CTTĐT - Nhờ thực hiện các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, sáng tạo, “đổi mới tư duy”, vượt qua khó khăn, thách thức sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện Yên Bình đã vượt qua thách thức, vững tin thành công tiếp tục giữ vững vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế, góp phần quan trọng ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.
Yên Bình luôn đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển
Nỗ lực vượt qua thách thức
Năm 2022, tồn dư của đại dịch COVID-19, làm ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội cũng như đời sống nhân dân trên địa bàn. Song với phương châm hành động “Đổi mới, sáng tạo, quyết liệt, kỷ cương, hiệu quả” và quan điểm chỉ đạo “Không có gì là không thể, phải quyết tâm cách để làm” huyện Yên Bình tiếp tục phát huy ý chí tự lực tự cường và khát vọng vươn lên mạnh mẽ trong cán bộ đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân lãnh đạo thực hiện hoàn thành xuất sắc toàn diện, vượt mức 30/30 chỉ tiêu theo Chương trình hành động số 56 của Tỉnh uỷ; 50/50 chỉ tiêu theo kế hoạch của huyện uỷ đề ra. Trong đó có nhiều chỉ tiêu quan trọng, quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế, nhiều chỉ tiêu khó đều hoàn thành và vượt cao như: chỉ tiêu thành lập mới doanh nghiệp vượt 25% kế hoạch; thành lập mới hợp tác xã đạt 200%; kiên cố hóa đường giao thông nông thôn vượt 30%; doanh thu từ du lịch vươt 39,3%; thu ngân sách vượt 11%...đã hình thành một số cụm công nghiệp và một số vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung gắn với thị trường tiêu thụ như: Vùng lúa đặc sản trên 200 ha; vùng cây ăn quả có múi trên 1.200 ha; vùng nuôi trồng thủy sản với trên 2.200 lồng cá và 240 ha mặt nước eo ngách nuôi cá trên hồ Thác Bà, tạo sinh kế bền vững cho hàng nghìn hộ dân các xã ven hồ; vùng quế trên 1.000 ha; vùng rừng sản xuất trên 32.000 ha (trong đó có hơn 9.000 ha diện tích được cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC). Năm 2022, huyện Yên Bình vinh dự tiếp tục được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh biểu dương khen thưởng ở mức cao và là một trong 3 địa phương dẫn đầu về thực hiện nhiệm vụ chính trị phát triển kinh tế - xã hội của năm. Trong thành tích chung ấy có sự đóng góp tích cực to lớn của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trên địa bàn.
Đặc biệt trên lĩnh vực phát triển kinh tế, năm 2022 mặc dù dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, suy thoái kinh tế toàn cầu, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, chi phí vận chuyển tăng cao, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã và nhà đầu tư. Song cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đã luôn nêu cao tinh thần vượt khó, nỗ lực thích ứng, chủ động điều chỉnh mô hình sản xuất kinh doanh, tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường kinh doanh, đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp đồng thời góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động và tăng thu cho ngân sách địa phương. Năm 2022, giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thủy sản của huyện đạt trên 2.805 tỷ đồng, tăng 3,1% so với cùng kỳ, thành lập mới 45 doanh nghiệp, 15 hợp tác xã, 90 tổ hợp tác, Yên Bình cũng là huyện đầu tiên trong tỉnh ra mắt Chi hội Du lịch và Hội doanh nghiệp huyện. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 5.100 tỷ đồng, bằng 126,2% kế hoạch; giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 93 triệu USD, bằng 123,7% kế hoạch; cộng đồng doanh nghiệp Yên Bình đã đóng góp vào ngân sách địa phương 174,8 tỷ đồng, chiếm 77% tổng thu cân đối của toàn huyện, tăng 18% so với cùng kỳ. Một số đơn vị có số nộp ngân sách nhà nước tương đối cao và chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế như: Công ty TNHH SX & TM 186 Yên Bái, Chi nhánh Công ty TNHH Wood Industry Yên Bái, Công ty TNHH Chế biến Lâm sản Mai Nam, DNTN Thành Giang, Công ty Cổ phần Yên Thành, HTX Thanh Yên, HTX Đạt Thành...Ông Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc Công ty Cổ phần Yên Thành chia sẻ: “Chúng tôi đã cơ cấu lại ngành hàng, chuyển chủ yếu sang mặt hàng tre măng bát độ xuất khẩu để tạo việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó công ty còn đầu tư hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại đảm bảo sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo doanh thu ổn định cho doanh nghiệp”.
