh Yên Bái nhân dịp kỷ niệm 113 Ngày Quốc tế phụ nữ (ngày 7/3/2023) cho hay: "Nhận thức được tầm quan trọng, vị trí, vai trò đặc biệt của giáo dục đào tạo đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái và của đất nước, nhiều nhiệm kỳ qua, tỉnh Yên Bái đã ban hành các nghị quyết, đề án, chính ách nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; quan tâm toàn diện đến đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý ngành giáo dục và các em học sinh; đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển giáo dục vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.
Những năm gần đây, ngành giáo dục và đào tạo đã có những bước chuyển mình tích cực. Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo được nâng lên. Kết quả xếp hạng chất lượng giáo dục đào tạo của Yên Bái liên tục được nâng lên qua các năm. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được sắp xếp hợp lý, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học.
Qua đó, giáo dục đào tạo đã có được những kết quả đáng khích lệ, đó là sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền các cấp và toàn ngành giáo dục và đào tạo. Trong đó, phải kể đến những đóng góp quan trọng của đội ngũ giáo viên đã và đang công tác ở địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Yên Bái như Mù Cang Chải, Trạm Tấu...
Nhiều thế hệ thầy giáo, cô giáo sinh ra, lớn lên ở miền xuôi, các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã xung phong lên vùng cao công tác.”
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái – Vũ Thị Hiền Hạnh, "Hiện nay, toàn tỉnh có gần 6.000 cán bộ quản lý, giáo viên đang công tác tại vùng dân tộc thiểu số, miền núi, chiếm 45,7% số giáo viên trong toàn ngành giáo dục, trong đó tỷ lệ giáo viên nữ chiếm đa số; rất nhiều thầy, cô giáo đều gắn bó với vùng cao từ 10 năm trở lên.
Rất nhiều người đã tình nguyện cống hiến và dành trọn những năm tháng tươi đẹp nhất của tuổi thanh xuân để đến với giáo dục vùng cao; vượt qua muôn vàn khó khăn, thiếu thốn về vật chất, tinh thần, xa gia đình, trở ngại của bất đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, trọn đời gắn bó, bám lớp, bám trường; nhiều người đã xây dựng gia đình trên quê hương thứ hai ở các xã, huyện miền núi vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái”.
Với sự quan tâm đặc biệt dành cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung, đội ngũ giáo viên nói riêng, Yên Bái là tỉnh đầu tiên của cả nước có chính sách đặc thù với giáo viên có nhiều năm công tác, cống hiến ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.
Hai năm 2021 và 2022, tỉnh Yên Bái đã giải quyết cho 91 trường hợp giáo viên vùng cao, vùng điều kiện điều kiện kinh tế xã hội khó khăn được chuyển công tác về thành phố Yên Bái và vùng thấp theo nguyện vọng cá nhân (trong tổng số 91 giáo viên này thì có 67 giáo viên là nữ, đạt tỷ lệ 73,6%, cao hơn 8% so với tỷ lệ giáo viên nữ đang công tác ở vùng khó khăn).
Việc làm này thể hiện sự quan tâm, ghi nhận và tính nhân văn sâu sắc trong các chính sách đối với công chức, viên chức nói chung, với đội ngũ cán bộ giáo viên nói riêng của tỉnh Yên Bái và sẽ tiếp tục được thực hiện trong những năm tiếp theo”.
Bà Vũ Thị Hiền Hạnh khẳng định, "Để được giải quyết nguyện vọng được chuyển từ vùng cao về vùng thấp, giáo viên cần đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Kế hoạch số 194 ngày 16/9/2022 của UBND tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các nữ giáo viên, nếu cùng đảm bảo và đáp ứng các điều kiện như nhau thì giáo viên nữ sẽ được xem xét ưu tiên giải quyết nguyện vọng trước so với giáo viên nam”.
(Theo Kinh tế môi trường)
2537 lượt xem
Tỉnh Yên Bái sẽ ưu tiên chuyển công tác giáo viên nữ có thành tích xuất sắc ở địa phương đặc biệt khó khăn về các huyện vùng thấp và thành phố Yên Bái.
