CTTĐT - Sau hàng thập kỷ mong đợi, đầu năm 2023, nhà máy chế biến kén tằm của Công ty Dâu tằm tơ Yên Bái (đặt tại xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên) đã chính thức đi vào hoạt động. Trước mắt, nhà máy sẽ đưa 2 dây truyền ươm tơ tằm xuất khẩu đi vào sản xuất, tạo việc làm mới cho gần 100 công nhân, là người lao động ở địa phương.
Công nhân Nhà máy ươm tơ trong giờ làm việc
Có mặt tại Nhà máy ươm tơ của công ty Dâu tằm tơ Yên Bái, chúng tôi thấy không khí làm việc nhộn nhịp diễn ra rất khẩn trương. Các dây chuyền ươm tơ đang chạy hết công suất để cho ra những cuộn tơ óng ả đầu tiên. Hiện nay, nhà máy đã lắp đặt 2 giàn máy ươm tơ với công suất 150 tấn tơ/năm, tương đương với 1.100 tấn kén. Sản phẩm tơ tằm sau chế biến sẽ được xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, Nhật Bản và các nước Châu Âu. Ông Vũ Xuân Trường - Giám đốc Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái cho biết thêm: “Công ty đã đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho 80 lao động của địa phương. Nguồn nguyên liệu kén để sản xuất chủ yếu thu mua trên địa bàn huyện Trấn Yên và các địa phương trong tỉnh Yên Bái. Với quy mô thiết kế, nhà máy có thể thu mua toàn bộ số lượng kén của các hộ nuôi tằm trên địa bàn huyện thông qua việc ký hợp đồng với các hợp tác xã và thương lái với giá ổn định”.
Sản phẩm tơ tằm sau khi qua dây chuyền chế biến
Ngoài ra, Công ty Dâu tằm tơ Yên Bái cũng là đơn vị kết nối, giới thiệu các đơn vị cung ứng trứng tằm giống, vật tư nuôi tằm cho các hợp tác xã và các hộ nuôi tằm trên địa bàn huyện; hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi tằm để nâng cao chất lượng kén. Hiện nay, Công ty đã ký hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm với 8 hợp tác xã ở các địa phương, ký kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm bà con làm ra. Chị Tạ Thị Ngoan ở thôn Sài Lương, xã Tân Đồng (huyện Trấn Yên) chia sẻ: “Gia đình tôi đã tham gia trồng dâu nuôi tằm từ năm 2010. Gắn bó với nghề tằm tơ hơn chục năm rồi và thấy rằng đây là nghề phù hợp với người dân nông thôn. Tuy nhiên do tình hình kinh tế thị trường, dịch bệnh nên giá kén tằm cũng có năm cao, năm thấp. Sản phẩm kén làm ra chủ yếu do tư thương đến thu mua nên giá cả không ổn định, nhiều khi còn bị ép giá. Chính vì vậy, khi có nhà máy chế biến kén tằm đặt tại địa phương, người dân chúng tôi rất phấn khởi. Chúng tôi quyết định đăng ký tham gia là thành viên của HTX trồng dâu nuôi tằm, từ đó HTX sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm và bán cho nhà máy sản xuất”.
Xã Báo Đáp hiện có gần 170ha dâu với trên 260 hộ trồng dâu nuôi tằm, tập trung chủ yếu ở các thôn: Đồng Sâm, Đồng Danh, Đồng Ghềnh, Đồng Bưởi. Đến nay, trên địa bàn xã đã có 1 làng nghề trồng dâu nuôi tằm ở thôn Đình Xây, ngoài ra thành lập được 1 hợp tác xã và 18 tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm. Năm 2022, nông dân trong xã đã nuôi trên 12.000 vòng tằm, sản lượng kén đạt 209 tấn, mang lại nguồn thu gần 30 tỷ đồng. Đặc biệt, tại địa phương xã đã hình thành chuỗi liên kết trồng dâu nuôi tằm giữa Hợp tác xã dâu tằm với các hộ trồng dâu nuôi tằm, hàng năm tiêu thụ ổn định kén tằm cho nhân dân. Các HTX chính là cầu nối trung gian gắn kết người nông dân với Nhà máy chế biến kén tằm. Anh Trần Đức Tiến - Chủ tịch UBND xã Báo Đáp cho biết: “Thời gian qua, người dân trong xã được cán bộ khuyến nông hỗ trợ, hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc thâm canh cây dâu, được Nhà nước hỗ trợ phân bón trả chậm, hỗ trợ kinh phí mua cây giống, né tằm, xây dựng, sửa chữa nhà nuôi tằm con, nhà nuôi tằm lớn... Đến nay, nghề trồng dâu nuôi tằm đã trở thành ngành chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của xã Báo Đáp. Đặc biệt việc có Nhà máy thu mua chế biến kén ngày tại địa phương đã giúp cho người dân trong xã yên tâm gắn bó với cây dâu con tằm, từ đó giúp cho địa phương tiếp tục mở rộng diện tích trong thời gian tới”.