Nổi bật trong hành trình vượt khó của doanh nghiệp phải kể đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Trong 2 năm 2020 và năm 2021, sau 4 đợt dịch Covid, ngành du lịch của huyện bị ảnh hưởng rất nặng nề do những đợt giãn cách xã hội. Tuy nhiên, với những nỗ lực của chính quyền địa phương trong công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh, Yên Bình đã sớm trở lại vùng xanh an toàn trên bản đồ phòng chống dịch. Kiểm soát tốt dịch bệnh, huyện Yên Bình đã triển khai kịp thời các chính sách kích cầu du lịch như hỗ trợ phát triển du lịch theo Nghị quyết số 10 của HĐND tỉnh, chủ động huy động các nguồn lực đầu tư, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, người dân hoạt động trong lĩnh vực này. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được tăng cường, đổi mới và đúng trọng tâm, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến với địa phương. Nhờ vậy du lịch Yên Bình đã có sự phục hồi mạnh mẽ. Năm 2022, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 195 tỷ đồng. Ông Trần Văn Hùng - Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch hồ Thác Bà cho biết: Trong năm qua Công ty đã mở rộng kết nối các tua tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh để du khách biết nhiều đến du lịch Yên Bình cũng để người dân Yên Bình được biết đến các khu du lịch trong và ngoài tỉnh, tăng cường kết nối du lịch giữa các vùng miền. Đặc biệt trong năm 2022 vừa qua Công ty đã khai trương gian hàng OCOP bày bán các sản phẩm đặc sản của huyện và của tỉnh để phục vụ nhu cầu của du khách.
Tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng phát triển
Huyện Yên Bình hiện có 494 doanh nghiệp, HTX và trên 3.000 hộ kinh doanh cá thể. Với đặc thù đa số các doanh nghiệp trên địa bàn huyện quy mô nhỏ, vốn và số lượng lao động ít, thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường lao động, thị trường nguyên vật liệu, thị trường thiết bị công nghệ, thông tin về chế độ chính sách và quy định của Nhà nước. Việc tiếp cận thông tin sản xuất kinh doanh, xây dựng thương hiệu sản phẩm chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm; Quy mô sản xuất nhỏ, khối lượng sản phẩm manh mún, chủ yếu mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước; một số doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu song để mở rộng thị trường còn nhiều khó khăn, hạn chế, hợp đồng đa số là ngắn hạn, theo thời vụ, thiếu ổn định. Việc chấp hành một số quy định của pháp luật sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của một số doanh nghiệp chưa nghiêm. Công tác an toàn lao động và phòng chống cháy nổ của một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, còn để xảy ra mất an toàn lao động. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn, huyện Yên Bình đã triển khai thực hiện đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp hiệu quả thiết thực. Huyện đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ các hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp, HTX thông qua các hình thức như hỗ trợ tiếp cận tín dụng, tuyên truyền hướng dẫn chính sách pháp luật thuế mới bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến; hỗ trợ mặt bằng sản xuất; hỗ trợ công nghệ, mở rộng thị trường, khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, nhất là những ngành nghề có lợi thế, năm 2022, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt trên 70%. Chị Nguyễn Thị Khuyên - Giám đốc Công ty TNHH Ngói màu Nasaki Việt Nam chia sẻ: Điều chúng tôi quan tâm nhất là lao động. Nguồn lao động có tay nghề, có chất lượng sẽ là điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp thành công. Năm 2023 này chúng tôi sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ vào miền Nam để người dân cả nước biết đến sản phẩm của công ty.”