Tỉnh Yên Bái là tỉnh đầu tiên của cả nước có chính sách đặc thù với giáo viên vùng đặc biệt khó khăn ở các huyện, các xã vùng đặc biệt khó khăn như huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu… có thành tích xuất sắc được chuyển công tác về thành phố và các huyện vùng thấp. Đặc biệt, tỉnh Yên Bái luôn tạo điều kiện thuận lợi và ưu tiên hàng đầu cho các nữ giáo viên được chuyển công tác trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái - Vũ Thị Hiền Hạnh phát biểu tại Hội nghị gặp mặt và đối thoại với phụ nữ tỉnh Yên Bái nhân dịp kỷ niệm 113 Ngày Quốc tế phụ nữ (ngày 7/3/2023) cho hay: "Nhận thức được tầm quan trọng, vị trí, vai trò đặc biệt của giáo dục đào tạo đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái và của đất nước, nhiều nhiệm kỳ qua, tỉnh Yên Bái đã ban hành các nghị quyết, đề án, chính ách nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; quan tâm toàn diện đến đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý ngành giáo dục và các em học sinh; đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển giáo dục vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.
Những năm gần đây, ngành giáo dục và đào tạo đã có những bước chuyển mình tích cực. Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo được nâng lên. Kết quả xếp hạng chất lượng giáo dục đào tạo của Yên Bái liên tục được nâng lên qua các năm. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được sắp xếp hợp lý, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học.
Qua đó, giáo dục đào tạo đã có được những kết quả đáng khích lệ, đó là sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền các cấp và toàn ngành giáo dục và đào tạo. Trong đó, phải kể đến những đóng góp quan trọng của đội ngũ giáo viên đã và đang công tác ở địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Yên Bái như Mù Cang Chải, Trạm Tấu...
Nhiều thế hệ thầy giáo, cô giáo sinh ra, lớn lên ở miền xuôi, các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã xung phong lên vùng cao công tác.”
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái – Vũ Thị Hiền Hạnh, "Hiện nay, toàn tỉnh có gần 6.000 cán bộ quản lý, giáo viên đang công tác tại vùng dân tộc thiểu số, miền núi, chiếm 45,7% số giáo viên trong toàn ngành giáo dục, trong đó tỷ lệ giáo viên nữ chiếm đa số; rất nhiều thầy, cô giáo đều gắn bó với vùng cao từ 10 năm trở lên.
Rất nhiều người đã tình nguyện cống hiến và dành trọn những năm tháng tươi đẹp nhất của tuổi thanh xuân để đến với giáo dục vùng cao; vượt qua muôn vàn khó khăn, thiếu thốn về vật chất, tinh thần, xa gia đình, trở ngại của bất đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, trọn đời gắn bó, bám lớp, bám trường; nhiều người đã xây dựng gia đình trên quê hương thứ hai ở các xã, huyện miền núi vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái”.
Với sự quan tâm đặc biệt dành cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung, đội ngũ giáo viên nói riêng, Yên Bái là tỉnh đầu tiên của cả nước có chính sách đặc thù với giáo viên có nhiều năm công tác, cống hiến ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.
Hai năm 2021 và 2022, tỉnh Yên Bái đã giải quyết cho 91 trường hợp giáo viên vùng cao, vùng điều kiện điều kiện kinh tế xã hội khó khăn được chuyển công tác về thành phố Yên Bái và vùng thấp theo nguyện vọng cá nhân (trong tổng số 91 giáo viên này thì có 67 giáo viên là nữ, đạt tỷ lệ 73,6%, cao hơn 8% so với tỷ lệ giáo viên nữ đang công tác ở vùng khó khăn).
Việc làm này thể hiện sự quan tâm, ghi nhận và tính nhân văn sâu sắc trong các chính sách đối với công chức, viên chức nói chung, với đội ngũ cán bộ giáo viên nói riêng của tỉnh Yên Bái và sẽ tiếp tục được thực hiện trong những năm tiếp theo”.
Bà Vũ Thị Hiền Hạnh khẳng định, "Để được giải quyết nguyện vọng được chuyển từ vùng cao về vùng thấp, giáo viên cần đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Kế hoạch số 194 ngày 16/9/2022 của UBND tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các nữ giáo viên, nếu cùng đảm bảo và đáp ứng các điều kiện như nhau thì giáo viên nữ sẽ được xem xét ưu tiên giải quyết nguyện vọng trước so với giáo viên nam”.
(Theo Kinh tế môi trường)