Đến nay, huyện Trấn Yên đã hình thành được vùng trồng dâu rộng lớn trên 860 ha với hơn 1.500 hộ dân nuôi tằm; sản lượng kén tằm toàn huyện trong năm 2022 đạt 1.168 tấn, giá trị sản phẩm bình quân đạt từ 200 - 250 triệu đồng/ha/năm... Huyện Trấn Yên đã xây dựng kế hoạch tiếp tục phấn đấu mở rộng sản xuất trồng dâu, nuôi tằm đến năm 2025 lên 1.200ha; duy trì việc liên kết các tổ sản xuất, nhóm hộ và thực hiện các biện pháp kỹ thuật theo đúng quy trình để bảo đảm sản xuất hiệu quả, phấn đấu sản lượng kén tằm hàng năm đạt trên 2.200 tấn, giá trị thu trên 300 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện Trấn Yên sẽ tiếp tục tạo điều kiện về thủ tục hành chính, đất đai, nhân công để thu hút các doanh nghiệp chế biến tơ, dệt lụa… Từ đó, nâng cao giá trị các sản phẩm dâu tằm của địa phương. Ông Nguyễn Thành Lê - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: “Sản lượng kén tằm hàng năm của huyện luôn tăng năm sau cao hơn năm trước do việc mở rộng diện tích và trình độ thâm canh áp dụng tiến bộ KHKT của bà con nông dân. Tuy nhiên, trước đây người dân chỉ bán kén cho tư thương hoặc các HTX thu gom để chuyển đi nơi khác chế biến nên giá cả không ổn định. Vì vậy, việc Nhà máy ươm tơ đi vào hoạt động là bước ngoặt lớn cho nghề tằm tơ Trấn Yên, người dân có thể yên tâm tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất. Ngoài ra, đây cũng là tiền đề để huyện có thể thu hút thêm các doanh nghiệp đến địa bàn để thu mua chế biến sâu sản phẩm từ kén tằm”./.
3374 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau hàng thập kỷ mong đợi, đầu năm 2023, nhà máy chế biến kén tằm của Công ty Dâu tằm tơ Yên Bái (đặt tại xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên) đã chính thức đi vào hoạt động. Trước mắt, nhà máy sẽ đưa 2 dây truyền ươm tơ tằm xuất khẩu đi vào sản xuất, tạo việc làm mới cho gần 100 công nhân, là người lao động ở địa phương.Có mặt tại Nhà máy ươm tơ của công ty Dâu tằm tơ Yên Bái, chúng tôi thấy không khí làm việc nhộn nhịp diễn ra rất khẩn trương. Các dây chuyền ươm tơ đang chạy hết công suất để cho ra những cuộn tơ óng ả đầu tiên. Hiện nay, nhà máy đã lắp đặt 2 giàn máy ươm tơ với công suất 150 tấn tơ/năm, tương đương với 1.100 tấn kén. Sản phẩm tơ tằm sau chế biến sẽ được xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, Nhật Bản và các nước Châu Âu. Ông Vũ Xuân Trường - Giám đốc Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái cho biết thêm: “Công ty đã đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho 80 lao động của địa phương. Nguồn nguyên liệu kén để sản xuất chủ yếu thu mua trên địa bàn huyện Trấn Yên và các địa phương trong tỉnh Yên Bái. Với quy mô thiết kế, nhà máy có thể thu mua toàn bộ số lượng kén của các hộ nuôi tằm trên địa bàn huyện thông qua việc ký hợp đồng với các hợp tác xã và thương lái với giá ổn định”.