Công ty TNHH Ngói mầu Nasaki vững tin mở rộng sản xuất kinh doanh trong năm 2023
Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp sản xuất CN-TTCN trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn khi giá cả các mặt hàng có nhiều biến động, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, nhất là sản phẩm gỗ ván ép. Nhiều cơ sở sản xuất gỗ ván ép không tiêu thụ được sản phẩm phải tạm dừng hoạt động, huyện Yên Bình đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người dân. Huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn thống kê cụ thể số lượng hàng tồn đọng, hàng sản xuất mới để kịp thời xây dựng các phương án tiêu thụ cũng như tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh. Kết quả đã giải quyết tiêu thụ được trên 68.200 m3 ván bóc cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Việc làm này đã tiếp thêm động lực để các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện có thêm động lực yên tâm phát triển sản xuất. Ông Lưu Văn Tuất - thôn Tân Lập, xã Bảo Ái chia sẻ: “Tham gia vào chuỗi giải cứu ván bóc của huyện, cơ sở sản xuất chúng tôi đã giải quyết được bài toán bế tắc về tồn đọng sản phẩm từ đó tiếp thêm động lực để tiếp tục sản xuất kinh doanh hiệu quả”.
Các sản phẩm gỗ ván bóc của huyện Yên Bình đã tìm được đầu ra ổn định
Huyện Yên Bình cũng đã chỉ đạo tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Duy trì tốt bộ phận Phục vụ hành chính công, góp phần nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính đồng thời thường xuyên rà soát, tham mưu cắt giảm các thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh. Thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công trực tuyến, nhất là các thủ tục liên quan đến: đất đai, cấp phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, qua đánh giá xếp hạng Bộ chỉ số thủ tục hành chính 2 tháng đầu năm 2023 huyện Yên Bình xếp thứ nhất trong 9 huyện, thị (tăng 3 bậc so với đầu năm 2022) tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư xử lý các khó khăn vướng mắc về khảo sát mặt bằng, nguồn nhân lực và hỗ trợ chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid 19. Làm tốt công tác quảng bá hình ảnh, giới thiệu tiềm năng, lợi thế và cơ hội đầu tư, thành lập các tổ công tác tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư về các thủ tục hành chính. Đến nay, trên địa bàn huyện Yên Bình có tổng số có 62 dự án đầu tư đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 16.142 tỷ đồng và 17,3 triệu USD. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu trong nước đã lựa chọn vùng hồ Thác Bà là địa điểm nghiên cứu, đầu tư quan trọng như tập đoàn Alphanam, Sun Group, Flamingo, Hải Phát. Ông Võ Tiến Dũng - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Lai cho biết: Chúng tôi nhận được sự quan tâm rất lớn của huyện Yên Bình từ khâu giải phóng mặt bằng, các thủ tục pháp lý cho đến tạo nguồn lao động ổn định. Đây là cơ sở để Tập đoàn tiếp tục đầu tư vào địa bàn huyện Yên Bình trong những năm tiếp theo.”
Trải qua năm 2022 đầy thách thức, biến động, các doanh nghiệp đã bền bỉ, sáng tạo vượt qua những khó khăn, thách thức để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện nhà. Không chỉ nỗ lực trong sản xuất kinh doanh, cộng đồng doanh nghiệp huyện Yên Bình còn tích cực chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương trong xây dựng nông thôn mới, tham gia vào công tác an sinh xã hội. Chỉ riêng trong năm 2022, đã có 36 đơn vị doanh nghiệp, HTX, nhà đầu tư trên địa bàn ủng hộ trên 10 tỷ đồng. Nhiều đơn vị doanh nghiệp còn trao hỗ trợ sinh kế, tặng quà cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách. Qua đó đã góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo các làng quê để huyện sớm hoàn thành mục tiêu chương trình xây dựng NTM cũng như thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại các địa phương
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, phải thẳng thắn nhìn nhận, năm 2022 việc hỗ trợ, đồng hành, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho một số nhà đầu tư, doanh nghiệp, HTX vẫn còn những hạn chế nhất định như môi trường đầu tư chưa thực sự thuận lợi, công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa nền hành chính, tính chuyên nghiệp trong việc giải quyết thủ tục hành chính chưa cao. Kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ; công tác giải phóng mặt bằng phục vụ cho xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đối với một số doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đủ mặt bằng sạch, có sẵn để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.
