CTTĐT - Cách đây hơn nửa thế kỷ, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc đang bước vào giai đoạn cam go và ác liệt nhất, ngày 1/3/1965, huyện Văn Yên được thành lập, trên cơ sở sáp nhập 19 xã của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái với 6 xã của huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 55 năm qua, trên chặng đường xây dựng và phát triển, huyện Văn Yên đã có những bước bứt phá vươn lên mạnh mẽ.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng chụp ảnh lưu niệm với thầy và trò trường TH&THCS Viễn Sơn nhân dịp tiếp xúc cử tri tại xã Viễn Sơn.
Nhìn lại chặng đường những ngày đầu huyện mới thành lập, cùng với khó khăn chung của cả nước và tỉnh Yên Bái, Văn Yên vẫn còn là một huyện nghèo, sản xuất nông nghiệp chỉ có 1.500 ha ruộng nước, năng suất lúa 2 vụ chỉ đạt 3,9 tấn/ha; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là sản xuất nông cụ; mạng lưới giao thông đi lại của nhân dân vô cùng khó khăn, chưa có điện lưới quốc gia, hệ thống thông tin lạc hậu. Toàn huyện chỉ có 71.000 con gia súc, gia cầm; 8 xã có cửa hàng mậu dịch quốc doanh, HTX mua bán phục vụ đời sống nhân dân; chỉ có 50% số xã có trường cấp I, huyện có 1 trường cấp II, các lớp học chủ yếu là tranh tre nứa lá, với khoảng hơn 2.000 học sinh phổ thông và 1.600 học sinh vỡ lòng; thu nhập và đời sống nhân dân còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói, nghèo còn rất cao; mạng lưới y tế cơ sở còn nhiều thiếu thốn.
Ngay sau ngày thành lập, trong không khí sục sôi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tất cả cho miền Nam ruột thịt, cùng với quân và dân cả nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Văn Yên vừa trực tiếp chiến đấu để bảo vệ quê hương, vừa thi đua lao động sản xuất, đóng góp sức người sức của cho tuyền tuyến lớn miền nam. Với khẩu hiệu: “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Văn Yên đã đóng góp trên 10 ngàn tấn thóc, hàng trăm tấn thực phẩm, trên 3.000 tấn quế xuất khẩu, tiễn đưa gần 3.800 thanh niên lên đường nhập ngũ, huy động 2 triệu ngày công đào hầm, sửa đường phục vụ chiến đấu, trên 5.000 dân công đi vận chuyển lương thực, vũ khí… Nhiều người con ưu tú của huyện đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Những đóng góp sức người, sức của to lớn của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên đã góp phần cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau chiến tranh, cùng với nhân dân cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Văn Yên bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại quê hương, những cánh đồng, mảnh ruộng, đồi núi năm xưa bị bom đạn cày xới đã dần được thay thế bởi mầu xanh của cây lúa, cây ngô, cây sắn, cây chè, cây quế và các cây rau màu khác. Với quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng bộ và sự chung sức chung lòng của các tầng lớp nhân dân, trải qua 55 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, với tâm huyết của nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo huyện qua các thời kỳ, sự đồng cam, cộng khổ của các tầng lớp nhân dân, và trên tất cả là sự hi sinh cao cả của những người con quê hương Văn Yên trên khắp các mặt trận, các chiến trường, đã làm cho mảnh đất Văn Yên nhanh chóng được hồi sinh, đạt được những thành tựu và gây dựng được cơ đồ như ngày hôm nay.
