CTTĐT - Theo đánh giá của Sở Công Thương Yên Bái, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu tháng 2 và tháng 3 tiếp tục gặp khó khăn; mặc dù tăng hơn so với tháng 1 nhưng giá trị không lớn. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn hiện tại vẫn không có đơn hàng xuất khẩu hoặc bắt đầu đi vào hoạt động trở lại sau thời gian 2 năm dịch bệnh, đặc biệt là nhóm hàng khoáng sản.
Quý I/2023 giá trị xuất khẩu toàn tỉnh ước đạt 62,67 triệu USD.
Quý I/2023 giá trị xuất khẩu ước đạt 62,67 triệu USD, giảm 26% so kế hoạch (85 triệu USD), tương đương 22,33 triệu USD, giảm 0,75% so cùng kỳ (tương đương 0,47 triệu USD). Theo Sở Công Thương, nhóm hàng tăng mạnh nhất trong quý 1/2023 là nhóm hàng nông lâm sản chế biến, nhóm hàng này vẫn tiếp tục đà tăng trước như cuối năm 2022, dự kiến trong thời gian tới nhóm hàng tiếp tục tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Ngược lại nhóm hàng chế biến khoáng sản giảm mạnh so cùng kỳ (giảm 77% tương đương 10,8 triệu USD) do các doanh nghiệp khoáng sản gặp khó khăn chung trong thời gian qua.
Một số doanh nghiệp của huyện Yên Bình không xuất khẩu trong quý I vì không có những đơn hàng mới, chỉ bán một phần trong nước và đang trong giai đoạn chuyển đổi máy móc thiết bị và bộ máy quản lý. Các doanh nghiệp khoáng sản của huyện Lục Yên cũng gặp khó khăn trong xuất khẩu vì chính sách thuế tăng, nguyên liệu đầu vào biến động nên giá thành sản phẩm cao hơn vì vậy khó khăn trong xuất khẩu, một số sản phẩm tận thu của khai thác khoáng sản không bán được nội tỉnh vì cước vận chuyển cao, cùng với nhóm hàng khoáng sản giảm kéo theo nhóm hàng nhựa và hạt nhựa giảm (giảm 55% so cùng kỳ, tương đương 3,23 triệu USD). Riêng nhóm hàng may mặc tăng trưởng đều so cùng kỳ do có những đơn hàng và thị trường xuất khẩu ổn định như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Dự báo hoạt động xuất nhập khẩu từ nay đến cuối năm vẫn tiếp tục gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu, để hỗ trợ các doanh nghiệp, Sở Công Thương sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, phù hợp với hoàn cảnh mới; Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sản xuất theo chuỗi; tăng cường tuyên truyền phổ biến kiến thức chuyên sâu về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Bên cạnh đó tập trung hỗ trợ vốn cho xuất khẩu, cùng với gia tăng các chính sách tín dụng từ các Ngân hàng thương mại; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng, các dự án trong cụm, khu công nghiệp, hoàn thiện cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực cấp phép đầu tư, cấp và thu hồi đất, cho thuê đất để tạo thuận lợi thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tiếp tục cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, kịp thời động viên, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp doanh nghiệp.
Song song với các giải pháp trên, cần tiếp tục quan tâm tháo gỡ khó khăn đối với nhóm hàng khoáng sản; trong đó nâng cao và đầu tư phát triển và khai thác khoáng sản một cách có hiệu quả, phát triển phải đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ; ưu tiên vốn, đất đai, tài nguyên cho các doanh nghiệp có dự án chế biến sâu, có công nghệ hiện đại... để sớm có sản phẩm có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu. Đối với mặt hàng nông - lâm sản như chè, quế, mặt hàng gỗ và các sản phẩm chế bến từ gỗ rừng trồng cần có giải pháp hỗ trợ về vốn đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung có năng suất, chất lượng cao; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng.