Vững tin trong năm 2023
Năm 2023 tiếp tục dự đoán là năm có nhiều cơ hội, thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn thách thức nhiều hơn, ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành, lĩnh vực nhất là ở thời điểm đầu năm 2023, trong khi đó dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, bão lũ tiếp tục diễn biến khó lường. Huyện đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động số 17, Kế hoạch số 123 để triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023 gồm 55 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 5.700 tỷ đồng; thành lập mới 45 doanh nghiệp, 10 hợp tác xã và 50 tổ hợp tác; thu hút từ 03 - 05 dự án có quy mô phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương vào đầu tư phát triển; nâng vị trí xếp hạng huyện Yên Bình tăng từ một đến hai bậc trong bảng xếp hạng đánh giá năng lực cạnh tranh cấp huyện, thị xã, thành phố so với năm 2022. Thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng (tăng 5 triệu đồng); 03 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 01 xã đạt chuẩn NTM kiểm mẫu, huyện Yên Bình trở thành huyện NTM, huyện chuyển đổi số; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 5.750 tỷ đồng (tăng 600 tỷ đồng); thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 400 tỷ đồng (tăng 50 tỷ đồng); doanh thu từ du lịch đạt 200 tỷ đồng (tăng 60 tỷ đồng so với năm 2022).
Để đạt được mục tiêu đề ra, trên cơ sở phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, cùng với các nhóm giải pháp thiết thực, huyện Yên Bình cam kết luôn đồng hành, hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp trên nguyên tắc “Đồng hành và phục vụ”,“ lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ”. Đồng chí Lã Tuấn Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: Bám sát Kết luận chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư đầu năm 2023 huyện Yên Bình tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, HTX, nhà đầu tư trên địa bàn huyện. Tăng cường đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ bồi thường GPMB Cụm công nghiệp Phú Thịnh 1, Phú Thịnh 2, phấn đấu bàn giao mặt bằng trong năm 2023. Tiếp tục GPMB cho Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái để mở rộng quy mô, lắp đặt dây truyền sản xuất trong năm 2023. Đồng thời phối hợp với các sở, ban ngành của tỉnh thực hiện, hỗ trợ thủ tục cho các nhà đầu tư đang khảo sát phát triển du lịch trên vùng hồ Thác Bà. Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và Liên minh HTX tỉnh tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn và nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý của các doanh nghiệp, HTX; hỗ trợ các HTX tuyển dụng kế toán và ứng dụng chuyển đổi số. Phối hợp với các Ngân hàng giới thiệu cho các doanh nghiệp, HTX tiếp cận các nguồn vốn, phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Duy trì việc tham gia đối thoại trực tuyến với các doanh nghiệp và Chuyên mục Hỏi - Đáp trên Cổng Thông tin điện tử. Bên cạnh đó, tích cực chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng về các thông tin, chính sách pháp luật và hỗ trợ doanh nghiệp, chính sách ưu đãi đầu tư, thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Tăng cường thông tin quảng bá hình ảnh, tiềm năng thế mạnh của huyện, tổ chức hội nghị kết nối cung cầu, kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư và chủ động xây dựng các dự án thu hút đầu tư. Tiếp tục phát huy vai trò của Tổ công tác về tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Hợp tác xã, nhà đầu tư, để nắm bắt tình hình, động viên, đề ra các giải pháp tháo gỡ nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn phối hợp tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề còn bức xúc, nhất là những vấn đề liên quan đến đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường, không để áp lực với doanh nghiệp; đồng thời duy trì phong trào “Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiêp”…để tạo sự đồng thuận trong phát triển kinh tế, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Kịp thời khen thưởng, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, địa phương có thành tích tốt trong việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và thực hiện các chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn.
Với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt “Không có gì là không thể, phải quyết tâm tìm cách để làm”, “doanh nghiệp thành công, Yên Bình phát triển, khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp nhà đầu tư chính là khó khăn vướng mắc của huyện”. Huyện Yên Bình mong muốn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thường xuyên chia sẻ phản hồi những khó khăn vướng mắc, kiến nghị đề xuất và hiến kế để Yên Bình tháo gỡ những bất cập, phát huy tiềm năng lợi thế xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Yên Bình giàu mạnh phát triển bền vững. Huyện cũng mong muốn các nhà đầu tư tiếp tục xử lý hiệu quả những bất cập trong sản xuất kinh doanh như vấn đề môi trường, rác thải… quan tâm chăm lo đời sống người lao động và tham gia tích cực vào công tác an sinh xã hội chung tay xây dựng Yên Bình phát triển xanh, hài hoà, bản sắc và hạnh phúc, sớm trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu tiêu biểu, có kinh tế - xã hội phát triển hàng đầu trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc./.