Đến nay, huyện đã quy hoạch được các vùng sản xuất, vùng phát triển kinh tế rõ nét: Sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện trở thành địa phương có thế mạnh của tỉnh. Nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao; Phát triển được các sản phẩm đặc sản hữu cơ và bước đầu xây dựng, triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP. Quế Văn Yên với trên 40.000 ha đã được xác nhận chỉ dẫn địa lý, là vựa quế lớn nhất cả nước, trung bình mỗi năm tổng giá trị mang lại từ các sản phẩm quế khoảng 700 tỷ đồng. Các cụm công nghiệp của huyện được hình thành, bước đầu thu hút được các doanh nghiệp vào khai thác, đặc biệt là lợi thế từ việc quy hoạch và sự phát triển hệ thống giao thông, mà trọng tâm là trục đường cao tốc, đã và đang đưa huyện Văn Yên trở thành trung tâm kết nối của các huyện thị trong và ngoài tỉnh. Các thành phần kinh tế có bước phát triển khá, toàn huyện hiện có 183 doanh nghiệp, 66 HTX, 321 tổ hợp tác và 3.244 hộ kinh doanh cá thể; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 38,5 triệu đồng/người/năm; tổng thu cân đối ngân sách trên địa bàn đạt 181,3 tỷ đồng. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã đem lại diện mạo mới cho sự đổi thay nhanh hơn, đẹp hơn của các bản làng, thôn xóm khi hệ thống đường giao thông liên xã, liên xóm được bê tông hóa, đến nay toàn huyện có 9/25 xã đạt chuẩn NTM.
Các đồng chí lãnh đạo huyện Văn Yên thăm các gian hàng trưng bày sản phẩm Quế tại lễ hội Quế lần thứ 3
Nền kinh tế phát triển đã thực sự là động lực, là đòn bẩy cho các hoạt động văn hóa, xã hội đạt kết quả ngày càng cao hơn. Giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, quy mô mạng lưới trường, lớp học tiếp tục được sắp xếp phù hợp, đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi học tập của học sinh ở tất cả các cấp học; chất lượng giáo dục được chú trọng, Văn Yên luôn là điểm sáng về chất lượng giáo dục của tỉnh nhà. Huyện đã triển khai và thực hiện hiệu quả các chương trình Quốc gia về y tế, dân số, bảo vệ chăm sóc sức khỏe trẻ em.Trung tâm Y tế huyện tiếp tục duy trì tiêu chuẩn là bệnh viện hạng 2 và ngày càng được đầu tư trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt các yêu cầu trong công tác khám chữa bệnh, phục vụ nhân dân. Các chương trình an sinh xã hội, người có công, lao động việc làm, xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều kết quả tích cực, đến nay toàn huyện còn 10,63% hộ nghèo. Sự nghiệp văn hóa, thông tin của huyện có sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc được đẩy mạnh, đoàn kết các dân tộc, tôn giáo được phát huy một cách toàn diện, bảo đảm ổn định an ninh chính trị , trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nhân dân yên tâm lao động sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp đề ra.
Kể từ khi được thành lập đến nay, nhiệm vụ them chốt xuyên suốt mà Đảng bộ huyện Văn Yên tập trung thực hiện là nhiệm vụ xây dựng Đảng, Đảng bộ huyện đã quan tâm tới công tác xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, thường xuyên chăm lo củng cố hệ thống chính trị, xây dựng Chính quyền nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Từ kết quả đạt được của việc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đã tạo nên sự chuyển biến rõ nét trong cả trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, nhân dân và lực lượng vũ trang trong huyện, góp phần đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Số lượng, chất lượng đảng viên và tổ chức cơ sở đảng được nâng lên, từ 25 tổ chức cơ sở đảng với 673 đảng viên của ngày đầu mới thành lập, cho đến nay, Đảng bộ huyện Văn Yên đã có trên 7.000 đảng viên với 48 chi đảng bộ cơ sở. Đảng bộ huyện Văn Yên từ khi thành lập đến nay đã trải qua 15 kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội là một sự kiện trọng đại trong đời sống chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc huyện nhà, là mốc son đánh dấu quá trình phát triển và trưởng thành của Đảng bộ huyện cả về tổ chức, bộ máy, nhận thức chính trị đến vai trò lãnh đạo đối với quá trình xây dựng, phát triển của huyện như ngày hôm nay. Ghi nhận những đóng góp của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện nhà trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước đã trao tặng huyện danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 2002, danh hiệu “Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới” vào năm 2005 cho huyện Văn Yên.
Những thành tựu to lớn sau 55 năm xây dựng và phát triển đã khẳng định công sức, trí tuệ và xương máu của lớp lớp các thế hệ người con của quê hương Văn Yên anh hùng đã bền gan, vững chí đi theo con đường cách mạng của Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn. Đó cũng là hành trang lớn nhất, là động lực để Đảng bộ huyện Văn Yên quyết tâm lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong toàn huyện thi đua thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020 và mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV đề ra, xây dựng vùng đất Quế Văn Yên vững bước trên con đường đổi mới./.