Sản phẩm tơ tằm sau khi qua dây chuyền chế biến
Ngoài ra, Công ty Dâu tằm tơ Yên Bái cũng là đơn vị kết nối, giới thiệu các đơn vị cung ứng trứng tằm giống, vật tư nuôi tằm cho các hợp tác xã và các hộ nuôi tằm trên địa bàn huyện; hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi tằm để nâng cao chất lượng kén. Hiện nay, Công ty đã ký hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm với 8 hợp tác xã ở các địa phương, ký kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm bà con làm ra. Chị Tạ Thị Ngoan ở thôn Sài Lương, xã Tân Đồng (huyện Trấn Yên) chia sẻ: “Gia đình tôi đã tham gia trồng dâu nuôi tằm từ năm 2010. Gắn bó với nghề tằm tơ hơn chục năm rồi và thấy rằng đây là nghề phù hợp với người dân nông thôn. Tuy nhiên do tình hình kinh tế thị trường, dịch bệnh nên giá kén tằm cũng có năm cao, năm thấp. Sản phẩm kén làm ra chủ yếu do tư thương đến thu mua nên giá cả không ổn định, nhiều khi còn bị ép giá. Chính vì vậy, khi có nhà máy chế biến kén tằm đặt tại địa phương, người dân chúng tôi rất phấn khởi. Chúng tôi quyết định đăng ký tham gia là thành viên của HTX trồng dâu nuôi tằm, từ đó HTX sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm và bán cho nhà máy sản xuất”.
Xã Báo Đáp hiện có gần 170ha dâu với trên 260 hộ trồng dâu nuôi tằm, tập trung chủ yếu ở các thôn: Đồng Sâm, Đồng Danh, Đồng Ghềnh, Đồng Bưởi. Đến nay, trên địa bàn xã đã có 1 làng nghề trồng dâu nuôi tằm ở thôn Đình Xây, ngoài ra thành lập được 1 hợp tác xã và 18 tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm. Năm 2022, nông dân trong xã đã nuôi trên 12.000 vòng tằm, sản lượng kén đạt 209 tấn, mang lại nguồn thu gần 30 tỷ đồng. Đặc biệt, tại địa phương xã đã hình thành chuỗi liên kết trồng dâu nuôi tằm giữa Hợp tác xã dâu tằm với các hộ trồng dâu nuôi tằm, hàng năm tiêu thụ ổn định kén tằm cho nhân dân. Các HTX chính là cầu nối trung gian gắn kết người nông dân với Nhà máy chế biến kén tằm. Anh Trần Đức Tiến - Chủ tịch UBND xã Báo Đáp cho biết: “Thời gian qua, người dân trong xã được cán bộ khuyến nông hỗ trợ, hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc thâm canh cây dâu, được Nhà nước hỗ trợ phân bón trả chậm, hỗ trợ kinh phí mua cây giống, né tằm, xây dựng, sửa chữa nhà nuôi tằm con, nhà nuôi tằm lớn... Đến nay, nghề trồng dâu nuôi tằm đã trở thành ngành chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của xã Báo Đáp. Đặc biệt việc có Nhà máy thu mua chế biến kén ngày tại địa phương đã giúp cho người dân trong xã yên tâm gắn bó với cây dâu con tằm, từ đó giúp cho địa phương tiếp tục mở rộng diện tích trong thời gian tới”.
Đến nay, huyện Trấn Yên đã hình thành được vùng trồng dâu rộng lớn trên 860 ha với hơn 1.500 hộ dân nuôi tằm; sản lượng kén tằm toàn huyện trong năm 2022 đạt 1.168 tấn, giá trị sản phẩm bình quân đạt từ 200 - 250 triệu đồng/ha/năm... Huyện Trấn Yên đã xây dựng kế hoạch tiếp tục phấn đấu mở rộng sản xuất trồng dâu, nuôi tằm đến năm 2025 lên 1.200ha; duy trì việc liên kết các tổ sản xuất, nhóm hộ và thực hiện các biện pháp kỹ thuật theo đúng quy trình để bảo đảm sản xuất hiệu quả, phấn đấu sản lượng kén tằm hàng năm đạt trên 2.200 tấn, giá trị thu trên 300 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện Trấn Yên sẽ tiếp tục tạo điều kiện về thủ tục hành chính, đất đai, nhân công để thu hút các doanh nghiệp chế biến tơ, dệt lụa… Từ đó, nâng cao giá trị các sản phẩm dâu tằm của địa phương. Ông Nguyễn Thành Lê - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: “Sản lượng kén tằm hàng năm của huyện luôn tăng năm sau cao hơn năm trước do việc mở rộng diện tích và trình độ thâm canh áp dụng tiến bộ KHKT của bà con nông dân. Tuy nhiên, trước đây người dân chỉ bán kén cho tư thương hoặc các HTX thu gom để chuyển đi nơi khác chế biến nên giá cả không ổn định. Vì vậy, việc Nhà máy ươm tơ đi vào hoạt động là bước ngoặt lớn cho nghề tằm tơ Trấn Yên, người dân có thể yên tâm tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất. Ngoài ra, đây cũng là tiền đề để huyện có thể thu hút thêm các doanh nghiệp đến địa bàn để thu mua chế biến sâu sản phẩm từ kén tằm”./.