2444 lượt xem
CTV: Hồng Giang - Hữu Nghĩa
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhờ thực hiện các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, sáng tạo, “đổi mới tư duy”, vượt qua khó khăn, thách thức sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện Yên Bình đã vượt qua thách thức, vững tin thành công tiếp tục giữ vững vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế, góp phần quan trọng ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.Nỗ lực vượt qua thách thức
Năm 2022, tồn dư của đại dịch COVID-19, làm ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội cũng như đời sống nhân dân trên địa bàn. Song với phương châm hành động “Đổi mới, sáng tạo, quyết liệt, kỷ cương, hiệu quả” và quan điểm chỉ đạo “Không có gì là không thể, phải quyết tâm cách để làm” huyện Yên Bình tiếp tục phát huy ý chí tự lực tự cường và khát vọng vươn lên mạnh mẽ trong cán bộ đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân lãnh đạo thực hiện hoàn thành xuất sắc toàn diện, vượt mức 30/30 chỉ tiêu theo Chương trình hành động số 56 của Tỉnh uỷ; 50/50 chỉ tiêu theo kế hoạch của huyện uỷ đề ra. Trong đó có nhiều chỉ tiêu quan trọng, quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế, nhiều chỉ tiêu khó đều hoàn thành và vượt cao như: chỉ tiêu thành lập mới doanh nghiệp vượt 25% kế hoạch; thành lập mới hợp tác xã đạt 200%; kiên cố hóa đường giao thông nông thôn vượt 30%; doanh thu từ du lịch vươt 39,3%; thu ngân sách vượt 11%...đã hình thành một số cụm công nghiệp và một số vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung gắn với thị trường tiêu thụ như: Vùng lúa đặc sản trên 200 ha; vùng cây ăn quả có múi trên 1.200 ha; vùng nuôi trồng thủy sản với trên 2.200 lồng cá và 240 ha mặt nước eo ngách nuôi cá trên hồ Thác Bà, tạo sinh kế bền vững cho hàng nghìn hộ dân các xã ven hồ; vùng quế trên 1.000 ha; vùng rừng sản xuất trên 32.000 ha (trong đó có hơn 9.000 ha diện tích được cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC). Năm 2022, huyện Yên Bình vinh dự tiếp tục được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh biểu dương khen thưởng ở mức cao và là một trong 3 địa phương dẫn đầu về thực hiện nhiệm vụ chính trị phát triển kinh tế - xã hội của năm. Trong thành tích chung ấy có sự đóng góp tích cực to lớn của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trên địa bàn.
Đặc biệt trên lĩnh vực phát triển kinh tế, năm 2022 mặc dù dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, suy thoái kinh tế toàn cầu, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, chi phí vận chuyển tăng cao, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã và nhà đầu tư. Song cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đã luôn nêu cao tinh thần vượt khó, nỗ lực thích ứng, chủ động điều chỉnh mô hình sản xuất kinh doanh, tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường kinh doanh, đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp đồng thời góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động và tăng thu cho ngân sách địa phương. Năm 2022, giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thủy sản của huyện đạt trên 2.805 tỷ đồng, tăng 3,1% so với cùng kỳ, thành lập mới 45 doanh nghiệp, 15 hợp tác xã, 90 tổ hợp tác, Yên Bình cũng là huyện đầu tiên trong tỉnh ra mắt Chi hội Du lịch và Hội doanh nghiệp huyện. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 5.100 tỷ đồng, bằng 126,2% kế hoạch; giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 93 triệu USD, bằng 123,7% kế hoạch; cộng đồng doanh nghiệp Yên Bình đã đóng góp vào ngân sách địa phương 174,8 tỷ đồng, chiếm 77% tổng thu cân đối của toàn huyện, tăng 18% so với cùng kỳ. Một số đơn vị có số nộp ngân sách nhà nước tương đối cao và chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế như: Công ty TNHH SX & TM 186 Yên Bái, Chi nhánh Công ty TNHH Wood Industry Yên Bái, Công ty TNHH Chế biến Lâm sản Mai Nam, DNTN Thành Giang, Công ty Cổ phần Yên Thành, HTX Thanh Yên, HTX Đạt Thành...Ông Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc Công ty Cổ phần Yên Thành chia sẻ: “Chúng tôi đã cơ cấu lại ngành hàng, chuyển chủ yếu sang mặt hàng tre măng bát độ xuất khẩu để tạo việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó công ty còn đầu tư hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại đảm bảo sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo doanh thu ổn định cho doanh nghiệp”.
