Nếu đưa ra một cuộc khảo sát trên lãnh thổ Việt Nam, tin rằng Yên Bái hiện sẽ là tỉnh đứng đầu về số lượt nhắc tới cụm từ “hạnh phúc”. Từ thành thị đến nông thôn, từ vùng thấp đến vùng cao, từ công sở đến hang cùng ngõ hẻm, ai cũng nghe được nói về hạnh phúc. Câu chuyện “hạnh phúc” ở Yên Bái có gì đáng kể trong Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3)?
Phong trào xây dựng Trường học hạnh phúc đã mang đến niềm vui cho con em người dân Yên Bái khi đến trường
Tháng 9/2020, cụm từ này được đưa vào dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và được Đại hội nghị quyết thông qua. Phần mục tiêu Nghị quyết nêu: "Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững theo hướng phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc…”.
Tròn 2 năm rưỡi, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái theo đuổi mục tiêu đó và đã đạt được những kết quả rất quan trọng. Giờ đây nhìn lại nhận thấy rằng, Yên Bái hoàn toàn sáng tạo trong xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ hạnh phúc.
Vào thời điểm ấy, ở Việt Nam chưa có cách đo đếm cụ thể nào về hạnh phúc thì Yên Bái đã biết vận dụng linh hoạt các chỉ số trong báo cáo của NEF (New Economics Foundation) - một tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về kinh tế, xã hội và môi trường có trụ sở đặt tại nước Anh để bước đầu hình thành Bộ tiêu chí về chỉ số hạnh phúc.
Qua đây khẳng định, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy cũng như cơ quan tham mưu giúp tỉnh đưa ra chỉ số này đã đặt người dân lên trên hết, đồng thời thể hiện tầm nhìn hội nhập quốc tế rõ ràng.
Chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái được đánh giá 3 nhóm tiêu chí chính là: sự hài lòng về cuộc sống; tuổi thọ trung bình của người dân và sự hài lòng về môi trường sống. Từ chỗ khó lượng hóa chỉ số hạnh phúc ấy được đo lường theo bộ 37 chỉ tiêu thành phần. Đó là sự hài lòng về cuộc sống vật chất, điều kiện kinh tế, về phúc lợi - an sinh xã hội, sự hài lòng về hoạt động của các cơ quan công quyền. Rồi sự hài lòng xây dựng cảnh quan đô thị, làng xã; việc bảo vệ môi trường nước và xử lý nước thải, rác thải, môi trường cây xanh…
Người dân thành phố Yên Bái tích cực tham gia phong trào đổi rác tái chế lấy cây xanh.
Hơn 2 năm nỗ lực của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân, chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái đã đạt mức 2 - mức khá hạnh phúc. Điều đó đã minh chứng "triết lý phát triển của Yên Bái” là, cho dù đạt đến mức nào thì cũng không thể xa rời định hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc.
Còn nhớ trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cho rằng: "...Chúng ta muốn làm gì, phát triển ra sao thì đích đến cuối cùng là cuộc sống tốt đẹp, là hạnh phúc của người dân Yên Bái”. Những gì đã và đang diễn ra ở các địa phương từ sau đại hội đến nay đã cho thấy rõ điều đó.
Trước hết là người dân đã nhận được sự quan tâm của Nhà nước để vượt qua nhưng khó khăn trong thời gian diễn ra dịch bệnh. Cùng đó là sự đồng hành của doanh nghiệp và sự vào cuộc trực tiếp của các cơ quan ban, ngành, đoàn thể đối với địa bàn đặc biệt khó khăn theo sự phân công của Tỉnh ủy với những việc làm thiết thực.
Đó là sự hỗ trợ hộ nghèo những cây, con giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng hiệu quả; là những ngôi nhà vững chãi thay thế nhà dột nát cho hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đoàn viên, hội viên khá hơn chia sẻ, giúp đỡ hộ nghèo cách thức làm ăn. Người dân nhờ thế như được khơi dậy tinh thần vươn lên, không cam chịu đói nghèo. Nhiều hộ tham gia các tổ hợp, hợp tác xã để cùng tạo ra các sản phẩm mang lại giá trị cao và góp phần xây dựng nông thôn mới.
Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 5,05%, vượt hơn 1% so với kế hoạch. Giảm nghèo nhanh, bền vững; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, chỉ số hạnh phúc của nhân dân đạt 62,57%, vượt 1,37% so với mục tiêu kế hoạch. Kết quả đó cũng đã góp phần để tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8,62% (vượt 7,5% so với kế hoạch năm).
Tính từ đầu nhiệm kỳ tới nay, chúng ta đang đứng ở nhóm đầu trong 14 tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ về tăng trưởng. Đáng mừng là Yên Bái đã không vì tăng trưởng mà làm mất đi môi trường, trái lại sinh thái đang được các địa phương quan tâm hoạt động trồng cây, trồng rừng phát triển rộng rãi; nhiều khu vực được tôn tạo, bổ sung trở thành điểm du lịch sinh thái.
Nhiều hình thức thu gom, phân loại, xử lý rác thải được triển khai ở mọi nơi, dù gặp nhiều khó khăn trở ngại nhưng là nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị sáng - xanh - sạch - đẹp.
"Yên Bái sẽ trở thành miền quê đáng sống” - cụm từ này tưởng chừng viễn cảnh giờ đã thành hiện thực. Không riêng nơi đô thị sôi động, những miền nông thôn mới rạng rỡ hơn nhờ đường đi lối lại thuận lợi, nhà cao tầng mọc lên bên đồi quế, đồi cam, vườn bưởi, nương chè.
Trong những ngôi nhà khang trang ấy, từ già đến trẻ đều đã thấy cuộc sống đã ngày càng đủ đầy; gia đình, xóm phố hòa thuận; thậm chí có nhiều người phải thốt lên: "Không thể tưởng tượng được!”. Trong đó phải nói tới kết quả của "công cuộc” chuyển đổi số của tỉnh đã giúp cho thông tin, chính sách sớm đến với mọi nhà; mối liên hệ của người dân với cơ quan nhà nước thuận tiện, thường xuyên và minh bạch; các dịch vụ online làm cho cuộc sống của mỗi gia đình thêm sinh động, tiện ích.
Phong trào thể thao ở cơ sở làm đời sống tinh thần của cộng đồng ngày càng được nâng cao.
Điều hiển hiện là cộng đồng gần gũi, chia sẻ, tích cực với các phong trào ở cơ sở, nhất là trong xây dựng kết cấu hạ tầng. Có lẽ thế mà người dân thành phố đã chung công góp của trị giá hàng tỷ đồng để làm cho đường phố lung linh; người dân nông thôn đồng lòng góp sức để cờ hoa lộng lẫy trong ngày hội lớn.
Những nhóm sở thích, câu lạc bộ dân ca dân vũ được hình thành và hoạt động đều đặn, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa và tham gia các sự kiện lớn của địa phương. Những sân bóng chuyền rộn rã tiếng cười sau mỗi ngày lao động đã tạo nên nếp sống lành mạnh trong cộng đồng dân cư.
Rồi ở đâu đó, người dân đã nhìn thấy tấm biển "Xóm bình yên”, cổng chào "Đô thị hạnh phúc”, mô hình "Bản hạnh phúc”. Cùng đó là các phong trào xây dựng câu lạc bộ "Gia đình hạnh phúc", "Trường học hạnh phúc”, "Lớp học hạnh phúc” trong ngành giáo dục; ngành y tế thì có phong trào thi đua "Bác sỹ tận tâm, bệnh nhân hạnh phúc” và nhiều mô hình phong trào gắn với cụm từ "hạnh phúc” đã và sẽ xuất hiện.
Cũng từ đây, niềm tin về một cuộc sống hạnh phúc luôn trong tâm tưởng và ước nguyện của mỗi người dân Yên Bái. Những biểu hiện này có trong biểu hiện hạnh phúc của thế giới hay không? Điều đó chưa có đánh giá nhưng chắc chắn rằng, lòng dân tin Đảng, mọi người hạnh phúc và mục tiêu chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái đạt 63,3% là hoàn toàn có thể đạt được trong năm 2023.