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có trên 80 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp đến các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonexia, Nhật Bản, Mỹ..., trong đó 1/2 số doanh nghiệp hoạt động khoáng sản, 23 doanh nghiệp chế biến nông lâm sản và một số doanh nghiệp nhóm khác như may mặc, nhựa, sứ... Trong đó nhóm nông lâm sản chế biến chiếm 38-40% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, nhóm khoáng sản chiếm 30%.
|
3081 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo đánh giá của Sở Công Thương Yên Bái, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu tháng 2 và tháng 3 tiếp tục gặp khó khăn; mặc dù tăng hơn so với tháng 1 nhưng giá trị không lớn. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn hiện tại vẫn không có đơn hàng xuất khẩu hoặc bắt đầu đi vào hoạt động trở lại sau thời gian 2 năm dịch bệnh, đặc biệt là nhóm hàng khoáng sản.Quý I/2023 giá trị xuất khẩu ước đạt 62,67 triệu USD, giảm 26% so kế hoạch (85 triệu USD), tương đương 22,33 triệu USD, giảm 0,75% so cùng kỳ (tương đương 0,47 triệu USD). Theo Sở Công Thương, nhóm hàng tăng mạnh nhất trong quý 1/2023 là nhóm hàng nông lâm sản chế biến, nhóm hàng này vẫn tiếp tục đà tăng trước như cuối năm 2022, dự kiến trong thời gian tới nhóm hàng tiếp tục tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Ngược lại nhóm hàng chế biến khoáng sản giảm mạnh so cùng kỳ (giảm 77% tương đương 10,8 triệu USD) do các doanh nghiệp khoáng sản gặp khó khăn chung trong thời gian qua.
Một số doanh nghiệp của huyện Yên Bình không xuất khẩu trong quý I vì không có những đơn hàng mới, chỉ bán một phần trong nước và đang trong giai đoạn chuyển đổi máy móc thiết bị và bộ máy quản lý. Các doanh nghiệp khoáng sản của huyện Lục Yên cũng gặp khó khăn trong xuất khẩu vì chính sách thuế tăng, nguyên liệu đầu vào biến động nên giá thành sản phẩm cao hơn vì vậy khó khăn trong xuất khẩu, một số sản phẩm tận thu của khai thác khoáng sản không bán được nội tỉnh vì cước vận chuyển cao, cùng với nhóm hàng khoáng sản giảm kéo theo nhóm hàng nhựa và hạt nhựa giảm (giảm 55% so cùng kỳ, tương đương 3,23 triệu USD). Riêng nhóm hàng may mặc tăng trưởng đều so cùng kỳ do có những đơn hàng và thị trường xuất khẩu ổn định như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Dự báo hoạt động xuất nhập khẩu từ nay đến cuối năm vẫn tiếp tục gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu, để hỗ trợ các doanh nghiệp, Sở Công Thương sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, phù hợp với hoàn cảnh mới; Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sản xuất theo chuỗi; tăng cường tuyên truyền phổ biến kiến thức chuyên sâu về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Bên cạnh đó tập trung hỗ trợ vốn cho xuất khẩu, cùng với gia tăng các chính sách tín dụng từ các Ngân hàng thương mại; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng, các dự án trong cụm, khu công nghiệp, hoàn thiện cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực cấp phép đầu tư, cấp và thu hồi đất, cho thuê đất để tạo thuận lợi thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tiếp tục cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, kịp thời động viên, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp doanh nghiệp.
Song song với các giải pháp trên, cần tiếp tục quan tâm tháo gỡ khó khăn đối với nhóm hàng khoáng sản; trong đó nâng cao và đầu tư phát triển và khai thác khoáng sản một cách có hiệu quả, phát triển phải đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ; ưu tiên vốn, đất đai, tài nguyên cho các doanh nghiệp có dự án chế biến sâu, có công nghệ hiện đại... để sớm có sản phẩm có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu. Đối với mặt hàng nông - lâm sản như chè, quế, mặt hàng gỗ và các sản phẩm chế bến từ gỗ rừng trồng cần có giải pháp hỗ trợ về vốn đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung có năng suất, chất lượng cao; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng.
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có trên 80 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp đến các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonexia, Nhật Bản, Mỹ..., trong đó 1/2 số doanh nghiệp hoạt động khoáng sản, 23 doanh nghiệp chế biến nông lâm sản và một số doanh nghiệp nhóm khác như may mặc, nhựa, sứ... Trong đó nhóm nông lâm sản chế biến chiếm 38-40% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, nhóm khoáng sản chiếm 30%.