Nổi bật trong hành trình vượt khó của doanh nghiệp phải kể đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Trong 2 năm 2020 và năm 2021, sau 4 đợt dịch Covid, ngành du lịch của huyện bị ảnh hưởng rất nặng nề do những đợt giãn cách xã hội. Tuy nhiên, với những nỗ lực của chính quyền địa phương trong công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh, Yên Bình đã sớm trở lại vùng xanh an toàn trên bản đồ phòng chống dịch. Kiểm soát tốt dịch bệnh, huyện Yên Bình đã triển khai kịp thời các chính sách kích cầu du lịch như hỗ trợ phát triển du lịch theo Nghị quyết số 10 của HĐND tỉnh, chủ động huy động các nguồn lực đầu tư, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, người dân hoạt động trong lĩnh vực này. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được tăng cường, đổi mới và đúng trọng tâm, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến với địa phương. Nhờ vậy du lịch Yên Bình đã có sự phục hồi mạnh mẽ. Năm 2022, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 195 tỷ đồng. Ông Trần Văn Hùng - Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch hồ Thác Bà cho biết: Trong năm qua Công ty đã mở rộng kết nối các tua tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh để du khách biết nhiều đến du lịch Yên Bình cũng để người dân Yên Bình được biết đến các khu du lịch trong và ngoài tỉnh, tăng cường kết nối du lịch giữa các vùng miền. Đặc biệt trong năm 2022 vừa qua Công ty đã khai trương gian hàng OCOP bày bán các sản phẩm đặc sản của huyện và của tỉnh để phục vụ nhu cầu của du khách.
Tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng phát triển
Huyện Yên Bình hiện có 494 doanh nghiệp, HTX và trên 3.000 hộ kinh doanh cá thể. Với đặc thù đa số các doanh nghiệp trên địa bàn huyện quy mô nhỏ, vốn và số lượng lao động ít, thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường lao động, thị trường nguyên vật liệu, thị trường thiết bị công nghệ, thông tin về chế độ chính sách và quy định của Nhà nước. Việc tiếp cận thông tin sản xuất kinh doanh, xây dựng thương hiệu sản phẩm chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm; Quy mô sản xuất nhỏ, khối lượng sản phẩm manh mún, chủ yếu mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước; một số doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu song để mở rộng thị trường còn nhiều khó khăn, hạn chế, hợp đồng đa số là ngắn hạn, theo thời vụ, thiếu ổn định. Việc chấp hành một số quy định của pháp luật sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của một số doanh nghiệp chưa nghiêm. Công tác an toàn lao động và phòng chống cháy nổ của một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, còn để xảy ra mất an toàn lao động. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn, huyện Yên Bình đã triển khai thực hiện đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp hiệu quả thiết thực. Huyện đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ các hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp, HTX thông qua các hình thức như hỗ trợ tiếp cận tín dụng, tuyên truyền hướng dẫn chính sách pháp luật thuế mới bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến; hỗ trợ mặt bằng sản xuất; hỗ trợ công nghệ, mở rộng thị trường, khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, nhất là những ngành nghề có lợi thế, năm 2022, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt trên 70%. Chị Nguyễn Thị Khuyên - Giám đốc Công ty TNHH Ngói màu Nasaki Việt Nam chia sẻ: Điều chúng tôi quan tâm nhất là lao động. Nguồn lao động có tay nghề, có chất lượng sẽ là điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp thành công. Năm 2023 này chúng tôi sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ vào miền Nam để người dân cả nước biết đến sản phẩm của công ty.”