1479 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Cách đây hơn nửa thế kỷ, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc đang bước vào giai đoạn cam go và ác liệt nhất, ngày 1/3/1965, huyện Văn Yên được thành lập, trên cơ sở sáp nhập 19 xã của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái với 6 xã của huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 55 năm qua, trên chặng đường xây dựng và phát triển, huyện Văn Yên đã có những bước bứt phá vươn lên mạnh mẽ.Nhìn lại chặng đường những ngày đầu huyện mới thành lập, cùng với khó khăn chung của cả nước và tỉnh Yên Bái, Văn Yên vẫn còn là một huyện nghèo, sản xuất nông nghiệp chỉ có 1.500 ha ruộng nước, năng suất lúa 2 vụ chỉ đạt 3,9 tấn/ha; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là sản xuất nông cụ; mạng lưới giao thông đi lại của nhân dân vô cùng khó khăn, chưa có điện lưới quốc gia, hệ thống thông tin lạc hậu. Toàn huyện chỉ có 71.000 con gia súc, gia cầm; 8 xã có cửa hàng mậu dịch quốc doanh, HTX mua bán phục vụ đời sống nhân dân; chỉ có 50% số xã có trường cấp I, huyện có 1 trường cấp II, các lớp học chủ yếu là tranh tre nứa lá, với khoảng hơn 2.000 học sinh phổ thông và 1.600 học sinh vỡ lòng; thu nhập và đời sống nhân dân còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói, nghèo còn rất cao; mạng lưới y tế cơ sở còn nhiều thiếu thốn.
Ngay sau ngày thành lập, trong không khí sục sôi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tất cả cho miền Nam ruột thịt, cùng với quân và dân cả nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Văn Yên vừa trực tiếp chiến đấu để bảo vệ quê hương, vừa thi đua lao động sản xuất, đóng góp sức người sức của cho tuyền tuyến lớn miền nam. Với khẩu hiệu: “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Văn Yên đã đóng góp trên 10 ngàn tấn thóc, hàng trăm tấn thực phẩm, trên 3.000 tấn quế xuất khẩu, tiễn đưa gần 3.800 thanh niên lên đường nhập ngũ, huy động 2 triệu ngày công đào hầm, sửa đường phục vụ chiến đấu, trên 5.000 dân công đi vận chuyển lương thực, vũ khí… Nhiều người con ưu tú của huyện đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Những đóng góp sức người, sức của to lớn của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên đã góp phần cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau chiến tranh, cùng với nhân dân cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Văn Yên bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại quê hương, những cánh đồng, mảnh ruộng, đồi núi năm xưa bị bom đạn cày xới đã dần được thay thế bởi mầu xanh của cây lúa, cây ngô, cây sắn, cây chè, cây quế và các cây rau màu khác. Với quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng bộ và sự chung sức chung lòng của các tầng lớp nhân dân, trải qua 55 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, với tâm huyết của nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo huyện qua các thời kỳ, sự đồng cam, cộng khổ của các tầng lớp nhân dân, và trên tất cả là sự hi sinh cao cả của những người con quê hương Văn Yên trên khắp các mặt trận, các chiến trường, đã làm cho mảnh đất Văn Yên nhanh chóng được hồi sinh, đạt được những thành tựu và gây dựng được cơ đồ như ngày hôm nay.
Đến nay, huyện đã quy hoạch được các vùng sản xuất, vùng phát triển kinh tế rõ nét: Sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện trở thành địa phương có thế mạnh của tỉnh. Nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao; Phát triển được các sản phẩm đặc sản hữu cơ và bước đầu xây dựng, triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP. Quế Văn Yên với trên 40.000 ha đã được xác nhận chỉ dẫn địa lý, là vựa quế lớn nhất cả nước, trung bình mỗi năm tổng giá trị mang lại từ các sản phẩm quế khoảng 700 tỷ đồng. Các cụm công nghiệp của huyện được hình thành, bước đầu thu hút được các doanh nghiệp vào khai thác, đặc biệt là lợi thế từ việc quy hoạch và sự phát triển hệ thống giao thông, mà trọng tâm là trục đường cao tốc, đã và đang đưa huyện Văn Yên trở thành trung tâm kết nối của các huyện thị trong và ngoài tỉnh. Các thành phần kinh tế có bước phát triển khá, toàn huyện hiện có 183 doanh nghiệp, 66 HTX, 321 tổ hợp tác và 3.244 hộ kinh doanh cá thể; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 38,5 triệu đồng/người/năm; tổng thu cân đối ngân sách trên địa bàn đạt 181,3 tỷ đồng. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã đem lại diện mạo mới cho sự đổi thay nhanh hơn, đẹp hơn của các bản làng, thôn xóm khi hệ thống đường giao thông liên xã, liên xóm được bê tông hóa, đến nay toàn huyện có 9/25 xã đạt chuẩn NTM.