2429 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Nếu đưa ra một cuộc khảo sát trên lãnh thổ Việt Nam, tin rằng Yên Bái hiện sẽ là tỉnh đứng đầu về số lượt nhắc tới cụm từ “hạnh phúc”. Từ thành thị đến nông thôn, từ vùng thấp đến vùng cao, từ công sở đến hang cùng ngõ hẻm, ai cũng nghe được nói về hạnh phúc. Câu chuyện “hạnh phúc” ở Yên Bái có gì đáng kể trong Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3)?Tháng 9/2020, cụm từ này được đưa vào dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và được Đại hội nghị quyết thông qua. Phần mục tiêu Nghị quyết nêu: "Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững theo hướng phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc…”.
Tròn 2 năm rưỡi, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái theo đuổi mục tiêu đó và đã đạt được những kết quả rất quan trọng. Giờ đây nhìn lại nhận thấy rằng, Yên Bái hoàn toàn sáng tạo trong xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ hạnh phúc.
Vào thời điểm ấy, ở Việt Nam chưa có cách đo đếm cụ thể nào về hạnh phúc thì Yên Bái đã biết vận dụng linh hoạt các chỉ số trong báo cáo của NEF (New Economics Foundation) - một tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về kinh tế, xã hội và môi trường có trụ sở đặt tại nước Anh để bước đầu hình thành Bộ tiêu chí về chỉ số hạnh phúc.
Qua đây khẳng định, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy cũng như cơ quan tham mưu giúp tỉnh đưa ra chỉ số này đã đặt người dân lên trên hết, đồng thời thể hiện tầm nhìn hội nhập quốc tế rõ ràng.
Chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái được đánh giá 3 nhóm tiêu chí chính là: sự hài lòng về cuộc sống; tuổi thọ trung bình của người dân và sự hài lòng về môi trường sống. Từ chỗ khó lượng hóa chỉ số hạnh phúc ấy được đo lường theo bộ 37 chỉ tiêu thành phần. Đó là sự hài lòng về cuộc sống vật chất, điều kiện kinh tế, về phúc lợi - an sinh xã hội, sự hài lòng về hoạt động của các cơ quan công quyền. Rồi sự hài lòng xây dựng cảnh quan đô thị, làng xã; việc bảo vệ môi trường nước và xử lý nước thải, rác thải, môi trường cây xanh…
Người dân thành phố Yên Bái tích cực tham gia phong trào đổi rác tái chế lấy cây xanh.
Hơn 2 năm nỗ lực của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân, chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái đã đạt mức 2 - mức khá hạnh phúc. Điều đó đã minh chứng "triết lý phát triển của Yên Bái” là, cho dù đạt đến mức nào thì cũng không thể xa rời định hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc.
Còn nhớ trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cho rằng: "...Chúng ta muốn làm gì, phát triển ra sao thì đích đến cuối cùng là cuộc sống tốt đẹp, là hạnh phúc của người dân Yên Bái”. Những gì đã và đang diễn ra ở các địa phương từ sau đại hội đến nay đã cho thấy rõ điều đó.
Trước hết là người dân đã nhận được sự quan tâm của Nhà nước để vượt qua nhưng khó khăn trong thời gian diễn ra dịch bệnh. Cùng đó là sự đồng hành của doanh nghiệp và sự vào cuộc trực tiếp của các cơ quan ban, ngành, đoàn thể đối với địa bàn đặc biệt khó khăn theo sự phân công của Tỉnh ủy với những việc làm thiết thực.
Đó là sự hỗ trợ hộ nghèo những cây, con giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng hiệu quả; là những ngôi nhà vững chãi thay thế nhà dột nát cho hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đoàn viên, hội viên khá hơn chia sẻ, giúp đỡ hộ nghèo cách thức làm ăn. Người dân nhờ thế như được khơi dậy tinh thần vươn lên, không cam chịu đói nghèo. Nhiều hộ tham gia các tổ hợp, hợp tác xã để cùng tạo ra các sản phẩm mang lại giá trị cao và góp phần xây dựng nông thôn mới.
Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 5,05%, vượt hơn 1% so với kế hoạch. Giảm nghèo nhanh, bền vững; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, chỉ số hạnh phúc của nhân dân đạt 62,57%, vượt 1,37% so với mục tiêu kế hoạch. Kết quả đó cũng đã góp phần để tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8,62% (vượt 7,5% so với kế hoạch năm).
Tính từ đầu nhiệm kỳ tới nay, chúng ta đang đứng ở nhóm đầu trong 14 tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ về tăng trưởng. Đáng mừng là Yên Bái đã không vì tăng trưởng mà làm mất đi môi trường, trái lại sinh thái đang được các địa phương quan tâm hoạt động trồng cây, trồng rừng phát triển rộng rãi; nhiều khu vực được tôn tạo, bổ sung trở thành điểm du lịch sinh thái.
Nhiều hình thức thu gom, phân loại, xử lý rác thải được triển khai ở mọi nơi, dù gặp nhiều khó khăn trở ngại nhưng là nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị sáng - xanh - sạch - đẹp.
"Yên Bái sẽ trở thành miền quê đáng sống” - cụm từ này tưởng chừng viễn cảnh giờ đã thành hiện thực. Không riêng nơi đô thị sôi động, những miền nông thôn mới rạng rỡ hơn nhờ đường đi lối lại thuận lợi, nhà cao tầng mọc lên bên đồi quế, đồi cam, vườn bưởi, nương chè.
Trong những ngôi nhà khang trang ấy, từ già đến trẻ đều đã thấy cuộc sống đã ngày càng đủ đầy; gia đình, xóm phố hòa thuận; thậm chí có nhiều người phải thốt lên: "Không thể tưởng tượng được!”. Trong đó phải nói tới kết quả của "công cuộc” chuyển đổi số của tỉnh đã giúp cho thông tin, chính sách sớm đến với mọi nhà; mối liên hệ của người dân với cơ quan nhà nước thuận tiện, thường xuyên và minh bạch; các dịch vụ online làm cho cuộc sống của mỗi gia đình thêm sinh động, tiện ích.
Phong trào thể thao ở cơ sở làm đời sống tinh thần của cộng đồng ngày càng được nâng cao.
Điều hiển hiện là cộng đồng gần gũi, chia sẻ, tích cực với các phong trào ở cơ sở, nhất là trong xây dựng kết cấu hạ tầng. Có lẽ thế mà người dân thành phố đã chung công góp của trị giá hàng tỷ đồng để làm cho đường phố lung linh; người dân nông thôn đồng lòng góp sức để cờ hoa lộng lẫy trong ngày hội lớn.
Những nhóm sở thích, câu lạc bộ dân ca dân vũ được hình thành và hoạt động đều đặn, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa và tham gia các sự kiện lớn của địa phương. Những sân bóng chuyền rộn rã tiếng cười sau mỗi ngày lao động đã tạo nên nếp sống lành mạnh trong cộng đồng dân cư.
Rồi ở đâu đó, người dân đã nhìn thấy tấm biển "Xóm bình yên”, cổng chào "Đô thị hạnh phúc”, mô hình "Bản hạnh phúc”. Cùng đó là các phong trào xây dựng câu lạc bộ "Gia đình hạnh phúc", "Trường học hạnh phúc”, "Lớp học hạnh phúc” trong ngành giáo dục; ngành y tế thì có phong trào thi đua "Bác sỹ tận tâm, bệnh nhân hạnh phúc” và nhiều mô hình phong trào gắn với cụm từ "hạnh phúc” đã và sẽ xuất hiện.
Cũng từ đây, niềm tin về một cuộc sống hạnh phúc luôn trong tâm tưởng và ước nguyện của mỗi người dân Yên Bái. Những biểu hiện này có trong biểu hiện hạnh phúc của thế giới hay không? Điều đó chưa có đánh giá nhưng chắc chắn rằng, lòng dân tin Đảng, mọi người hạnh phúc và mục tiêu chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái đạt 63,3% là hoàn toàn có thể đạt được trong năm 2023.