Công ty TNHH Ngói mầu Nasaki vững tin mở rộng sản xuất kinh doanh trong năm 2023
Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp sản xuất CN-TTCN trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn khi giá cả các mặt hàng có nhiều biến động, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, nhất là sản phẩm gỗ ván ép. Nhiều cơ sở sản xuất gỗ ván ép không tiêu thụ được sản phẩm phải tạm dừng hoạt động, huyện Yên Bình đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người dân. Huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn thống kê cụ thể số lượng hàng tồn đọng, hàng sản xuất mới để kịp thời xây dựng các phương án tiêu thụ cũng như tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh. Kết quả đã giải quyết tiêu thụ được trên 68.200 m3 ván bóc cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Việc làm này đã tiếp thêm động lực để các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện có thêm động lực yên tâm phát triển sản xuất. Ông Lưu Văn Tuất - thôn Tân Lập, xã Bảo Ái chia sẻ: “Tham gia vào chuỗi giải cứu ván bóc của huyện, cơ sở sản xuất chúng tôi đã giải quyết được bài toán bế tắc về tồn đọng sản phẩm từ đó tiếp thêm động lực để tiếp tục sản xuất kinh doanh hiệu quả”.
Các sản phẩm gỗ ván bóc của huyện Yên Bình đã tìm được đầu ra ổn định
Huyện Yên Bình cũng đã chỉ đạo tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Duy trì tốt bộ phận Phục vụ hành chính công, góp phần nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính đồng thời thường xuyên rà soát, tham mưu cắt giảm các thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh. Thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công trực tuyến, nhất là các thủ tục liên quan đến: đất đai, cấp phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, qua đánh giá xếp hạng Bộ chỉ số thủ tục hành chính 2 tháng đầu năm 2023 huyện Yên Bình xếp thứ nhất trong 9 huyện, thị (tăng 3 bậc so với đầu năm 2022) tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư xử lý các khó khăn vướng mắc về khảo sát mặt bằng, nguồn nhân lực và hỗ trợ chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid 19. Làm tốt công tác quảng bá hình ảnh, giới thiệu tiềm năng, lợi thế và cơ hội đầu tư, thành lập các tổ công tác tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư về các thủ tục hành chính. Đến nay, trên địa bàn huyện Yên Bình có tổng số có 62 dự án đầu tư đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 16.142 tỷ đồng và 17,3 triệu USD. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu trong nước đã lựa chọn vùng hồ Thác Bà là địa điểm nghiên cứu, đầu tư quan trọng như tập đoàn Alphanam, Sun Group, Flamingo, Hải Phát. Ông Võ Tiến Dũng - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Lai cho biết: Chúng tôi nhận được sự quan tâm rất lớn của huyện Yên Bình từ khâu giải phóng mặt bằng, các thủ tục pháp lý cho đến tạo nguồn lao động ổn định. Đây là cơ sở để Tập đoàn tiếp tục đầu tư vào địa bàn huyện Yên Bình trong những năm tiếp theo.”
Trải qua năm 2022 đầy thách thức, biến động, các doanh nghiệp đã bền bỉ, sáng tạo vượt qua những khó khăn, thách thức để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện nhà. Không chỉ nỗ lực trong sản xuất kinh doanh, cộng đồng doanh nghiệp huyện Yên Bình còn tích cực chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương trong xây dựng nông thôn mới, tham gia vào công tác an sinh xã hội. Chỉ riêng trong năm 2022, đã có 36 đơn vị doanh nghiệp, HTX, nhà đầu tư trên địa bàn ủng hộ trên 10 tỷ đồng. Nhiều đơn vị doanh nghiệp còn trao hỗ trợ sinh kế, tặng quà cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách. Qua đó đã góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo các làng quê để huyện sớm hoàn thành mục tiêu chương trình xây dựng NTM cũng như thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại các địa phương
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, phải thẳng thắn nhìn nhận, năm 2022 việc hỗ trợ, đồng hành, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho một số nhà đầu tư, doanh nghiệp, HTX vẫn còn những hạn chế nhất định như môi trường đầu tư chưa thực sự thuận lợi, công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa nền hành chính, tính chuyên nghiệp trong việc giải quyết thủ tục hành chính chưa cao. Kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ; công tác giải phóng mặt bằng phục vụ cho xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đối với một số doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đủ mặt bằng sạch, có sẵn để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.