Các đồng chí lãnh đạo huyện Văn Yên thăm các gian hàng trưng bày sản phẩm Quế tại lễ hội Quế lần thứ 3
Nền kinh tế phát triển đã thực sự là động lực, là đòn bẩy cho các hoạt động văn hóa, xã hội đạt kết quả ngày càng cao hơn. Giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, quy mô mạng lưới trường, lớp học tiếp tục được sắp xếp phù hợp, đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi học tập của học sinh ở tất cả các cấp học; chất lượng giáo dục được chú trọng, Văn Yên luôn là điểm sáng về chất lượng giáo dục của tỉnh nhà. Huyện đã triển khai và thực hiện hiệu quả các chương trình Quốc gia về y tế, dân số, bảo vệ chăm sóc sức khỏe trẻ em.Trung tâm Y tế huyện tiếp tục duy trì tiêu chuẩn là bệnh viện hạng 2 và ngày càng được đầu tư trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt các yêu cầu trong công tác khám chữa bệnh, phục vụ nhân dân. Các chương trình an sinh xã hội, người có công, lao động việc làm, xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều kết quả tích cực, đến nay toàn huyện còn 10,63% hộ nghèo. Sự nghiệp văn hóa, thông tin của huyện có sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc được đẩy mạnh, đoàn kết các dân tộc, tôn giáo được phát huy một cách toàn diện, bảo đảm ổn định an ninh chính trị , trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nhân dân yên tâm lao động sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp đề ra.
Kể từ khi được thành lập đến nay, nhiệm vụ them chốt xuyên suốt mà Đảng bộ huyện Văn Yên tập trung thực hiện là nhiệm vụ xây dựng Đảng, Đảng bộ huyện đã quan tâm tới công tác xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, thường xuyên chăm lo củng cố hệ thống chính trị, xây dựng Chính quyền nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Từ kết quả đạt được của việc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đã tạo nên sự chuyển biến rõ nét trong cả trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, nhân dân và lực lượng vũ trang trong huyện, góp phần đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Số lượng, chất lượng đảng viên và tổ chức cơ sở đảng được nâng lên, từ 25 tổ chức cơ sở đảng với 673 đảng viên của ngày đầu mới thành lập, cho đến nay, Đảng bộ huyện Văn Yên đã có trên 7.000 đảng viên với 48 chi đảng bộ cơ sở. Đảng bộ huyện Văn Yên từ khi thành lập đến nay đã trải qua 15 kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội là một sự kiện trọng đại trong đời sống chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc huyện nhà, là mốc son đánh dấu quá trình phát triển và trưởng thành của Đảng bộ huyện cả về tổ chức, bộ máy, nhận thức chính trị đến vai trò lãnh đạo đối với quá trình xây dựng, phát triển của huyện như ngày hôm nay. Ghi nhận những đóng góp của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện nhà trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước đã trao tặng huyện danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 2002, danh hiệu “Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới” vào năm 2005 cho huyện Văn Yên.
Những thành tựu to lớn sau 55 năm xây dựng và phát triển đã khẳng định công sức, trí tuệ và xương máu của lớp lớp các thế hệ người con của quê hương Văn Yên anh hùng đã bền gan, vững chí đi theo con đường cách mạng của Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn. Đó cũng là hành trang lớn nhất, là động lực để Đảng bộ huyện Văn Yên quyết tâm lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong toàn huyện thi đua thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020 và mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV đề ra, xây dựng vùng đất Quế Văn Yên vững bước trên con đường đổi mới./.