CTTĐT - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Ảnh minh họa.
Chỉ thị nêu rõ, trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 22 đợt thiên tai do mưa vừa, mưa to, dông kèm lốc, sét, rét đậm, rét hại và ảnh hưởng hoàn lưu bão số 2, 3 gây thiệt hại về người, tài sản, nhà cửa của người dân trên địa bàn tỉnh (làm chết 3 người, 1 người mất tích; hư hỏng 618 căn nhà; thiệt hại về nông nghiệp 848,48 ha; diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại 19,9 ha; 700 con gia súc, gia cầm chết; 04 điểm trường bị thiệt hại; 18 công trình thủy lợi và công trình công cộng bị hư hỏng; sạt lở 320m bờ kè và 2.035m bờ sông, suối; 19 cột điện trung áp, 122 cột điện hạ áp bị lún móng nghiêng cột, đổ cột và thiệt hại tài sản khác). Ước thiệt hại trên 161 tỷ đồng.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Đài Khí tượng thủy văn Yên Bái, trong năm 2023, tình hình thời tiết, thiên tai sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường như: rét đậm, rét hại, mưa lớn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng, hạn hán... có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Để chủ động phòng chống, ứng phó kịp thời và có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2023, tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục quán triệt và triến khai thực hiện có hiệu quả Luật Phòng chống thiên tai, Luật Sửa đối, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều và các văn bản dưới luật; các chỉ thị của Ban Bí thư, kế hoạch của Tỉnh ủy; quyết định của Chính phủ và Ban Chỉ huy phòng chống – thiên tai Trung ương.
Kịp thời kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành đế đảm bảo kịp thời công tác chỉ đạo, chỉ huy, điều hành phòng chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn đảm bảo đúng quy định.
Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai năm 2022, xác định rõ những việc đã làm được và chưa làm được, nguyên nhân tồn tại, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch và phương án phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra trên địa bàn cho phù hợp với địa phương, cơ quan, đơn vị, đảm bảo thống nhất đồng bộ từ huyện đến cơ sở, nhất là đối với các vùng trọng điếm xung yếu; có kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, địa phương nhằm ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có tình huống thiên tai xảy ra.
Cùng đó, duy trì chế độ trực, chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình sự cố, thiên tai trên địa bàn. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, kiểm tra và có kế hoạch tổ chức tập kết, quản lý sử dụng các phương tiện, trang thiết bị thường trực để tham gia kịp thời, có hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, sơ tán dân khi xảy ra thiên tai; tại các khu vực xung yếu (vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ven sông, suối vùng trũng thấp...), sẵn sàng phối hợp, hiệp đồng với các đơn vị ứng phó, hỗ trợ, chi viện cho các huyện, thị xã, thành phố ngay khi có yêu cầu.
Tăng cường chỉ đạo công tác xây dựng, kiểm tra, kiểm định đảm bảo an toàn các công trình đập hồ thủy điện, hầm lò khai thác khoáng sản, hệ thống cung cấp điện; rà soát điều chỉnh quy trình vận hành, xả lũ và các phương án đảm bảo an toàn đập và vùng hạ du các hồ chứa lớn theo lưu vực; kiểm tra, rà soát phương án bảo đảm an toàn các bãi thải, hồ thải, khu vực khai thác khoáng sản; chủ động xử lý và có phương án đảm bảo an toàn công trình, khu dân cư lân cận, nhất là trong các tình huống xảy ra mưa lớn, lũ lớn, sạt lở đất.
Theo dõi chặt chẽ thiệt hại về thiên tai đến đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh; tham mưu, đề xuất và triển khai thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo trợ xã hội, cứu đói, thăm hỏi động viên, hỗ trợ kịp thời cho dân cư khu vực bị thiệt hại do sự cố thiên tai gây ra; bảo đảm ổn định cuộc sống cho nhân dân.
2818 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.Chỉ thị nêu rõ, trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 22 đợt thiên tai do mưa vừa, mưa to, dông kèm lốc, sét, rét đậm, rét hại và ảnh hưởng hoàn lưu bão số 2, 3 gây thiệt hại về người, tài sản, nhà cửa của người dân trên địa bàn tỉnh (làm chết 3 người, 1 người mất tích; hư hỏng 618 căn nhà; thiệt hại về nông nghiệp 848,48 ha; diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại 19,9 ha; 700 con gia súc, gia cầm chết; 04 điểm trường bị thiệt hại; 18 công trình thủy lợi và công trình công cộng bị hư hỏng; sạt lở 320m bờ kè và 2.035m bờ sông, suối; 19 cột điện trung áp, 122 cột điện hạ áp bị lún móng nghiêng cột, đổ cột và thiệt hại tài sản khác). Ước thiệt hại trên 161 tỷ đồng.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Đài Khí tượng thủy văn Yên Bái, trong năm 2023, tình hình thời tiết, thiên tai sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường như: rét đậm, rét hại, mưa lớn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng, hạn hán... có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Để chủ động phòng chống, ứng phó kịp thời và có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2023, tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục quán triệt và triến khai thực hiện có hiệu quả Luật Phòng chống thiên tai, Luật Sửa đối, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều và các văn bản dưới luật; các chỉ thị của Ban Bí thư, kế hoạch của Tỉnh ủy; quyết định của Chính phủ và Ban Chỉ huy phòng chống – thiên tai Trung ương.
Kịp thời kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành đế đảm bảo kịp thời công tác chỉ đạo, chỉ huy, điều hành phòng chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn đảm bảo đúng quy định.
Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai năm 2022, xác định rõ những việc đã làm được và chưa làm được, nguyên nhân tồn tại, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch và phương án phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra trên địa bàn cho phù hợp với địa phương, cơ quan, đơn vị, đảm bảo thống nhất đồng bộ từ huyện đến cơ sở, nhất là đối với các vùng trọng điếm xung yếu; có kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, địa phương nhằm ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có tình huống thiên tai xảy ra.
Cùng đó, duy trì chế độ trực, chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình sự cố, thiên tai trên địa bàn. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, kiểm tra và có kế hoạch tổ chức tập kết, quản lý sử dụng các phương tiện, trang thiết bị thường trực để tham gia kịp thời, có hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, sơ tán dân khi xảy ra thiên tai; tại các khu vực xung yếu (vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ven sông, suối vùng trũng thấp...), sẵn sàng phối hợp, hiệp đồng với các đơn vị ứng phó, hỗ trợ, chi viện cho các huyện, thị xã, thành phố ngay khi có yêu cầu.
Tăng cường chỉ đạo công tác xây dựng, kiểm tra, kiểm định đảm bảo an toàn các công trình đập hồ thủy điện, hầm lò khai thác khoáng sản, hệ thống cung cấp điện; rà soát điều chỉnh quy trình vận hành, xả lũ và các phương án đảm bảo an toàn đập và vùng hạ du các hồ chứa lớn theo lưu vực; kiểm tra, rà soát phương án bảo đảm an toàn các bãi thải, hồ thải, khu vực khai thác khoáng sản; chủ động xử lý và có phương án đảm bảo an toàn công trình, khu dân cư lân cận, nhất là trong các tình huống xảy ra mưa lớn, lũ lớn, sạt lở đất.
Theo dõi chặt chẽ thiệt hại về thiên tai đến đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh; tham mưu, đề xuất và triển khai thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo trợ xã hội, cứu đói, thăm hỏi động viên, hỗ trợ kịp thời cho dân cư khu vực bị thiệt hại do sự cố thiên tai gây ra; bảo đảm ổn định cuộc sống cho nhân dân.