Vững tin trong năm 2023
Năm 2023 tiếp tục dự đoán là năm có nhiều cơ hội, thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn thách thức nhiều hơn, ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành, lĩnh vực nhất là ở thời điểm đầu năm 2023, trong khi đó dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, bão lũ tiếp tục diễn biến khó lường. Huyện đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động số 17, Kế hoạch số 123 để triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023 gồm 55 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 5.700 tỷ đồng; thành lập mới 45 doanh nghiệp, 10 hợp tác xã và 50 tổ hợp tác; thu hút từ 03 - 05 dự án có quy mô phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương vào đầu tư phát triển; nâng vị trí xếp hạng huyện Yên Bình tăng từ một đến hai bậc trong bảng xếp hạng đánh giá năng lực cạnh tranh cấp huyện, thị xã, thành phố so với năm 2022. Thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng (tăng 5 triệu đồng); 03 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 01 xã đạt chuẩn NTM kiểm mẫu, huyện Yên Bình trở thành huyện NTM, huyện chuyển đổi số; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 5.750 tỷ đồng (tăng 600 tỷ đồng); thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 400 tỷ đồng (tăng 50 tỷ đồng); doanh thu từ du lịch đạt 200 tỷ đồng (tăng 60 tỷ đồng so với năm 2022).
Để đạt được mục tiêu đề ra, trên cơ sở phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, cùng với các nhóm giải pháp thiết thực, huyện Yên Bình cam kết luôn đồng hành, hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp trên nguyên tắc “Đồng hành và phục vụ”,“ lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ”. Đồng chí Lã Tuấn Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: Bám sát Kết luận chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư đầu năm 2023 huyện Yên Bình tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, HTX, nhà đầu tư trên địa bàn huyện. Tăng cường đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ bồi thường GPMB Cụm công nghiệp Phú Thịnh 1, Phú Thịnh 2, phấn đấu bàn giao mặt bằng trong năm 2023. Tiếp tục GPMB cho Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái để mở rộng quy mô, lắp đặt dây truyền sản xuất trong năm 2023. Đồng thời phối hợp với các sở, ban ngành của tỉnh thực hiện, hỗ trợ thủ tục cho các nhà đầu tư đang khảo sát phát triển du lịch trên vùng hồ Thác Bà. Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và Liên minh HTX tỉnh tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn và nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý của các doanh nghiệp, HTX; hỗ trợ các HTX tuyển dụng kế toán và ứng dụng chuyển đổi số. Phối hợp với các Ngân hàng giới thiệu cho các doanh nghiệp, HTX tiếp cận các nguồn vốn, phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Duy trì việc tham gia đối thoại trực tuyến với các doanh nghiệp và Chuyên mục Hỏi - Đáp trên Cổng Thông tin điện tử. Bên cạnh đó, tích cực chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng về các thông tin, chính sách pháp luật và hỗ trợ doanh nghiệp, chính sách ưu đãi đầu tư, thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Tăng cường thông tin quảng bá hình ảnh, tiềm năng thế mạnh của huyện, tổ chức hội nghị kết nối cung cầu, kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư và chủ động xây dựng các dự án thu hút đầu tư. Tiếp tục phát huy vai trò của Tổ công tác về tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Hợp tác xã, nhà đầu tư, để nắm bắt tình hình, động viên, đề ra các giải pháp tháo gỡ nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn phối hợp tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề còn bức xúc, nhất là những vấn đề liên quan đến đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường, không để áp lực với doanh nghiệp; đồng thời duy trì phong trào “Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiêp”…để tạo sự đồng thuận trong phát triển kinh tế, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Kịp thời khen thưởng, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, địa phương có thành tích tốt trong việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và thực hiện các chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn.
Với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt “Không có gì là không thể, phải quyết tâm tìm cách để làm”, “doanh nghiệp thành công, Yên Bình phát triển, khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp nhà đầu tư chính là khó khăn vướng mắc của huyện”. Huyện Yên Bình mong muốn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thường xuyên chia sẻ phản hồi những khó khăn vướng mắc, kiến nghị đề xuất và hiến kế để Yên Bình tháo gỡ những bất cập, phát huy tiềm năng lợi thế xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Yên Bình giàu mạnh phát triển bền vững. Huyện cũng mong muốn các nhà đầu tư tiếp tục xử lý hiệu quả những bất cập trong sản xuất kinh doanh như vấn đề môi trường, rác thải… quan tâm chăm lo đời sống người lao động và tham gia tích cực vào công tác an sinh xã hội chung tay xây dựng Yên Bình phát triển xanh, hài hoà, bản sắc và hạnh phúc, sớm trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu tiêu biểu, có kinh tế - xã hội phát triển hàng đầu trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc./.